Trăm nhớ
Nghìn thương
Vũ Tùng Văn
Khi tôi tỉnh dậy thì ánh nắng đã ngập sân, mặt trời ngang ngọn tre. Tôi đưa đôi tay rụi
mắt. Tôi đã ngủ và dậy trễ hơn thường lệ mọi ngày. Mùi hương trầm thơm ngát và ánh nến bập bùng trên bàn thờ đã đem tôi về hiện tại. Hôm nay là mùng một Tết. Đêm qua ba mươi, tôi đã thức khuya để xem ma chơi mặc dù thầy mẹ tôi vẫn khuyên răn mọi người trong nhà: “Đêm ba mươi đóng cổng cài then, kẻo ma vương quỷ tới”. Nhưng vì tính hiếu kỳ, tôi và người anh cứ thậm thụt ở ngoài cổng để theo dõi những đốm sáng bập bùng đốt sáng ở cánh đồng xa, ẩn hiện như những người đốt đuốc đi trong đêm đen đặc.
mắt. Tôi đã ngủ và dậy trễ hơn thường lệ mọi ngày. Mùi hương trầm thơm ngát và ánh nến bập bùng trên bàn thờ đã đem tôi về hiện tại. Hôm nay là mùng một Tết. Đêm qua ba mươi, tôi đã thức khuya để xem ma chơi mặc dù thầy mẹ tôi vẫn khuyên răn mọi người trong nhà: “Đêm ba mươi đóng cổng cài then, kẻo ma vương quỷ tới”. Nhưng vì tính hiếu kỳ, tôi và người anh cứ thậm thụt ở ngoài cổng để theo dõi những đốm sáng bập bùng đốt sáng ở cánh đồng xa, ẩn hiện như những người đốt đuốc đi trong đêm đen đặc.
Có điều lạ với tôi mấy ngày trước đó, theo dõi trắng đêm nồi luộc bánh chưng, đôi khi tôi cũng phải ra ao để lấy nước hay rửa chân tay, tôi không thấy những đốm sáng thường có như đêm ba mươi Tết. Hai anh em chúng tôi níu vào nhau khi nhìn những đốm sáng cứ tuần tự tiến gần về lũy tre đầu làng. Những cơn gió lạnh, tĩnh mịch ban đêm đã khiến chúng tôi không đủ gan dạ tiếp tục hiếu tính tò mò nữa. Chúng tôi đã trở vào nhà sau khi cài lại cánh cổng cẩn thận và chùm đầu trong những tấm chăn mỏng.
Tôi nhẩy từ trên giường xuống mặt đất và cất tiếng gọi mẹ ầm ĩ. Tôi quên những phong tục và lời căn dặn của mẹ tôi từ mấy hôm nay.
“Nhớ nhé! sáng mùng một Tết con phải ngoan ngoãn, không được gọi mẹ ầm ĩ đâu đấy nhé. Nhất là không được vòi vĩnh gì cả và đừng làm mẹ giận nghe không. nếu bị la mắng là sui cả năm đấy!”
Tôi phụng phịu nơi nhà ngang vì tất cả mọi người đang bận rộn để lo công việc làm cỗ và cúng bái đầu năm. Tôi đẩy cửa bước ra thềm nhà phía trước. Mẹ tôi đang nấu xôi chè dưới nhà bếp nghe tiếng động và mũng nịu của tôi, bà vội bỏ bếp bước ra ngoài, khi nhìn thấy tôi bà âu yếm nói nhỏ:
“Tư đã dậy rồi hả con, ra ao rửa mặt đi và thay đồ mới đợi khách đến nghe con!”
Tôi là con thứ tư trong gia đình nên được đặt ngay cho cái tên là Tư. Đôi khi tôi đã tỏ vẻ bất mãn khi các anh và em tôi được chọn lựa cẩn thận trước khi được đặt tên. Nhưng chẳng biết sao đứng hàng thứ bốn trong gia đình lại bị gọi là Tư và mang ngay cái tên ngang chướng như vậy.
Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy mẹ tôi thật hiền từ và nhã nhặn trước cái nhăn nhó của tôi. Khi thấy mấy câu mặc đồ mới và đợi khách là tôi đã sực nhớ những gì mẹ tôi dặn bảo từ trước. Tôi xoa đôi tay trên vai và buông một tiếng ngáp ngủ ngắn để rồi từ tốn khoanh vòng tay thưa lại với mẹ tôi.
“Thưa mẹ vâng, mẹ để quần áo mới của con ở đâu đó mẹ!”
“Thì cứ ra ao rửa mặt đi rồi vào đây mẹ sẽ đưa quần áo cho con và anh con. Tất cả để ở cuối giường ấy!” Mẹ tôi trìu mến nói với tôi.
“Mẹ đang làm gì vậy hở mẹ? Tôi hỏi.
“Mẹ đang dở tay với chõ xôi và nồi chè đây. Chả biết quần áo Chú Khai may cho các con có vừa hay không. Nếu không vừa thì để lại cho thằng Hùng, em con năm tới cũng được!” Vẫn môt thái độ trìu mên bà trả lời tôi.
Tôi tung tăng hướng về ngoài ngõ và bước xuống cầu ao gạch ngay cổng ra vào. Tôi vục những vốc nước đưa lên mặt, mát lạnh, tôi hơi rùng mình khi thoáng thấy những chú sâu nước đang uốn mình dưới nước ao đục lờ. Tôi đi dật lùi về phía sau và lau đôi tay ướt đẫm vào chiếc áo nâu cũ kỹ không một luyến tiếc và tự nhủ mình sắp được mặc áo mới, chùi tay ướt vào chiếc áo cũ này cho bõ ghét. Hôm nay hẳn là ngày tôi sẽ từ bỏ mầu nâu thô kệch này đây.
Khi tôi trở vào nhà thì mẹ tôi đã dập tắt những ngọn lửa bừng bừng của lớp gộc tre khô đang bén cháy và bà đã cẩn thận đậy lại nồi chè vừa ngưng sôi. Tôi chây tới bên cạnh mẹ quấn quít ôm lấy đôi chân bà. Mẹ tôi mặc ửng hồng vì hơi nóng, tôi cất tiếng hỏi:
“Mặt mẹ đỏ ơi là đỏ! Sao vậy mẹ?”
“Ơ kìa cậu con cưng của mẹ! Không thấy mẹ ở trong bếp vừa ra đấy ư. Chõ xôi và nồi chè phải canh chừng chứ! Không thì bị dào ra ngoài hết!” và bà tiếp:
“Ngoan đi, chút nữa sẽ được thày mẹ phát vốn cho con nhé!” Miên hới mưng như quân quyên lây tôi.
“Thế còn anh chị cả thì sao?” Tôi hỏi lại.
“Gớm cái nhà cu câu này! Hết lo cho mình lại lo cho người! Cho tất cả. Mong rằng mai này lớn cũng như vậy nhé” Mẹ tôi xoa đầu tôi và nắm tay tôi kéo về phía nhà ngang. Tôi mím môi ậm ừ sẽ đưa tay lên dụi măt!
Mẹ ngồi trên mép giường nhưng vừa nhận thấy một cái gì không vừa ý nên vội vàng đứng dậy trong miệng lâm bầm không thành tiêng:
“Úi cha con tôi lười ư là lười, ngủ dậy chăn chiếu vât tứ tung! chẳng biết lo dọn dẹp gì cả, lại bắt tội mẹ nữa!”
Tôi ngước nhìn bà vẻ hờn giận trong cái nũng nịu thơ ngây. Bà ngồi trở lại mép giường sau khi đã xếp gọn tấm chăn ấm trên đầu giường. Mẹ tôi lần gỡ những chiếc khuy áo và trong khoảnh khắc lột bỏ chiếc áo ngoài của tôi và mắc vào chiếc võng đang treo lơ lửng trên vách. Tôi co từng chiếc chân một để tụt bỏ chiếc quần cũ. Tôi thoáng thấy mẹ hơi tần ngần đôi chút trước mấy bộ đồ mới đang xếp gọn ở phía cuối giường. Bà nhẹ nhàng cất đặt từng chiếc một để lựa chọn. Tôi thấy bà cầm chiếc áo rồi quần ướm đo thử trên thân hình tôi. Tôi run rẩy đôi chân và đôi môi như lâp câp đánh vào nhau để hổn hển nói nhỏ:
“Mẹ! mẹ! con lạnh!”
