Thursday, August 18, 2016

Yếm xưa tản mạn Người Cổ Tích

Yếm xưa
tản mạn
Người Cổ Tích

 
Tôi có cái may
mắn phục vụ tại Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận
Tiểu Khu Tuyên Đức.
Đơn vị của
chúng tôi đồn trú trên một ngọn đồi xinh xinh,
ngay trong thành phố Dalat.
Những ngày nghỉ
lễ hoặc cuối tuần, chúng tôi thường hẹn nhau
đến quán cà phê Tùng nghe Khánh Ly hát nhạc
Trịnh Công Sơn.
Thỉnh thoảng,
chúng tôi lại hẹn xuống tận Tùng Nghĩa để
nhâm nhi ly cà phê rất đậm, sền sệt, đen
huyền như tóc ai trong khoảnh khắc mơ
hồ. 
 
Tại Tùng Nghĩa
vào dạo 1965, cũng có nhiều quán cà phê nhưng
chúng tôi thường chỉ chọn một quán cà phê duy
nhất của một cô người Thái Trắng làm chủ
quán với vài em phục vụ, xinh như thiên sứ,
luôn
trang phục theo phong tục tập quán của người
Thái Trắng, trông rất mát mắt. 
 
Tùng Nghĩa thuộc
quận Đức Trọng, nằm trên quốc lộ Đà Lạt
- Sài Gòn,
Từ thành phố
Đà Lạt muốn đến Tùng Nghĩa phải qua một
chặn đường dài 34 cây số. Xe phải chạy qua
thác Prenn, ngã ba Phi-Nôm, sân bắn của Trường
Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, qua ngã ba Liên Khương
rồi xe
tiếp tục leo dốc thêm 5 cây số nữa mới đến
Tùng Nghĩa. 
 
Quán cà phê Thái
Trắng nằm bên tay phải của quốc lộ.
Ai đã uống cà
phê Thái Trắng tại Tùng Nghĩa một lần, cũng
mong có dịp trở lại đây, để vừa uống vừa
ngắm những chiếc yếm vừa đoan trang, vừa bí
mật với những bờ lưng trắng như bông bưởi
mà khách
không thể nào không mơ màng, tìm những ngây
ngất òa vỡ trong làn da sớ thịt.
 
Nghệ thuật trang
điểm của các cô gái Thái Trắng là bờ vai thon,
gầy với mái tóc cắt ngắn như kiểu bum-bê,
để lộ  phiá sau ót một vệt tóc mai lưa thưa
thật quyến rũ.
 
Thị trấn Tùng
Nghĩa, vào những năm đó, chỉ độ 2.000
dân.
Thị Trấn Tùng
Nghĩa có bốn nhóm dân sống khoanh vùng riêng
biệt với nhau:
- Người Bắc di
cư chiếm ngụ nhiều diện tích đất đai để
trồng khoai lang nghệ, một thời nổi tiếng là
loại khoai ngon nhất.               -
Người Thái Trắng ở bên phía phải của quốc
lộ.
- Người Thái
Đen ở phía tay trái của quốc lộ.
- Người
Nùng tập trung sâu vào những cánh rừng để khai
thác gỗ.
- Tuy Tùng Nghĩa
là một thị trấn đìu hiu nhưng có 3 cơ quan lớn
như Phi Trường Liên Khương, Trung Tâm Huấn Luyện
CC1 và CC2 (Chứng Chỉ quân sự số 1 và số
2).
- Chi Khu Đức
Trọng.
- Ngoài ra còn
có một làng công giáo Bảo An do một linh mục
quản trị khoảng một ngàn giáo dân di cư.
- Một xưởng
cưa gỗ với nhiều nhân công.
                    
 Vào những ngày cuối tuần, Tùng Nghĩa tấp nập
người qua lại.
 
