Tuesday, August 2, 2016

Đoản văn Người Cổ Tích

TỪ TÌẾNG HÁT ĐÓ ...
Người Cổ Tích

Tôi không còn nhớ, đã từ bao giờ, có tiếng hát ngân dài 6 câu vọng cổ của bạn Nguyễn Văn Hà, một nhà văn, một nhà thơ, một nhạc sỉ đã thành danh ở hải ngoại.
Anh Nguyễn văn Hà ca và đệm đàn các bài hát do anh sáng tác thật điêu luyện. Tiếng đàn và lời thơ của anh Hà đã làm nức nỡ bao trái tim! Rộn Ràng! Òa Vỡ!

 Không những chỉ dừng lại ở đó, mà anh Nguyễn Văn Hà còn cho chúng ta, nghe anh ca vọng cổ thật mùi, như danh ca Hữu Phước.

Thành thật mà nói, tôi Nguời Cổ Tích viết bài này, rất mù lòa về tân nhạc và cổ nhạc, nhưng trời phú cho tôi, lỗ tai biết nghe các âm thanh kỳ bí đó.
Tôi cũng chưa bao giờ bỏ qua những bài hát vọng cổ của Ngô Truờng Tiến, rồi Quốc Thái ca tân nhạc với giọng khàn khàn, dễ đi sâu vào tâm tư người nghe như tôi.

Và cũng trong thời gian đó, bất ngờ Người Xứ Vạn, anh chàng Nguyễn Văn Sanh, còn có cái tên Nguời Miệt Dưới mà không ai có thể quên anh, với những bản nhạc do anh phổ từ thơ của bằng hữu và ngay cả những bài thơ do anh sáng tác với nhạc-danh là Cung Đàn.

Tôi không có cái hạnh phúc to lớn
để được quen
nhiều với những nguời bạn ở Úc, nhưng những người tôi quen biết đều là những tài danh trên nhiều phương diện như nhà văn, nhà thơ Lương Mỹ Trang, Luật sư Nguyễn Thuần.

Theo tôi nghĩ, làm một bài thơ hay đã là khó, phải đem hết tâm hồn, gieo vần để khi đọc lên, cái âm hưởng của lời thơ sẽ nằm sâu vào khe tim của người nghe. Rồi phổ từ lời thơ qua notes nhạc quả là kỳ tài.

Giá như Nguyễn Tất Nhiên, nhà thơ Nguyên Sa của chúng ta, biết phổ thơ của mình thành những bản nhạc thì nhất định tiếng thơ và lời nhạc sẽ mang một sắc thái với những cung bậc, âm giai mà mình muốn diễn đạt.
Theo tôi nghĩ, vì chính tác giả mới thật sự rung động với lời thơ của mình qua notes nhạc hơn ai hết.

Cung Đàn và Nguyễn Văn Hà đã thành công trong lãnh vực này vì hai anh đã phổ những bài thơ của chính hai anh, qua các bản nhạc; do đó nhạc của hai anh có một chỗ đứng riêng biệt trong âm thanh huyền bí đó!

Theo quan niệm lỗi thời của tôi, Người Cổ Tích, 84 cái xuân xanh cứ gói gọn tân nhạc và cổ nhạc là hai lãnh vực khác nhau. Ai đã rành về lãnh vực nào thì gắn bó với lãnh vực đó. Nào ngờ hai chàng trai trẻ, ngưòi Xứ Úc xa xôi lại ôm trọn cả hai lãnh vực này về một mối.
Sao cái Xứ Sở Úc lại có nhiều THIÊN TÀI đến thế.

Cho phép tôi, được đứng nghiêm, giơ tay lên trán, chào Cung Đàn và Nguyễn Văn Hà với tư cách là người cổ tích, trong muôn vàn cái thẩm sâu của kính phúc.

Trở lại nội dung của bài viết này, tôi sẽ nói rõ hơn nguồn gốc của bài Thơ Tiếng Hát Ơi của Thi sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vân, do Nhạc si Cung Đàn phổ nhạc và Ngọc Hiếu, một ca sĩ đã làm nức lòng người nghe qua những bài hát như Bốn Mưoi Năm Rồi Sao, thơ của Lê Mâu, do Cung Đàn phổ nhạc.
Ngọc Hiếu đã không những thành công trong bài hát 40 muoi năm rồi sao, mà Ngọc Hiếu cõng đã hát Nhạc Bản Tiếng Hát Ơi rất thanh thoát. Giọng Ngọc Hiếu rất sang trọng như chính dáng diệu thanh cao của nàng.

Sở di Nguyễn Thị Ngọc Vân, sáng tác bài thơ thật hay này vì chính Nguời Xứ Vạn đã ca vọng cổ bản Tình Anh Bán Chiếu trên Diễn Đàn Võ Tánh Nữ Trung Học Nhatrang.