“Chờ một tí đi cậu chậy nhẩy cả ngày ngoài đường và ngâm mình dưới ao sao chẳng kêu ca gì!” Vừa đáp bà vừa vung đôi tay để rũ chiếc áo chúc bâu trắng ngần khỏi khuôn nếp. Tôi áp mặt vào lòng mẹ trong khi vươn đôi tay dài rộng để đón nhận chiếc áo mới. Bà se sẽ nghiêng mình đôi chút để lấy đà khi đôi tay tôi luồn chạy vào ống tay áo.
Khi cả hai tay đã nằm gọn nơi chỗ và chiếc áo đã khoác trên mình, mẹ tôi dướn mình một chút để xốc chiếc áo cho ngay ngắn trên thân thể tôi. Tôi thấy bà kéo nhẹ chiếc áo theo chiều dài thân mình tôi và nhìn thấy bà hơi cúi đầu một chút để ngắm nghía như đo ước chiều dài và rộng so với con người. Trong giây lát bà se sẽ chép miệng và nói nhỏ vẻ trách móc:
“Chiều ngang thì vừa khít đấy, đôi tay cũng được. Chỉ mỗi một tội chiều dài hơi cụt một chút. Cái Chú Khai này thật vô tích sự đã dặn đi dặn lại rồi đấy. Cứ làm như là người ta đưa thiếu vải ấy, chẳng lẽ lại ăn bớt ăn xén hay sao lại để cụt thế này!” Vẻ an ủi Bà nói tiếp: “Thôi thì cứ mặc tạm đi. Con thấy sao?” Vừa dứt câu nói, Bà ngước mắt nhìn tôi như dò hòi.
“Thì con mặc đỡ hôm nay thôi! Sang năm cho em con. Mẹ khỏi phải may đồ mới!” Tôi trả lời.
“Muốn gì thì cũng phải qua giêng con ạ. Lậy giời năm nay trúng mùa lúa và mẹ sẽ may cho con bộ khác sang năm vậy!”
“Mẹ! Mẹ quên thử quần cho con rồi!”
Tôi nói vội với mẹ tôi. Tôi thây bà cười! Dứt lời tôi vội vịn đôi tay trên vai bà để giữ thăng bằng và trong khi co từng chiếc chân một để xỏ vào chiếc quần mới. Khi đã mặc quần xong, tôi thấy mẹ tôi ngồi xổm xuống mặt đất để ngắm nghía chiều dài. Tôi nhìn chiếc khăn vấn trên đầu bà xộc xệch không theo hàng lối. Bà để nhẹ môt tay trên vai tôi rồi ngắm nhìn vẻ gật gù lầm bầm nói:
“Thật là đồ vô tích sự! Quần thì dài áo thì cụt. Nhưng chẳng sao con ạ. Con cứ kéo nó cao một chút lên bụng là vừa đấy!”
Tôi nhăn mặt vì lời đòi hỏi của bà, nhưng không giám để lộ ra ngoài, tôi chộp đôi tà áo và từ tốn hất lên cao rồi kéo chiếc quần lên khỏi rốn để bà vừa lòng.
“Như vậy được không mẹ?” Tôi buông thõng câu hỏi.
Bà hơi vồn vã đáp lại qua chiếc đầu nghiêng về phải và gật gù.
“Vừa như in đấy nhỉ!” Bà đáp.
“Mẹ! ai mà để quần tuốt đến ngực thế này!”
“Thì đỡ qua ngày Tết thôi mà!”