Trước khi kể
về yếm xưa, tôi xin kể thêm những khác biệt
giữa Thái Trắng và Thái Đen để các bạn nghe
chơi cho vui.
A. THÁI
TRẮNG:
Người Thái
Trắng sống gần gũi với người Kinh hơn người
Thái Đen.
Để phân biệt
giữa Thái Trắng và Thái Đen, ta chỉ cần nhìn
cách trang phục:
-Các thiếu nữ
Thái Trắng mặc yếm trắng.
- Còn các thiếu
nữ Thái Đen mặc yếm đen hoặc các màu sắc
sặc sỡ khác như yếm tím, yếm hồng...
Riêng về phong
tục tập quán và quan niệm "chữ trinh đáng
giá ngàn vàng" cũng rất khác nhau.
Người Thái
Trắng giữ chữ trinh tiết bằng cách chỉ trao
thân xác cho chồng như các thiếu nữ người Kinh
mình nhưng thiếu nữ Thái Trắng có thể trao cho
tình nhân môi miệng và ngực trước khi về nhà
chồng.
B. Thiếu nữ
Thái Đen lại giữ ngực cho chồng.
Cô nào khi về
nhà chồng mà ngực không còn trái chàm là bị
chồng bỏ chồng chê.
Tôi có cái may
mắn, trong đơn vị của tôi có nhiều sĩ quan và
hạ sĩ quan là người Thái, Nùng, vì lẽ đơn vị
của tôi là đơn vị chuyên môn nên đại đa số
là các quân nhân loại 2, đã bị thương tật
tại
các chiến trường và được theo học chuyên môn
để phục vụ trong các ngành của quân đội như
Hành Chánh Tài Chánh, Tiếp Vận ...
Do đó, tôi có
dịp tìm hiểu phong tục tập quán của các giống
dân khác như Chăm, Thượng, Nùng...
 
Anh tài xế lái
xe cho tôi là một hạ sĩ người Thái Trắng, nên
tôi có kinh nghiệm nhiều về các cô Thái
Trắng.
Yếm của các
thiếu nữ Thái Trắng thường để trống cả bờ
lưng và chỉ thắt lỏng bằng một sợi giây
thật mỏng manh phía sau lưng và chỉ cần rút
nhẹ một chút là yếm được rơi ra khỏi ngực.
Nhưng váy thì
thật dài với giây thắt thật chặt. 
Riêng các thiếu
nữ Thái Đen thì yếm được bao bọc cả lưng và
ngực bằng 6 giây thắt hoặc 6 hột nút.
Khi cần thì mẹ
giúp cài dây thắt yếm hoặc mẹ giúp giùm cài
nút áo sau lưng. Mục đích để các bà mẹ dễ
dàng kiểm soát chuyện trăng hoa của các cô Thái
Đen.
Nhưng váy thì
rất ngắn và dùng giây thun để giữ váy. Đôi
khi váy chỉ được quấn ngang vào lưng như
người Chăm hay người Thượng. 
 
Hồi xưa, tôi
cũng hay tò mò tìm hiểu về tình cảm của các
cô Thái Trắng và Thái Đen. 
Phụ nữ Thái
Trắng đẹp hơn phụ nữ Thái Đen vì Thái Trắng
có làn da trắng, và yếm trắng, nổi bậc trên
bờ lưng ngà ngọc của các nàng. 
 
Hồi đó, khoảng
năm 1965, tại Đà Lạt có một trường Trung Học
Pháp, có rất nhiều nữ sinh là người
Thái.
 
Người Thái
Trắng gần gũi với người Kinh hơn. Nhiều cô
Thái Trắng thích lập gia đình với người Kinh,
do đó tại Tùng Nghĩa nhiều cô Thái Trắng có
chồng là người Kinh.
Bà chủ quán, cà
phê Tùng Nghĩa là phu nhân của một thiếu tá
Trung Đoàn 42 hay 44 gì đó. Thỉnh thoảng tôi vẫn
thấy ông thiếu tá này về đây hoài. 
 