Và từ tiếng ca vọng cổ đó, Ngọc Vân đã hoàn thành được bài thơ Tiếng Hát Ơi để tặng cho Nguyễn Văn Sanh.

Câu chuyện tuởng như chỉ dừng ở đó, để thời gian sẽ lắng chìm cả lời ca Tình Anh Bán Chiếu và bài thơ Tiếng Hát oi! của Ngọc Vân.

Bất ngờ, chẳng bao lâu sau, Cung Đàn, chàng trai Xứ Vạn, lại phổ nhạc bài thơ Tiếng Hát Ơi, và nhờ ca si Ngọc Hiếu hát.

Tiếng há Ngọc Hiếu lại trôi dần về khung trời cũ, có lá me bay, quyện bước chân chim chiều tan trường về, xa xua, có lá bàng che bóng mát mà cô Nữ Sinh Võ Tánh năm nào, nay đã thành bà Dược Sĩ đang hành nghề tại Việt Nam, người đã sáng tác bài thơ Tiếng Hát Ơi! này.
Ngọc Vân ngày đêm tập tành rồi thu âm bài thơ này và phổ biến trên Diễn Đàn Võ Tánh Nữ Trung Học Nha Trang.

Bất ngờ, nay lại được Nguời Xứ Vạn phổ biến trên Diễn Đan Văn Nghệ Tữ Do, nên được nhiều thính giả khen ngợi.

Trong số những người được nghe bài hát này qua hai diễn đàn khác nhau là Như Mai (Nhà Văn Mai Sa Mạc) Diệu Nga,và chính tôi (Duy Xuyên *Nguời Cổ Tích).
Trong các lần nghe vọng cổ Tình anh bán chiếu và đọc thơ Tiếng Hát Oi.
Lần nào tôi cũng có viết bài Cảm Nhận Tình Anh Bán Chiếu - Cảm Nhận Thơ Tiếng Hát Oi và Tản Mạn về Tiếng Hát Ơi do ca sĩ Ngọc Vân hát.

Do đó, Như Mai (Mai Sa Mạc có biểu tôi gởi lại cho các ban trong Văn Nghệ Tự Do đọc.
Tôi nghe lời cô gái áo lụa, ngày ngày vẫn châm thêm nước vào bể sành cho chim uống. Như Mai ngồi trong cửa sổ cắn hạt bí và nhâm nhi ly nước gừng pha mật ong, ngồi ngắm đam chmi se sẻ uống nước, để nàng thả hồn mình với những bài văn hay thật hay.
Trước hết, tôi xin gởi theo đây, bài Tản Mạn để Quý Niên Trưởng và Anh Chị Em trong Văn Nghệ Tự Do đọc cho vui trong những ngày nắng hạ còn reo vui trên khắp nẻo đường.




TẢN  MẠN
Tiếng hát Ngọc Vân

Người Cổ Tích
(31/07/2016)



Mấy hôm nay,  không biết từ đâu, có đàn chim se sẻ nhỏ bay về đây, thành phố Tacoma, nơi tôi đang cư ngụ. Từng ngày trôi qua buồn hiu vì nắng đi hoang chưa về, bỏ tôi ngồi uống cà phê cô đơn một mình.
Bỗng nhiên, sáng nay, nắng lung linh trong vườn nhà tôi. Tiếng chim ríu rít bên giàn hoa giấy đỏ thẳm. Những đóa hồng nở rộ khoe sắc thắm.
 Người Cổ Tích lắng nghe, Tiếng hát Ngọc Vân và thoang thoảng hương hoa dịu dàng.  Tiếng hát mượt mà, óng ả như màu lá me non đang vang vọng trong nắng sớm, hòa quyện với tiếng nhạc đệm của chàng nhạc sĩ tài hoa Cung Đàn trong nhạc phẩm Tiếng Hát Ơi, ngọt lịm và ngây ngất như giọt cà phê trên vành môi.

Người Cổ Tích ngẫn ngơ theo tiếng hát thật êm ái ở những âm trầm:
           “ Trong mênh mông đêm lặng,
Giọng trầm ấm xa khơi…”

Tiếng hát như dòng suối đã tìm sông rủ nhau trôi ra  biển khơi và trăm con lạch nhỏ cũng cùng hòa tan trong sóng nước mênh mông, tiếng hát xuôi dòng thênh thang. ..Rồi cả gió, và mây cũng  hòa lẫn với tiếng hát, lời nhạc, cùng ngậm ngùi:
"Như thì thầm tiếc nuối,
Giấc mơ  đã xa rồi !".