Tôi buông tay để hạ đôi vạt áo rồi nói với mẹ tôi:
“Mẹ! Con thấy khăn của mẹ cũ rồi.Mẹ không có khăn mới ư?”
“Khỏi lo câu ơi, Chút nữa con sẽ thấy! Mẹ của con có khăn mới đẹp lắm” Bà cười nhìn tôi và nói tiếp:
“Mẹ con mình sẽ có đồ mới để đến mừng tuổi Ông bà Ngoại bên xóm Trước và con sẽ được nhiều! thật nhiêu tiền phát vốn cho đấy!”
“Mẹ ạ, mặc đồ mới con không muốn đi qua bờ ngòi vì sẽ bị bẩn hết. Nhất là thấy mấy con chó dữ, thây mà kinh!” “Con ơi, ai lại dại dột đi đường tắt làm gì!” Mẹ tôi kéo tôi vào lòng khi bà nghe tôi đặt câu hỏi.
Bộ quần áo mới toanh đã không đem lại cho tôi một thoải mái vì những lớp hồ cứng nếp cứ như những chiếc lá mạ nhè vào thân thể mình để cắt cứa. Một cảm giác ngứa ngày như gai châm chây khắp trên thân thể. Tôi vặn vẹo chống trả càng làm cơn ngứa tăng mạnh hơn nữa. Tôi xịu mặt hờn giận và muốn thét lớn lên với mẹ tôi.
“Con chán quần áo mới quá mẹ ơi!
Cho con cởi bỏ ra có được không mẹ?
“Ngứa ơ là ngứa! chịu không được mẹ ạ!”
Bà hiền từ âu yếm nhìn tôi trong khi xoa nhẹ lên bộ quần áo tôi đang mặc trên người để nói:
“Cứ thây kệ nó con ơi! Mặc đồ mới nào cũng thế đấy con ạ. Ngày mai là con sẽ quen đi! Rồi hết ngứa”
Chưa dứt câu nói như sực nhớ ra điều gì bà hỏi lại tôi:
“Sáng nay con đã thả gà chưa nhỉ?
Nhớ đừng thả chúng vội nhé. Mấy con gà đốn mạt đó sẽ bậy bạ đầy cả sân nhất là ngày Tết kiêng cữ quét dọn đấy con!”
“Con chỉ mới ra ao rửa mặt và vào đây thay đồ thôi!” Tôi nhìn bà vừa trả lời và hỏi tiếp:
“Thế mẹ muốn thả gà lúc nào đây?”
“Thày mày bảo phải nhốt gà trong chuồng suốt ngày mùng một và mùng hai. Con còn nhớ chứ!”
“Bỏ đói chúng vậy! Tội nghiệp?”
Mẹ tôi vỗ nhẹ trên lưng tôi như nhắn nhủ đầy trìu mến và tiếp lời:
“Này! Con lấy chiếc mẹt tre và đong chừng một bát thóc đổ cho chúng ăn và lấy chiếc ống bơ sữa bò múc một ống nước cho chúng uống. Đi ngay đi con. Nhớ đừng làm bẩn áo mới đấy nhé. Ngoan nào!”
“Mẹ quên rồi!” Tôi nói.
“Quên cái gì?” Bà hỏi.
“Mấy con gà trống thiến nhà mình không có nhốt chúng trong chuồng, chúng ngủ trên chuồng lợn. Vào giờ này chúng đã tông đi để kiếm mồi rồi. Mẹ nhớ không?”
“Ừ nhỉ, nếu con không nói mẹ đâu nhớ!” Bà gât gù.
Mẹ tôi trầm ngâm trong giây lát như sực nhớ ra điều gì! Bà nói vội với tôi:
“Tư à!”
“Gì mẹ?” Tôi hỏi.
“Nhà mình có mấy con gà sống thiến? Con nhỉ?”
Bà đặt câu hỏi và lơ đãng nhìn ra ngoài khung cửa qua hàng vách đất thưa.