Như đã nói ở
trên, anh tài xế của tôi là Thái Trắng. Mỗi khi
anh cùng tôi đi Tùng Nghĩa, trên đường đi anh
thường căn dặn tôi cách tiếp xúc với các nàng
Thái. Các quân nhân Thái, hay gọi các sĩ
quan của mình là "Quan"., do đó anh cũng
gọi tôi là 'Quan' như các anh em Thái
khác.
"- Quan à!
Quan nhớ chớ đụng vào chỗ đó nghen
Quan!"
Tôi hỏi
anh:
"- Nếu tôi
lỡ đụng thì sao?"
"- Rắc rối
lắm đó Quan. Vì cô nào mà bị Quan đụng, họ
sẽ đi cưới Quan về làm chồng đó!"
Tôi cười thích
thú, và đùa với anh:
"- Thì thích
chứ sao?
Anh hỏi lại
tôi:
"- Quan nói
thật hay Quan nói chơi?"
Tôi không biết
nên trả lời ra sao, cho tiện. Nên lấp lững
đáp:
"- Nếu mình
thương thiệt, thì cưới cô ấy chứ có sao
đâu?"
"- Không
phải như người Kinh đâu Quan. Mình đã không
thương thì đừng nghịch nghen Quan. Chứ Quan mà
nghịch, đụng vào chỗ đó, thì cô ta sẽ xin
cưới Quan đó!"
"- Còn nếu
tôi không chịu thì sao?"
"- Cô Thái
Loan hay Vi Hạ Hạ sẽ kiện Quan ở Bộ SắcTộc
Thiểu Số thì phiền lắm đó Quan! Chứ Quan không
biết Ngài Phụ Tá Bộ Trưởng Sắc Tộc Tộc
Woong Chu Xang? (tôi không nhớ rõ tên) là người
Nùng lấy
vợ  Người Thái hay sao?
 