Bài thơ, bài hát, nói lên nỗi day dứt, tiếc nhớ “người xưa giờ đã thật xa”, và tiếng hát mềm mại như mây nõn bỗng vút cao, nghe khắc khoải, xao xuyến:
“ Sương mù mông lung nhớ,
Lay lắt lá vàng phai.
Năm tháng mãi đi qua,
Người xưa đã thật xa..
Sao đêm, nước mắt rơi..”

Rồi lòng ta lại chùng xuống:
“ Bến nhân gian hiu hắt,
Một đời ta ru ta ...
Lòng có đau tả tơi ...”
Và tiếng hát lại tha thiết, như lời vỗ về ấm áp, chân tình đem lại niềm lạc quan, một không gian sáng rộng mở:
“ Thôi nhé hãy thảnh thơi!"

Tiếng hát ngân nga thật truyền cảm với cách luyến láy điêu luyện đã đưa người nghe đến với  nhiều cung bậc cảm xúc.   

Đây là lời Tản mạn của người viết qua bài hát Tiếng Hát Ơi mà nhạc sĩ Cung Đàn, anh chàng Xứ Vạn, đã phổ nhạc từ bài thơ Tiếng Hát Ơi của thi hữu Nguyễn Thị Ngọc Vân.
Tiếng hát vọng về từ những tháng năm xa vời vợi,
Tiếng nhạc dìu dặt trong cõi người muôn lối,
Tiếng hát và tiếng nhạc cùng nhau kết mối giao hòa!
Buổi sáng hôm nay thật đẹp, có tiếng hát, tiếng nhạc, có nắng trong bên song cửa, có màu lá nõn, và những nụ hoa e ấp…
Đẹp quá, vì có tiếng hát Ngọc Vân , có tiếng nhạc Sanh  ru!
Một chút tâm tình như rượu say… mà vành môi chưa cạn,  khe tim đang tìm suối rủ sóng về với biển khơi, xa tít nghìn trùng…
Dẫu cuộc đời như thoáng mộng, ta vẫn vui ý đời trong tiếng hát à ơi của Ngọc Vân!
Thiết tha hơn vì rượu chưa rót, ly nước trái cây chưa ai kịp  uống mà tình bạn, tình đồng hương đã say trong lời ca tiếng nhạc dịu vợi, làm ấm lên cõi lòng xa cách.
Tôi có thể hiểu được tiếng hát của Ngọc Vân đang thủ thỉ kể cho nghe tiếng lòng của  Anh Bán Chiếu, những dặm nhớ về những ngày cách biệt của một mối tình đẹp thơ mộng xa xưa, mà âm vang vẫn còn đọng lại đâu đó bên những nụ hồng rực rỡ, trên giàn hoa giấy đỏ lung linh...
Chao ôi! Cả một cảnh đời thơ mộng và lãng mạn  với tiếng hát và lời thơ của Ngọc Vân.

Ngọc Vân hát và làm thơ là nhu cầu của con tim giục giã.
Tiếng hát Ngọc Vân thật ngọt ngào, thiết tha. Lời thơ  trong sáng, giản dị và chân tình như tình cảm của Ngọc Vân đối với bạn bè.
Cho phép tôi được ngồi lặng thinh, lắng nghe tiếng hát Ngọc Vân thêm một lần nữa trong cảnh đời dịu vợi.
Người Cổ Tích

TIẾNG  HÁT
NGỌC  VÂN

Sáng nay Thứ Bảy. Trời Tacoma se
lạnh, dù Hạ
vẫn còn ngập ngừng bên hè phố.
Bên kia đường còn phủ đầy
một vầng mây mỏng.
Tôi liếm những giọt cà phê còn sót lại trên
vành ly.

Rồi bỗng có tiếng Ng ọc Vân hát, chìm nghỉm dưới mạch sầu ray rứt.
Tôi chết đi trong men tình diệu vợi.

Tiếng hát từ bể sâu thăm thẳm bỗng chốc trỗi dậy trong tiềm thức xa x ưa.
Tôi nghe thấy tiếng hát đong đưa thật dài rồi ngập ngừng ngẩn giọng xót xa trong nỗi mơ màng, hụt hẩng để những tiếng hát kế tiếp kéo dài trong mhững
đồi hoa sim tím, với nhịp thở tràn đầy
của một buổi
sáng…
Phải rồi!
Người trai lính chiến, sau khi ra khỏi trại tù
cộng sản,  v ẫn còn ngồi đây mà người tình nhỏ đâu rồi!
Cho tôi ngất đi trong men tình dịu vợi.