Tôi lặng thinh trong khoảnh khắc và đáp lại:
“Hai con gà vừa đuổi mái cách đây mấy ngày đã bị thầy con bắt nhốt và thiến chừng cuối tháng rồi. Mẹ nhớ chứ! Còn hai con già cựa dài cả đốt, Thày con vẫn nói gửi biếu Tết cụ Cai một và con gà lông vàng còn lại sẽ ăn thịt vào Tết này phải không?”
“Cậu ơi dài giòng quá. Ai mà chả biết! Hai con gà mới thiến, ủ rũ, bước chẳng được. Đâu có phá khách, bậy bạ gì đâu. Hắn bây giờ đang nép mình trong bờ bụi hay khóm tre nào để đợi vết thương khỏi. Còn con gà lông vàng trước giao thừa đã bị thầy con bắt nhốt vào lồng chờ chút nữa cắt tiết. Đi cho gà ăn đi sau đó lên nhà trên xem thầy mày có nhờ sai bảo gì thì làm đi cậu!”
Tôi nhìn bà như muốn đặt điều kiện:
“Mẹ đừng quên phát vốn cho con!”
“Đã bảo đi cho gà ăn. Vòi vĩnh nữa.”
“Muốn gì cũng phải đợi tất cả mọi người quây quần mới phát vốn chứ! Cậu ơi! Đi ngoan nghe con!”
Tôi không nài nỉ thêm và cũng quên bẵng đi những cọ sát cấu véo của bộ quần áo trên mình. Tôi băng mình qua đẫy hàng hiên thấp để tiến về phía sân sau. Khung cảnh vắng lặng không một bóng dáng đàn gà quen thuộc hàng ngày bay lượn đuổi nhau trên sân rộng. Bù đắp vào đó những tiếng kêu của đàn gà bị nhốt trong chuồng như đua nhau rên rỉ. Chỉ trong vài phút đồng hồ sau tôi đã hoàn thành nhiệm vụ trao phó của mẹ mình. Tiếng pháo đi đùng thưa thớt vang động không gian không vội vã và không đua đòi như lúc giao thừa và sang canh. Tuy nhiên âm hưởng vẫn không cho không gian yên nghỉ. Tiếng pháo vang động đó đã gây khủng khiếp và sợ hãi cho cặp chó vện vàng của gia đình tôi. Chúng khép nép như chui rúc vào gầm giường hay xó nhà để hầu né tránh tiếng động ì ầm trong không gian vào những ngày đầu năm như hôm nay.
Tôi trở lại vào ngôi nhà ngang để lùng kiếm con chó mực xem nó có lẩn tránh ở đây không vì suốt đêm qua nó im tiếng xủa trong đêm giao thừa. Khi thấy tôi mò tìm, nó từ gầm giường ve vẩy chiếc đuôi chui ra để chào mừng tôi. Tôi dơ tay ve vuốt và con mực thè chiếc lưỡi đỏ hoẻn liếm bàn tay tôi. Tôi vội vã thu bàn tay về. Chỉ trong giây lát con mực bỗng ngừng ve vẩy chiếc đuôi và đôi tai dựng đứng dậy. Nó đã linh cảm thấy có người bước vào nhà. Chỉ trong phút chốc nó chạy băng ra ngoài sân để rồi gầm gừ và cắn xủa ầm ĩ. Trong khoảnh khắc tôi đã nhận diện là người khách lạ đầu tiên đến xông đất gia đình tôi. Từ ngày nhỏ cho đến lúc này tôi đã dự đoán được người khách đó là ai. Đó chính là ông Chú, em Thày tôi, cứ hàng năm vào ngày mồng một là Chú đã đem cả gia đình đến mừng tuổi Thày tôi. Có tiếng chúc tụng từ ngoài cổng vào trong nhà. Những lời chúc tụng hàng năm được nhăc như đã thuộc lòng:
“Năm mới, chúng em đến mừng tuổi hai bác. Sức khỏe, năm nay giầu sang bằng mười năm ngoái!. Các cháu học hành tấn tới hay ăn chóng lớn để mai này đỡ đần Cha mẹ!”