Một Quan ở Trung
Tâm Huấn Luyện Tuyên Đức bị Bộ Sắc Tộc và
Hội Phụ Nữ Liên Đới làm to chuyện đó
sao?
Tôi tò
mò:
"- Câu
chuyện kết thúc ra sao?"
" - Quan đó
cũng là Con Ông Cháu Cha, nên chỉ bị thuyên
chuyển đi một đơn vị tác chiến khác. Chứ
người nào khác thì lớn chuyện rắc rối  lắm
đó!"
Tôi hỏi
thêm:
"- Nếu một
người đã có vợ như anh, mà đụng một cô khác
thì sao?"
"- Cô ấy
cũng xin cưới em. Nhưng trước khi có "Mâm
Lễ" thì vợ em phải đến "Ra Mắt"
để công nhận, cô ấy là vợ lẽ của chồng
mình."
Tôi hỏi
lại:
"- Luật đâu
cho phép một quân nhân có hai vợ?"
"- Quan nói
đúng đó! Người vợ sau này không cần làm giấy
tờ gì hết! Chỉ có bà vợ chính thức, không
được ghen và cho chồng mình lui tới bà vợ 2
thôi! Hoặc bà lớn phải đem bà nhỏ về ở chung
một nhà
như trường hợp của quan Đại Úy H, Sở Địa
Dư đó sao?" 
Tôi định giải
thích cho anh ấy biết, trường hợp của Đại Úy
H., nhưng tôi thấy không cần thiết phải giải
thích cặn kẽ cho anh ấy nghe, nên tôi chuyển
đề tài.
Tôi hỏi:
"- Còn mình
đến quán mì của cô Thái Đen thì
sao?"
"- Quan cũng
cẩn thận, đừng đi hoang mà lạc tay vào ngực
của cô  Xoan thì cũng sẽ rắc rối như quan
đụng vào chỗ đó của Vi Hạ Hạ
vậy!"
Anh giải thích
thêm:
"- Thái
Trắng giữ trinh chỗ kín đó" còn Thái Đen
giữ trinh ở ngực."
Anh mỉm
cười:
"- Cô Xoan
Thái Đen chứng minh với chồng là cô ấy còn
trinh nguyên, bằng ngực của cô ấy!"
Tôi hỏi:
"- Sao chồng
biết?"
Anh cười ngặt
nghẽo:
"- Quan không
đụng thì ngực không mềm chứ. Dễ quá
mà!"
Anh ngạc nhiên,
đưa mắt nhìn tôi:
"Ủa? Chứ
quan đi uống cà phê với cô T. nhiều lần ở cà
phê Tùng hay cà phê Bưu Điện, mà quan chưa đụng
hay sao?" 
Trong quân đội
VNCH thời bấy giờ, cũng có nhiều hạn chế trong
xã giao nên tôi cũng rất dè dặt khi trao
đổi.
Tôi nói:
"- Phong tục
tập quán của người Kinh chúng tôi cũng có
nhiều khác biệt với người Thái.
Nên tôi chỉ
đưa T. đi uống cà phê, nghe nhạc. Các cô đó mà
đụng như kiểu anh nói, họ sẽ đứng dậy, ra
về một mình ngay.
Tôi thỉnh
thoảng mới bóp nhẹ bàn tay T., cô ấy đã vội
rút tay về. Chứ không bao giờ các cô cho mình
đụng bất cứ ở chỗ nào trên thân thể của
các cô ấy.
Anh ngạc nhiên,
hỏi thật to:
"- Thiệt hả
Quan?"
Tôi nheo
mắt:
"- Sao không
thiệt? Chứ tôi nói đùa với anh sao?"
Người tài xế,
nhỏ giọng lại, giải thích:
"- Không
phải em không tin Quan, nhưng mấy lần đơn vị
tổ chức Văn Nghệ Mừng Xuân, em thấy các Quan,
nhảy 'cà dòng' với các vũ nữ 70% đó
sao?"
"- À! Chuyện
khiêu vũ thì khác. Còn chuyện tìm hiểu nhau, để
đi đến hôn nhân là chuyện khác.
Tôi thấy, anh
ngập ngừng, có điều suy nghĩ, nửa muốn hỏi,
nửa muốn không. Vài phúc sau, mới dám
nói:
"- Như vậy
mà mấy thằng bạn của em nó bảo đã quen là
phải tấn công ngay, để giữ người yêu. Đứa
nào mà ù lì, ngáo ộp, sẽ bị các cô nàng cho
leo cây hay đá giò lái liền, không một lời từ
biệt.” 
Chuyện kể trên
đường dài rồi cũng qua nhanh.
Xe Jeep đến quán
cà phê, tôi bảo anh dừng lại, để tôi thả bộ
đến quán, và cho anh về nhà thăm vợ con cũng
trong vùng Thị Trấn Tùng và hẹn giờ đến đón
tôi trở lại Đà Lạt.
 
Vừa bước vào
quán, chị Tư mỉm cưòi tươi như mộng. Chị
hỏi tôi:
- Chú đi sô lô
một mình hả?
Tôi mỉm cười,
đáp vừa đủ để Hạ Hạ nghe:
- Chị Tư à!
Thằng em này có ai đâu mà không sô-lô một
mình!              - Chị Tư nhìn Hạ
Hạ:

- Em bảo sắp
nhỏ đằng sau, pha cho bình trà thật đậm nghen
Hạ Hạ.
Tôi đưa mắt
nhìn Hạ Hạ thật lâu. Mắt nàng sâu hun hút, như
hai viên bi của vùng trời huyền thoại, đưa tôi
về những ngăn tim của ký ức, một thời tôi
yêu Hạ Hạ, một thời đam mê nàng. Tôi nghĩ cả
4
ngăn tim của tôi đều chật ních, không còn một
chỗ trống nào dành cho ai. 
Hạ Hạ là em
ruột của chị Tư. Cả hai chị em đều xuất
thân từ  Grand Lycée Đà Lạt, nên cả hai chị em
nói thật thông thạo tiếng Pháp.
Chị Tư lớn hơn
Hạ Hạ 5 tuổi và cũng bằng tuổi tôi.
Các quân nhân
đến đây, đều gọi chủ quán cà phê Tùng là
Chị Tư vì chồng chị là một sĩ quan thiếu tá
trong Trung Đoàn 44 hay 42 gì đó. 
 