Tôi lắng nghe nhung tiếng hát không trở lại để dư âm đậu lại ở đâu đó trên gác chuông nhà thờ gõ 5 tiếng thanh thoát.
Tôi nhìn duới đáy ly cà phê có bóng dáng của tiếng hát.
Tôi định hình: - Tiếng hát màu gì?
Ngỡ ngàng, tôi không thể phân biệt được, tiếng hát màu gì?
Có lẽ tiếng hát là màu lưu ly? Một màu sắc chỉ có trong âm thành hoang đường,
lúc thật cao,
lúc chìm nghỉm dưới vệt sầu ray rứt của tiếng hát gọi mời.
Sao vậy?
Vì chỉ có thanh âm cùng cảm của rừng núi tĩnh mịch mới định hiình được màu sắc của tiếng hát đang nỗi bồng bềnh trên những giọt đắng.
Tiếng hát chợt tắt hẳn để nhuờng chỗ cho ký ức.

Phải rồi tôi đã gặp tiếng hát đó ở một nơi thật đầm ấm, lẫn lộn trong tiếng cười vui của một ngày nắng thật đẹp trong một  
quán cơm chay  xinh xắn với một cặp tình nhân hiền hòa của thành phố biển Nha Trang.
Ngọc Vân và Chí, đôi bạn
tôi mới quen.
Thật hoang đuờng! Tôi đưa hai bàn tay già nua của ‘nguời cổ tích’ để cố ruợt bắt những âm thanh kỳ bí đang trôi bềnh bồng, lang thang theo một đám mây hồng bay thật thấp.
Hạnh phúc đến với tôi quá  đổi. Các âm thanh vừa nằm trọn trong 5 ngón tay của tôi. Tôi cất giữ những âm thanh dị thường đó vào kho nhạc riêng tư của tôi để sáng sáng, bên ly cà phê pha thật đậm, tôi chờ người tình nhỏ Thanh Đào thức dậy để mở cho nàng nghe những dư âm huyền diệu đó !
Nguời cổ tích

TIẾNG HÁT ƠI! _ TÌNH ANH BÁN CHIẾU.

Diễn Đàn Võ Tánh và Nữ Trung Học Nha Trang, trong mấy ngày qua (18 - 04 - 2016 -22-04-2016) đã rộn lên tiếng ca vọng cổ của Anh Bán Chiếu, anh chàng Nguyễn Văn Sanh, Người Xứ  Vạn với tiếng ca u uẩn trong  bài Vọng Cổ “Tình Anh Bán Chiếu” của cố NS Viễn Châu.

Thật bất ngờ, tiếng ca của NXV đã gieo vào lòng người một cảm xúc  man mác thương đau cho một cuộc tình thật lãng mạn, mà chàng bán chiếu trở thành người thất tình, khi chiếu đã dệt xong, thì cô gái, người yêu trong mộng của gã tình si, đã sang ngang , để lại “tình anh bán chiếu trọn đời không phai”!

Thật ra, nội dung bài vọng cổ, chưa hẳn là một áng văn tuyệt tác, nhưng  tiếng hát của chàng trai thất tình Người Xứ Vạn, đã vang vọng, lúc thì trầm buồn, lúc oán trách than van, làm cho người nghe buồn tê tái và nhất là cho những ai đã tìm về gặp người xưa, nhưng khi vác ba lô ra khỏi trại tù thì người xưa đã biền biệt ra đi…
Chúng ta hãy cùng nghe tâm sự của chàng bán chiếu, được thể hiện qua giọng hát truyền cảm của anh chàng Xứ Vạn ...
“Hò ơ, chiếu Cà Mâu nhuộm màu tươi thắm, công tôi cực khổ mưa nắng dãi dầu,
Chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp, tôi gối đầu mỗi đêm...”

Việc đáng nói là người đã ca bài hát bất hủ này lại là một nhạc sĩ tài danh trong làng tân nhạc. Nhạc sĩ Cung Đàn với những tình ca đã đi sâu vào lòng người. Tôi không muốn quảng cáo cho anh Nguyễn văn Sanh, vì có viết nhiều về anh cũng chỉ là chuyện dư thừa. Và cũng có thể, những tài năng của anh Nguyễn Văn Sanh, tôi cũng chưa chắc đã hiểu rõ tường tận về anh bằng những Anh Chị Em đồng môn khác.

Thường thì những người thuộc thế hệ trẻ sau này, ít người biết ca vọng cổ. Anh Sanh đã là một ngoại lệ, vì anh hát tân nhạc rất hay. Anh sáng tác nhạc rất đều tay, và những sáng tác của anh phổ thơ của Song Phượng, PhamphanLang, Nguyễn Thị Ngọc Vân, Trần Thị Thanh Tùng  và của các đồng môn khác nữa… rất trữ tình, đặc sắc.