Tôi nghe có tiếng lao xao và lời đáp lại của Thày tôi:
“Anh chị cũng chúc Chú thím thóc lúa đầy nhà! Lợn gà đầy sân! Của ăn của để!”
Tôi đang ẩn mình trong phía nhà ngang và hé mắt nhìn lên phía nhà trên để theo dõi hoạt cảnh trong chờ đợi. Tôi nghe có tiếng với gọi của Thày mẹ tôi, rồi sự xuất hiện của mọi người trên chính điện trước bàn thờ tổ tiên. Họ hàng gần nhất trong gia đình chỉ vỏn vẹn có hai anh em là Thày tôi và Chú em. Những ngày giỗ tết luôn luôn quây quần tại nơi đây.
Tôi lắng nghe không khí ồn ào và Thày tôi trong chiếc áo the dài và chiếc khăn xếp trên đầu đang vén áo để lộ một chiếc áo cánh trắng bên trong với một cặp túi to rộng. Người cười cởi mở chào đón gia đinh Chú em đang phân chia chỗ ngồi trên chiếc ghế tràng kỷ.
Lúc này tôi mới nhận ra mẹ tôi, Bà đã gọn gàng trong bộ đồ mới gồm chiếc khăn nhung trên đầu mới và quần sa tanh thẳng nếp. Mẹ tôi hiền từ chậy đi chậy lại để tiếp nước gia đình Chú Thuận. Bà săn đón từng người hỏi han các cháu không quên nâng chén chè mạn mới pha đầu năm mời Chú Thím Thuận. Chú Thuận xin phép Thày mẹ tôi để làm lễ tổi tiên. Nếu so chiều cao Thày tôi với Chú thì rõ là hai thái cực nghịch nhau thật rõ ràng. Người trong làng và hàng xóm láng giềng thường không bao giờ gọi tên tục của Thày tôi cả. Tất cả đều trịnh trọng trong hai câu Bác Lý hay Chú Lý đối với những người nhiều tuổi hơn ông. Thoảng một đôi khi họ thêm vào chức vị Lý một câu nói bầy tỏ chiều cao khác người của người là Lý Cao.
Khi Chú Thuận lễ bái xong và trở lại chỗ ngồi, Thày tôi từ tốn đứng dậy nhìn vào mấy đứa nhỏ con Chú Thuận và lớn tiếng gọi anh em chúng tôi ra nhận tiền mừng tuổi đầu năm do chính tay ông trao tặng cho mọi người. Như cảm thấy thiếu thốn một cái gì Thầy tôi lớn tiếng hỏi vọng vào phía trong với các anh tôi:
“Thằng Tư đâu mất rồi. Từ sáng đến nay không thấy bóng dáng nó đâu cả?”
Nghe thấy vậy, Mẹ tôi vội đỡ lời:
“Con nó đang ở nhà ngang kìa. Hẳn là nó đang thay quần áo đó!” Bà ngưng nghỉ tiếp:
“Tôi có sai nó đem thóc và lấy nước cho gà trong chuồng. Tội nghiệp đêm qua thức khuya đợi cúng giao thừa nên sáng có lẽ ngủ muộn!”
Khi thấy tôi xuất hiện đằng sau hàng ghế cao, Mẹ tôi vội vã tiến lại gần tôi, một thái độ báo cho mọi người biết sự hiện diện của tôi. Tôi nép mình nhìn cái nhộn nhịp và đầm ấm trong gia đình. Tôi thoáng thấy Thày tôi rút một tờ bạc một đồng có dấu hiệu người thanh niên trần đang quẩy gánh lúa vàng. Trong góc có đề “Một đồng vàng”. Ông chậm rãi nói với gia đình Chú Thuận:
“Một đồng vốn đầu năm sẽ thành nghìn đồng cuối năm đấy Chú nhé! Anh mừng tuổi Chú thím và tất cả các cháu của Bác!”
