HUYỆT THÁI XUNG
THÁI XUNG LIV-3 Great Rushing TAICHONG (tài chōng) 太冲
Thái xung là huyệt thuộc kinh túc quyết âm can, có vị trí nằm ở kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ 2, cách kẽ ngón chân dịch thẳng lên mu chân khoảng 3-4cm.
Vị Trí:
Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1, 5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này.
Cách bấm:
Dùng đầu ngón tay cái miết từ kẽ ngón chân lên trên, khi ngón tay mắc lại do vướng vào kẽ của hai xương bàn chân thì đấy chính là huyệt.
Bác sĩ Nogier trong cuốn “Acupuncture by Acupressure” (Châm cứu bằng cách bấm huyệt) xuất bản tại New York, Mỹ năm 1978 hướng dẫn 1 cách rất đơn giản để kiểm tra gan của bạn có bị nhiễm độc không và cách giải trừ chất độc ra khỏi gan thông qua bấm huyệt Thái xung như sau:
Bước 1: Tìm huyệt Thái xung là khe nằm giữa ngón chân cái và ngón số 2 bên cạnh nó.
Bước 2: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Thái xung nếu thấy đau là tình trạng chức năng gan của bạn không được tốt, càng đau nhiều thì chức năng giải độc gan càng kém.
Bước 3: Dùng ngón tay day trên chỗ đau khoảng 1 phút, ngày làm 2 lần vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Cứ day như vậy cho đến khi hết đau.
Duy trì cách này trong thời gian dài, cảm giác đau dần dần sẽ mất đi, kèm theo đó là cảm giác ăn uống ngon miệng, ngủ tốt hơn, tinh thần không bị căng thẳng.
Bấm huyệt thái xung nhằm mục đích bình can, giáng khí. Nên bấm huyệt này ở người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thuộc thể can khí phạm vị .
Huyệt đạo nàycũng có hiệu quả cao trong trị liệu các chứng bệnh tử cung, bạch đới nhiều, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, triệu chứng bó thắt bụng dưới hay một bên bụng do các bệnh của đường sinh dục gây nên, đôi chân hư lạnh...
Huyệt đạo này cũng thường dùng để chữa trị chứng viêm màng ngực (cơ hoành cách), đau thần kinh liên sườn, hoa mắt chóng mặt, ù tai, nặng tai, thị lực giảm sút, đau lưng, đau gan mạn tính, mẩn ngứa...
Chủ trị chính theo châm cứu:
Đau đầu, đau sườn ngực, choáng váng, mắt đau nóng, động kinh, trẻ em kinh phong, đau mắt, sán khí, kinh nguyệt không đều, lỵ.
Tác dụng phối hợp: với Đại đôn, trị sán khí; với Hợp cố trị tắc mũi, sâu mũi (viêm xoang); với Bách hội, Tâm âm giao, trị đau hầu họng; với Túc tam lý, trị viêm gan; với Hợp cốc (2 Thái xung, 2 Hợp cốc) gọi là "Tứ quan huyệt", có tác dụng trấn tĩnh (chống co giật, run rẩy) làm giảm
huyết áp.
Tác dụng phối hợp: với Đại đôn, trị sán khí; với Hợp cố trị tắc mũi, sâu mũi (viêm xoang); với Bách hội, Tâm âm giao, trị đau hầu họng; với Túc tam lý, trị viêm gan; với Hợp cốc (2 Thái xung, 2 Hợp cốc) gọi là "Tứ quan huyệt", có tác dụng trấn tĩnh (chống co giật, run rẩy) làm giảm
huyết áp.
dq
No comments:
Post a Comment