Tôi nghe anh Nguyễn văn Sanh hát TABC mà ngậm ngùi muốn khóc, và cứ ngỡ mình cũng đang là chàng bán chiếu thất tình kia. Từ thuở nhỏ, tôi đã không thích nghe vọng cổ mà chỉ chú trọng đến tân nhạc, các tình khúc nổi tiếng qua tiếng hát của Thanh Thúy, Lệ Thu,.. nên tôi không bao giờ đi xem hát cải lương. Nay nghe NXVạn ca vọng cổ, tôi mới biết trước đây tôi đã sơ sót bỏ qua nét tinh hoa của cổ nhạc.

Ca sĩ Ngọc Vân cũng là một người hát tân nhạc rất hay qua các bài Đôi Mắt Người Sơn Tây, Nửa Hồn Thương Đau, Nghìn Trùng Xa cách .... nhưng sau khi nghe NXV ngậm ngùi mấy câu vọng cổ, Ngọc Vân dạt dào cảm xúc  nên đã viết bài thơ 5 chữ “TIẾNG HÁT ƠI!” để nói lên nỗi niềm của anh bán chiếu.

Ngọc Vân viết:
“Trong mênh mông đêm lặng,
Giọng trầm ấm xa khơi,
Như  thì thầm tiếc nuối,
Giấc mơ đã xa rồi!”
Ngọc Vân hát và làm thơ như một nhu cầu của tâm hồn muốn diễn đạt tình cảm một cách chân thành, không gò bó, không gượng ép. Lời thơ nhẹ nhàng, dịu dàng, và chất thơ làm người đọc xao xuyến, bâng khuâng!
Thật vậy, thơ Ngọc Vân “ rất khẽ”  như  tiếng khóc thầm, như  tiếng gọi trong hoang đường, rồi ngỡ ngàng trong tiếc nuối khi nhận biết được mình đang cô đơn:
 "Bến nhân gian hiu hắt,
  Một đời ta ru ta!"

 Tôi thiết nghĩ,  Ngọc Vân đã ân cần trải lòng mình để lắng nghe tâm tình của anh bán chiếu.
Thật vậy, anh bán chiếu, ròng rã bao ngày, cần mẫn lựa từng cọng chiếu vừa thơm vừa đẹp, óng ánh như tóc nàng kiều nữ bên sông, anh cặm cụi đan cho thành đôi chiếu bông, nôn nóng mong đến ngày gặp lại người con gái mà anh trộm nhớ thương thầm … Thế mà khi đến nơi, người tình trong mộng đã sang ngang, bỏ chàng bán chiếu cô quạnh đơn chiếc một mình, như con thuyền  ra khơi  vật vờ vì trống vắng, mối tình ngậm ngùi 40 năm trôi qua mà lòng anh bán chiếu vẫn chưa nguôi thương nhớ!
Ngọc Vân có được cái hạnh phúc  to lớn  bên cạnh một người chồng hiền hòa, luôn thương quý vợ con, vì thế gia đình chưa bao giờ bị sóng gió rình rập.
Từ ngày còn là sinh viên Dược Khoa, Ngọc Vân đã được chàng Dược sĩ đưa đón, đàn cho Ngọc Vân hát và đến khi tuổi đời chồng chất, đôi chân bị đau, lúc nào cũng có chàng cựu Dược sĩ Quân y chìu chuộng, dìu dắt, thương yêu, chăm sóc..
Thơ Ngọc Vân hay vì lẽ chính chàng cầm tay nàng nắn nót lời thơ êm dịu.
Rất tiếc, thơ  Ngọc Vân xuất hiện khi tuổi đời chồng chất. Nếu Ngọc Vân bắt đầu làm thơ từ khi còn trẻ, chắc chắn ngày nay, Ngọc Vân đã là nhà thơ có một chỗ đứng riêng biệt trong thi ca hải ngoại rồi.
Thật vậy, những dòng thơ  thật trữ tình, vừa lãng mạn với những bâng khuâng, tiếc nuối, vừa hư ảo như đang trong một giấc mơ:
"Tiếng hát nồng nàn ơi!
Hoài niệm xưa bất chợt,
Lòng có đau tả tơi?
Tiếng ai hát tinh khôi,
Như dòng sông chơi vơi,"

Đọc thơ Ngọc Vân làm tôi nhớ lại hai câu thơ của Quang Dũng:
"Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
Dòng lệ ngây thơ có dạt dào."
(Đôi bờ - Quang Dũng)

Thi sĩ Hồ Dzếnh, có 2 câu thơ để đời, dù biết người yêu đã có hẹn nhưng chưa bao giờ đến mái tranh nghèo, có mùi rượu phảng phất :
"Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
 Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân"…

Thì  Ngọc Vân cũng ngậm ngùi cho anh bán chiếu:
"Tiếng ai hát tinh khôi,
Như dòng sông chơi vơi,
Chắt chiu lòng đôn hậu,
Thôi nhé, hãy thảnh thơi!”