Ngồi đây viết
lại chuyện này, tôi không biết mùi yếm xưa
phảng phất ngất ngây hay mùi da thịt trên bờ
vai thon gầy của Hạ Hạ, hay những chiếc
lông măng lưa thưa, màu vàng nhạt nằm rải rác
trên bờ
lưng trắng nuột của Hạ Hạ làm đời tôi thêm
phong phú. 
 
Tôi được Chị
Tư nuông chìu nên thỉnh thoảng vắng khách, tôi
đến quày tính tiền của Hạ Hạ. Sau lưng Hạ
Hạ lúc nào cũng có một cái quạt, hướng gió
bao giờ cũng hướng thẳng vào bờ lưng thon và
dài
của Hạ Hạ.
Hạ Hạ luôn
mặc yếm nên bờ lưng trống. Mấy sợi lông măng
trên lưng, được dịp vẫy tay chào tôi như mời
như gọi.

Tôi thì thầm
trên vai Hạ Hạ:
- Em cho anh một
sợi nghen?
- Hạ Hạ bẽn
lẽn, ngượng nghịu hỏi:
- Để làm
gì?
Tôi tha
thiết:
Để cất kỷ nó
trong ngăn tim.
Nàng chẳng
vừa:
Vật gì mình sợ
mất, cất kỷ, sẽ mau quên. Hạ Hạ không cho anh
đâu! Để anh nhớ Hạ Hạ suốt đời!
Tôi quả
quyết:
- Thôi anh sẽ
gói nó vào một trang nhật ký của anh. Anh sẽ
để nó ngay trên bàn làm việc của anh, để lúc
nào da thịt của Hạ Hạ cũng chiếm hữu tâm
hồn anh.
Nàng được tôi
nịnh, đôi mắt Hạ Hạ sáng lên, sâu hun hút như
đang hốt hết hồn tôi .

 
Ly cà phê pha
thật đậm với kiểu pha chế đặc biệt từ
phía sau bưng lên, cũng do một cô yếm xinh mang
lên, trao cho Hạ Hạ.
Bao giờ cũng
vậy, Hạ Hạ tự tay bỏ sửa và đá vào ly cho
tôi. Và lần nào cũng vậy, nàng uống thử một
hớp, rồi mới trao cho tôi.
Hạ Hạ nũng
nịu:
- Ngon rồi đó!
Anh uống đi kẻo nguội.
Tôi đở nhẹ
tách cà phê, nhìn nàng và hỏi;
- Hồi nãy Hạ
Hạ uống chỗ này phải không?
Tôi không chờ
nàng trả lời, Tôi liếm ngay chỗ nàng vừa
uống. Hạ Hạ nhìn tôi, đỏ mặt mỉm
cười.
Tôi nheo mắt,
đầu hơi ngã về phía Hạ Hạ, tôi tha
thiết:
- Thơm
quá!
Hạ Hạ tuy biết
ý định của tôi, nhưng lần nào nàng cũng giả
vờ hỏi lại:
- Cà phê ở
đây không thơm thì thôi. Không có chỗ nào thơm
hơn quán cà phê chị Tư.
Tôi đáp: 
- Anh không nói
cà phê chị Tư thơm vì quả thật không có cà
phê nơi nào ngon hơn cà phê chị Tư Tùng Nghĩa,
kể cả cà phê Tùng gần khu Hòa Bình Đà Lạt.
Mà anh muốn nói môi Hạ Hạ thơm quá!
Nàng nói:
- Cái ông Quan
Hai này ghê thật!
Tôi thành
khẩn:
- Chỉ ghê với
mỗi một mình Hạ Hạ thôi!