Ngọc Vân ơi, tâm trạng của anh bán chiếu, khó mà thảnh thơi lắm! Bao năm qua, đôi chiếu bông vẫn còn, bóng dáng của người kiều nữ xinh như thiên thần, có đôi mắt sầu hun hút vẫn chưa phai nhòa. Mỗi khi anh bán chiếu nhớ về dòng sông cũ, bến bờ xưa, thì hình ảnh của người xưa bao giờ cũng vẫn còn là hoài niệm:
"Em ở đâu hỡi nàng tiên tóc xỏa,
Cất giùm anh chiếc chiếu thắm ngày xưa,
Anh vẫn thương màu mắt ấy vô cùng,
Nhớ giữ nhé, thơ "Tình Anh Bán Chiếu."
Vô Danh

Nhà thơ Ngọc Vân đã lột tả được  nỗi hoài mong của anh bán chiếu cô đơn, dãi dầu mưa nắng, một mình trên con thuyền lẻ loi, bập bềnh  sông nước,  lòng vương vấn nhớ  người  xa  đang ở tận phương trời nào!  Ngọc Vân dùng chữ thật giản đơn, không hoa mỹ, không cần trau chuốt, để viết thành thơ , nhưng cách ghép chữ, gieo vần thật khéo, khiến người đọc nao nao, ngậm ngùi,  thương cảm cái tâm tình mộc mạc nhưng thắm thiết, sâu lắng của anh bán chiếu. Ngọc Vân viết:
"Giấc mơ đã xa rồi!
Thiết tha câu Vọng Cổ,"

Có ai dám nói 4 câu thơ sau đây của Quang Dũng bị gượng ép đâu; mà là 4 câu thơ rất tuyệt vời để diễn đạt những hoài mong một ngày tàn khói lửa để còn có thể có cái cơ may gặp lại người yêu:
"Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc màu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta.”
(Đôi mắt người Sơn Tây- Quang Dũng)

Cũng như những câu thơ sau đây, của nhà thơ Dã Tràng Nguyễn Trần Tấm, đã gieo vần một cách tự nhìên, không gò bó, mà thơ được viết ra như  lời thì thầm trong gió:


“Nửa vòng trái đất chưa xa,
Tình ta ngàn dặm ...
Tiếng yêu vỗ về!!!”
(Nguyễn Trần Tấm - Đặc San VT&NTH Nha Trang 2005 - trang 160 "Chuyện Chúng Mình."

Thơ Ngọc Vân cũng vậy, tự nhiên và giàu cảm xúc:
" Thổn thức điệu Nam Ai,
Sương mù mông lung nhớ,
Lay lắt lá vàng phai."
Thể thơ 5 chữ cũng được một số nhà thơ trên Diễn Đàn Võ Tánh và Nữ Trung Học Nha Trang đã vận dụng để truyền đạt  những câu chuyện tình theo một lối viết riêng biệt với phong cách hiếm thấy trong thi ca ngày nay. Đó cũng là một ân sủng của tạo hóa đã ban cho thiên tài Trần văn Lương..
Bài thơ của Thi sĩ Trần văn Lương qua bài Muộn màng như sau:
“Hởi tim chết nơi đâu,
Cây khe khẽ lắc đầu,
Gió lầu bầu chẳng biết,
Trăng giả điếc qua cầu.”
(Đặc San 2005, trang 521)

Thơ 4 chữ, cũng được Võ Thị Hạnh Em viết một cách thật dễ dàng, tuyệt  vời của một tài năng hiếm thấy, như bài thơ sau đây:
‘Biển xanh dào dạt
Tình anh có lớn
Hởi con sóng nhỏ?
Bây giờ anh đâu?
( ĐS 2015  Nhớ - VHM Nha Trang trang 80)

Ngọc Vân cũng vậy, nghĩ sao viết thế. nói sao viết vậy. Thế mà thành thơ:
“Giấc mơ đã xa rồi!
Thiết tha câu vọng cổ,
Thổn thức điệu Nam Ai,
Sương mù mông lung nhớ,
Lay lắt lá vàng phai!”
Lời thơ của Ngọc Vân rất nhẹ nhàng, thanh thoát.  Hình ảnh của mùa thu có mây mù giăng lối em đi, có nỗi nhớ bồng bềnh như những cụm mây bay thật thấp, với chất u uẩn trong lời ca, tiếng hát của Văn-Thi-Nhạc-sĩ  Người Xứ Vạn đã đưa hồn người về “ Bến nhân gian hiu hắt” buồn tênh!

Trường Võ Tánh Nha Trang đã có những nhà thơ nam nổi tiếng, có chỗ đứng vững vàng  trong văn học nghệ thuật, không chỉ ở Mỹ, mà còn khắp năm châu như  Duy Năng, Sao Trên Rừng, Quan Dương, Vĩnh Hồ, Lê Mâu, Người Xứ Vạn, Mây Cao Nguyên ...