Nàng vặn
vẹo:
- Đã nói câu
đó bao nhiêu lần rồi và với bao nhiêu người
rồi?
Tôi trầm ngâm,
liên tưởng đến T. H... rồi đột nhiên trả
lời nhanh:
- Anh chỉ yêu
một mình Hạ Hạ thôi!
Tôi vừa dứt
câu trả lời. Nàng vội vàng lên tiếng:
- Ông Quan Hai
đang đếm những ai và những ai hả?
- Phải! Nhưng
anh đang đếm, anh đã nói câu đó với Hạ Hạ
bao nhiêu lần rồi?
Hạ Hạ chưa
trả lời, tôi vội chuyển câu chuyện qua hướng
khác:
-Cho anh
nghen?
- Cho gì?
Tôi chưa kịp
khẩn cầu, nàng nhìn chị Tư, rồi khe khẽ bảo
tôi:
- Chị em nhìn
tụi mình kia! Tối nay thế nào em cũng bị chị
Tư la cho một mách.
Nàng xích ghế xa
tôi một tí, nói khẽ:
- Anh không sợ
Hạ Hạ đau sao?
Tôi hứa:
- Không sao đâu
Hạ Hạ. Anh mượn nhíp nhổ chân mày của Hạ
Hạ để nhổ mà! Không đau đâu?
Hạ Hạ
nói:
Em có bao giờ
nhổ lông mày đâu mà có nhíp.
Tụi em, con gái
trắng. để lông mày tự nhiên. Anh không thấy
sao?
Tôi giả vờ
nhìn thật gần vào hai hàng chân mày, cong vút như
một nửa vành trăng.
Bất giác tôi
hôn lên môi Hạ Hạ và nói:
- Lông mày Hạ
Hạ đẹp tuyệt vời!
Hạ Hạ vẫn còn
nhắm nghiền đôi mắt mơ màng. Vừa lúc đó,
một xe Jeep và một xe GMC, chất đầy lính, dừng
lại trước quán. Tôi trở lại bàn có để sẵn
một bình trà, đang đợi tôi từ nảy giờ.

 
Hạ Hạ
ơi!
Dạo đó anh
thường đón em ở cổng trường Chính Trị Kinh
Doanh.
Hôm ấy
tình cờ anh nhìn thấy gót chân em đẹp qúa. Anh
nhìn theo, và cả một khoảnh khắc có vết chân
em, còn in trên đất cát. Anh đắm chìm trong ánh
mắt ngào
ngọt đầu đời. Tình em cho ta thật quá tràn
đầy. 
Nó chứa
cả những vết chân, suối tóc, bờ lưng và tình
em, bao giờ cũng còn nặng trĩu trong hành trang
của nỗi nhớ. Nó còn mang dấu vết của cổng
trường khép kín,
có những con chim sẻ tíu tít, những gót hài còn
để lại đâu đó trên nền đất, cuả ngôi
trường cổ tích, 51 năm xa vời vợi, vừa bị
thay Thầy, đổi tên.
Tình yêu anh
đã trao cho Vi Hạ Hạ những chiều thơ thẩn,
mặt trời gác vội đầu hiên và 
mắt nai em, bẽn lẽn vừa thương nhớ lẫn
hờn dỗi vu vơ của một thời con gái vừa mới
biết nụng nịu.
 
Dọc
đường dốc dá, có hàng thông ríu rít, em hỏi
anh: " "Sao em bảo đừng đón mà anh cứ
đón!"
Anh muốn
trả lời:
"Không
đón thì để anh đưa!"
Anh sợ em
giận nên chẳng dám nói gi!
Rồi một
chiều hôm sau, vì công việc đa đoan, nhiều công
việc khẩn cấp, anh không thể nào đón em
được.
 
Chiều hôm
sau nữa, anh hối hả đứng chờ em tan học
về.
Thấy anh em
giận hờn bỏ đi nơi khác. Anh chạy theo năn nỉ.
Hạ Hạ lại hỏi:
"Sao hôm
qua anh không đón em?"
Anh giải
thích Hạ Hạ không tin:
"Đưa
đón ai? Nói thật đi!"
Anh nghĩ
nếu 
chúng mình cứ mãi như thế này hoài thì
liệu em có tin được anh nữa không? 