Riêng các nhà thơ nữ  của trường Nữ Trung Học Nha Trang thì trong những năm gần đây ta bắt gặp Tố Anh, Hoài Niệm, Trân Châu ... và nhất là thời gian gần đây, chúng ta đã thấy xuất hiện các nữ thi sĩ như Song Phượng, PhamphanLang, Nguyễn Thị Ngọc Vân, Võ Thị Hạnh Em , Trần thị thanh Tùng, Kim Hiến ...  đã làm cho thi ca hải ngoại thêm phần khởi sắc.
Thật vậy, các nữ sĩ quen thuộc của chúng ta là Song Phượng, PhamphanLang , Ngọc Vân, Kim Hiến từ những bài thơ sáng tác đầu tiên, tôi đã tìm thấy tài năng của các nhà thơ đó. Tôi cũng đã có lần lên tiếng khen ngợi nhưng cô nào cũng  e dè mà nói thơ mình là thơ ‘con cóc’. Bây giờ thì “thơ con cóc’ của các giai nhân đó đã thành những nhạc phẩm đi vào đời sống, tâm tư của người yêu thơ và nhạc.

Trở lại thơ Ngọc Vân trong bài “Tiếng Hát Ơi!”, tôi thích nhất là những câu thơ sau đây:
“Tiếng hát, nồng nàn ơi!
Hoài niệm xưa bất chợt,
Lòng có đau tả tơi?
Tiếng ai hát tinh khôi,
Như dòng sông chơi vơi,”

Những hoài mong, những thắc thỏm “Lòng có đau tả tơi” , rồi những” hoài niệm xưa bất chợt” trỗi dậy trong tôi như những nỗi nhớ triền miên ray rứt.
 Không gian lặng lờ, cuốn hút theo thanh âm ”Thôi nhé, hãy thảnh thơi!” đắm chìm trong bầu trời thâm u cùng với tiếng hát ngọt ngào của NXV đang đưa tôi đi trên con đường  có biển, có hàng cây bàng che bóng mát, có lá vàng rơi rụng. Đang vào hè, bầu trời trong vắt, những ánh sao xanh nhấp nhánh như những giọt nước mắt quanh mi, lặng lẻ, cô đơn:
          “Lay lắt lá vàng phai.”
rồi... “Sao đêm, nước mắt rơi”.
Bỗng chốc, tiếng hát trầm buồn của chàng bán chiếu cất lên “Tình anh bán chiếu trọn đời không phai.”  đưa tôi về một chuyện tình ngổn ngang:
“Có những chiều mưa trong trại tù, tôi thẫn thờ ngồi dưới gốc cây me giữa sân trại, nhìn hàng cây vẫn reo vui, đùa giỡn với mây ngàn, gió núi mà lòng tôi buồn da diết.
Những bàng hoàng đó rồi cũng qua nhanh, để đêm nay tôi cúi mặt ngỡ ngàng, chập chờn kỷ niệm, với ký ức bồi hồi, làm lòng mình xao xuyến, muốn biết  P. hiện giờ ở đâu, để tôi khỏi phải nhớ em tận đáy lòng hoang dại.
Đêm đêm, dưới ánh trăng xuyên qua khung cửa sổ, tôi tìm đôi mắt ai trong tĩnh lặng, nhắm mắt lại để giữ nguyên vẹn hình ảnh đó khỏi xóa nhòa  trong trí nhớ,  và đêm đêm trong giấc ngủ, hồn tôi chết lịm trong đam mê.
Sáu năm tù tội, thời gian không dài lắm đối với một đời người  nhưng với những kẻ  lạc mất nhau trong cảnh đời lận đận thì thật quá dài!
Đêm hôm đó, lúc tôi nhìn vào bóng tối mênh mông, đôi mắt P. to tròn, sâu hun hút, tôi tìm thấy dĩ vãng đang rạo rực trở về trong tôi. Ngồi một mình trong phòng vắng, không chịu nỗi những nhớ nhung quay quắt, tôi gục đầu bên bức tường của phòng giam, khóc tức tưởi để thấy nỗi đau của mình  quá lớn và nghe từng giọt đắng âm thầm rơi trên má với bao sử lụy ưu phiền.  Dáng P.  mờ mịt khói sương, gợi cho tôi nỗi nhớ xanh xao, hồn  chênh vênh, đất trời chật hẹp, mà nỗi buồn vẫn lẩn quẩn quanh đây, rồi chợt mơ  ngày về để gặp lại P. , người tình đã nhiều lần hò hẹn, mà bóng hình luôn ấp ủ trong lòng tôi.
Có những đêm như đêm nay, ngồi nghe lòng mình hối hả, rưng rưng những đêm buồn, ngồi úp mặt trong lòng bàn tay, nghĩ về P. khi trăng mớm tình về, rồi chợt nghe P. ngọt lịm như cỏ hoa đăng đang sinh chồi nảy lộc trong da thịt người tù, trong một đêm rất lạ mà nghe nhớ P., từng giọt đắng nghẹn ngào trong cổ họng.