Em nụng
nịu: "Em sợ mất anh lắm. Anh giữ hồn anh
lại cho em nghen!"
Anh nhìn hun
hút vào mắt em có giọt sầu.
Em vẫn còn
buồn, dường như mắt em có giọt lệ long
lanh.
Em đặt
mắt em trên vai anh, suối mắt hun hút như hai viên
bi của con chim bồ câu, má em lún đồng tiền,
nép sát vào vai anh.

Anh nghe
thấy em nhét vào túi áo lính của anh mọt tờ
giấy hồng.
Anh không
biết nội dung em đã viết gì.
Anh chưa
kịp hỏi thì em đã ra lệnh cho anh:
"Em cấm
anh đó! Về đơn vị, anh hãy để nó trên bàn
làm việc của anh! Khi nào có lệnh của em, mới
được mở ra xem nhé. Hạ Hạ mà biết, anh mở ra
đọc trước, em sẽ
giận nghe chưa!"
 
Quả thật,
về đến nhà, anh không dám mở ra xem, vì hồi
đó, em thường nói với anh:
" Này
anh lính Qan Hai! Có tuân lệnh
 Nữ Đại Tướng này
không?
Anh thì lúc
nào cũng thế. Cũng lãng mạn và hoang đường. Vì
mỗi lần em ra lệnh như thế, anh đều ân cần,
hối hả thòng thêm một câu:
"Dạ
người lính này tuân lệnh Nũ Đại Tướg và xin
cô gái Thai Trắng, đặc cách ân thưởng cho tên
lính này một nụ hôn được không?
Em Đại
Tướng trả lời:
"Chưa
thi hành mà đã đòi khiếu nại. Phạt củ bây
giờ.
Anh thừa
lúc Đại Tướng chẳng đề phòng, kéo thẳng
Đại Tướng vào lòng. Anh hôn em dưới ngàn sao
rực sáng.
Em Đại
Tướng mịt mù trong nỗi đam mê cuồng nhiệt
của người lính chua bị Đại Tướng phạt một
ngày nào.
 
Rồi vài những
ngày sau đó, giặc hung hản tràn tới. Anh theo
đơn vị di tản về trấn thủ Sài Gòn.
Cuối cùng
anh cũng trờ thành người lính thua trận. Anh đi
tù. Và mảnh giấy con mà em đã viết, chưa có
lệnh của em, nên chiếc áo lính vẫn được Mẹ
anh treo nguyên
vẹn trong tủ áo.
 
Ra tù, anh
chợt nhớ đếm Vi Hạ Hạ,
 
,

hỏi Mẹ
chiếc áo năm xưa, bây giờ ở đâu. Mẹ bảo:
--Áo lính vẫn còn nguyên trong tủ. Anh vội vàng
lấy áo, mở trang giấy ra xem.
Mảnh giấy
thật nhỏ, được em nắn nót viết: "Em sẽ
mãi mãi bên anh. Luôn tiện, gởi anh sợi tóc mai,
để anh chẳng bao giờ quên được Vi Hạ
Hạ.”
 
Em, giờ thì
anh đã hiểu rõ, mình thật sự xa nhau
rồi.
Anh bây giờ
thì vô cùng hạnh phúc hơn lúc nào hết. Còn em
thì vô lượng, vô ngã... trong cái có cũng thành
cái không.
 
Nhưng dù sao
đi nữa những vụn vỡ của mỗi đứa như mảnh
giấy vụn viết tên hai đứa vẫn còn nằm yên
ả trong túi áo lính 41 năm qua.

 Anh
thì hơi khác em, anh quay lại quá khứ để thử
tìm tình yêu chúng ta là gì. 

Nó là màu
xanh da trời lồng lộng, hay hoa sim tím trên đồi
hoang, nửa chờ nửa đợi, nửa giận nửa hờn,
trăm thương, nghìn nhớ.
 
Nhiều năm
sau anh muốn trở về chốn cu.