Mãi đến khi giặc thả về, tôi tìm thăm P. trong một ngày nắng ấm. Tôi, tóc điểm sương trắng, lốm đốm da mồi, dáng đi xiêu vẹo, mà hình hài là một tên lính mất chiến trường, đành phải giã từ vũ khí, vết hằn của màu thời gian đã thoáng về trên đuôi mắt. Ai nhớ ai! Ai thương ai! Ai bơ vơ!
Làm sao tôi quên được ngày ấy, tôi thả bước chân buồn về phố cũ tìm P.
Dọc đường, những hè phố xưa còn ẩn hiện với vết tích của chiến tranh còn thấy rõ. Một chiếc xe jeep  bị cháy sém đen mà cứ vẫn nằm trơ trơ bên cạnh chiếc nón sắt hoen rỉ, thủng nhiều lỗ đạn làm tôi nghẹn  ngào muốn khóc. Tôi cúi đầu lặng lẽ đi như kẻ chạy trốn hiện tại.Tay chân rã rời. Lòng tôi trống vắng như tháp canh đìu hiu.
Tôi đến nhà P. lúc 6 giờ chiều mà trời đã tối.
Tôi gõ cửa ... lần thứ ba. Tiếng gọi của tôi lãng đãng, âm vang, cuốn theo một buổi chiều mờ ảo.
Tôi gõ cửa mạnh hơn. Có tiếng chân bước soàn soạt và có bóng người lấp ló bên trong nhà.
Giọng P. vọng ra: Ai đó?
P. dè dặt, lúng túng, tay bồng tay bế, bước ra mở cửa, nhìn tôi bối rối, hỏi: “Ông tìm ai?
Tôi thấy P. thay đổi quá nhiều.  Trời ơi! Mới ngày nào P. còn là một nữ sinh áo trắng với những chiều lộng gió, tóc nàng chờn vờn bay, bám vào môi miệng tôi như  gọi mời, mà nay trên vạt áo nàng, lốm đốm vài giọt sữa tươi lan ra, ướt trên ngực áo ...
Tôi ngỡ ngàng bước đi như người đang lên cơn suyễn nặng.
Hình ảnh của P. mất hút trong tim tôi, với lời khuyên của Ngọc Vân:
“Thôi nhé, hãy thãnh thơi.”
Trong một chừng mực nào đó, người lính  cũng ngậm ngùi ra đi nhưng tình đã níu kéo trong giấc ngủ chập chờn vì áo lính đã ướp  hương nắng hạ. Phải rồi! Mai đây mốt nọ, tôi sẽ thãnh thơi  ngồi chờ tin P. và mong sao em vẫn vui như những ngày không có ta bên em.
“Em hai con.
Ta đưa em nhìn giấy Ra Trại,
Em ngập ngừng
Sắp sửa ba con”...

Thật vậy, thơ Ngọc Vân quả là những vần thơ Tuyệt Vời, với những từ ngữ thật đơn giản, mộc mạc qua những từ: xa khơi, tiếc nuối, mông lung nhớ, đã thật xa, ...nhưng người đọc cảm nhận thật rõ nỗi xót xa, cay đắng của anh chàng bán chiếu cô đơn.
Chao ôi! Tình cảm dành cho người con gái của thành phố biển nào đó, tuy chưa trao lời, chưa một lần ước hẹn mà chàng vẫn âm thầm theo dõi bóng người đi. Thật vô cùng lãng mạn và hoang đường như trong một câu chuyện cổ tích Lá Diêu Bông, đã diễn tả tâm tình hồn nhiên về mối tình khờ dại của một thư sinh với chị láng giềng lớn hơn nhiều tuổi:
“ Mùa đông sau
   Em tìm thấy lá
   Chị lắc đầu
   Trông nắng vãn bên sông ...
   Chị ba con
   Em tìm thấy lá
   Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
(Lá Diêu Bông - Hoàng Cầm)

“Như dòng sông chơi vơi”
Rồi bỗng bất chợt, dòng sông chơi vơi lại xuôi dòng về ký ức với  những cung bậc mới,  vừa tha thiết,  vừa gợi nhớ một dòng sông xưa mà ta đã qua nhưng chưa bao giờ tìm về...

Duy Xuyên
Tacoma
25-04-16
 



No comments:

Post a Comment