Tuy biết em
đã xa hun hút, ở bên ấy có ai quỳ gối van xin
em không. Gối anh giờ đã in loang lỗ vài hạt
cát trên dòng suối xưa mà hồi đó anh vừa muốn
quỳ xuống
thì em đã kéo anh dậy và bao giờ em cũng đưa
ngón tay trỏ nhỏ xíu, xinh như bàn tay thiên sứ,
ngón tay em đưa giữa môi ngăn không cho anh nói
điều gì và bao giờ cũng vậy, em đưa ngón tay
út khèo chặt ngón tay anh, em bảo anh thề mà mãi
đến giờ anh cũng chẳng
biết em bảo anh thề điều gì vì hồi đó anh
chỉ nghe em bảo anh thề đi.
 
Bây giờ
thì không có em bên cạnh, không có ai đưa tay cho
anh thề, nhưng để giữ lời hứa, anh xin
thề:
"Anh mãi
mãi vẫn là một người lính già vẫn mãi còn
yêu em"
 
 
 
Cái cổng
trường ngày xưa giờ đã nhuốm rêu xanh, vài
chỗ gạch ngói vỡ vụn. Nó thay đổi với năm
tháng lưu đày. 
Anh không nhìn thấy những dấu vết ngày
xưa.
Anh di quanh
tìm hoài niệm cũng chẳng còn bóng dáng em.

 
Ai mang vóc
dáng em đi rồi.
 
Anh ngậm
ngùi. Những cánh Phuợng đong đưa 
như có tiếng em văng vẳng. 
Ngây ngất
tuổi già.
Những hoài
niệm của anh vào phút này cũng chỉ là vô
vi. 
Có mà không.
Trước kia
anh có em. Bây giờ không còn gì. Em như một cánh
chim duỗi cánh bay xa, không để lại dấu vết
gì.
 
Tự dưng
đã thay đổi. Đây mới thực là đại cát vô
lượng để dòng suối năm xưa chưa bao giờ tràn
bờ, xóa sạch những dấu chân em mà những ngày
xa xưa đó, em hằng
dạo bước trên bờ suối hoang vu và tĩnh mịch
đo!
Và anh vẫn
hằng mong đợi phiến đá trắng trên dòng suối
vô ngã bây giờ đã phủ rong rêu và đó là
những sợi tóc của em đã rơi xuống thành tơ
vàng còn in dấu muôn
đời trong vô thức.
Ngày xưa anh
vẫn mong như thế và bây giờ anh vẫn hằng mong
như thế

 

 
Tuy hiểu
được tình sầu là vô thuờng của bản ngã,
nhưng anh nghiệm ra một điều tình anh vẫn chưa
trao đủ cho em vì quả thật bóng dáng em vẫn
đang ngự trị để
làm lòng anh quay quắt.
Giá như anh
biết rõ tình ta không còn nữa mà hiện hữu bóng
dáng em vẫn còn ngoi ngớp trong ngăn tim để khi
chợt nhớ nó, làm anh đơn côi một cõi đời hiu
quạnh.
Dù trong
hoàn cảnh nào anh vẫn muốn có em trong vô thức
để anh được miệt mài gọt rữa 
và anh vẫn còn lưu giữ dấu chân
xưa.
 
Mãi đến
bây giờ anh mới biết, bản năng anh xưa nay vốn
chất chứa tình sầu và chưa bao giờ anh muốn
buông xuôi dù biết tình sầu là vô ngã, vô
luợng.

 
Vâng, tình
sầu thì vô lượng, tình sầu luôn in rõ dấu
chân chim của em trên những hạt cát làm héo hắc
tâm can, nhưng chua bao giờ anh cảm nhận những
vết chân
chm của em là vô thường để anh có thể 
ngửa bàn tay thả tình bay đi về vô luợng
mà anh mãi 
nắm bắt để tình sầu bao giờ cũng vướn
víu tâm hồn anh...
 
 
Ngày xưa anh
đã từng khen em đẹp và đến giờ này anh vẫn
nghĩ em còn đẹp hơn ngày xua.
duy
xuyên
tacoma
 

No comments:

Post a Comment