Chú Thuận trịnh trọng dơ đôi tay đỡ tờ giấy và ngỏ lời cảm ơn. Sau đó Thày tôi lần túi lấy ra một cọc hào và lần lượt phân phát cho anh em chúng tôi. Cái phong tục phát vốn đã in vào trí nhớ tôi từ đó và mãi về sau này. Người dưới hân hoan đón nhận những món tiền nho nhỏ của bậc Cha Anh rất niềm nở. Cũng nhờ vậy, vào cái tuổi của tôi thời đó, đồng tiền như một vật thiêng liêng. Đôi khi vòi vĩnh lắm với mẹ tôi cũng chỉ có vài xu để mua một chiếc kẹo vừng là cùng. Ngày Tết đã đem lại cho tôi những món tiền rủng rỉnh. Tôi mân mê những đồng hào trong túi, thỉnh thoảng xóc nhẹ chiếc túi áo mới để nghe những thanh âm cọ sát của đồng hào, đồng xu.
Ngày tư ngày Tết cỗ bàn thịnh soạn, thức ăn ê hề vẫn không lôi cuốn được sự ham muốn của tôi. Tôi ăn uống qua loa cho xong; nhìn trước nhìn sau và sờ vào túi tiền nặng chĩu để rồi lặng lẽ rời bỏ khung cảnh huyên náo gia đình để tìm thú vui gây cấn hơn nữa. Tôi tất tả hướng về phía Đình làng. Nơi đây đang qui tụ và có đầy đủ các trò chơi cứ mỗi độ Tết đến.
Khi tôi tới nơi khung cảnh thật nhộn nhịp, tôi nhìn thấy thằng Tí, thằng Lộc và Cu Tẹo đang ních những chiếc pháo hồng chưa nổ đầy hai túi, có lẽ từng đó vẫn chưa đủ với chúng, chúng đang nhăm nhe nhìn một bánh pháo ống lệnh dài thê thảm treo mắc vào cây Hoa Đại ngay trước cửa sân tiền đình của Đình làng. Khung cảnh cướp pháo đang phô bầy ra trước mặt. Tôi lơ đãng nhìn mọi người chờ đợi. Tiếng chuông phía trong Đình thỉnh thoảng lại vang dậy. Khói hương nghi ngút. Tôi nghe thằng Tí kêu lớn:
“Thằng Tư có quần áo mới tụi bay ơi!”
Thằng Tẹo tiếp theo:
“Công tử bột nhà giầu! Đốt nó đi tụi mày!” Cả đám cất tiếng cười như nắc nẻ, chế diễu. Câu nói đã đem tôi về hiện tại; tôi ngó xuống bộ quần áo chúc bâu trắng ngần, thẳng nếp. Khi so với bàn tay và bộ mặt xém nắng của tôi vì suốt ngày phơi bầy trước ánh sáng mặt trời. Tôi ngẩng nhìn lũ bè bạn, có đứa cùng tuổi hay lớn hơn. Tất cả vẫn khoác trên mình quần áo cũ. Đặc biệt em thằng cu Tẹo bé nhất trong đám không có quần chỉ có manh áo vá trên mình đang đứng ngoài xa nhìn mọi người, nó đút tay phải vào miệng và tay trái đang cầm nén hương đen dài cháy dở. Nó nhìn tôi yên lặng. Chiếc áo cụt lơ lửng không đủ che kín phần hạ bộ và che khuất chiếc rốn muốn lòi ra ngoài. Đôi chân đen xẫm, cáu ghét hầu như đóng thành chai vì lâu ngày không được tắm rửa. Khung cảnh chờ đợt buổi lễ chấm dứt chưa biết kéo dài đến chừng nào. Tôi bèn bỏ đi không ngó ngàng mấy tụi bạn nữa.
Tôi đảo một vòng quanh khu sân Đình rộng, chỗ này đám sóc đĩa, chỗ kia đám thò lò. Gần gốc vải ở phía trái Đình có vẻ hấp dẫn hơn với đám người bu quanh, tôi tiến lại gần nhân ra đấy là bàn cua cá. Tôi sờ túi tiền và tiến lại gần hơn. Người cầm cái là một gã xóm Cuối, lạ hoắc với tôi. Tôi đảo mắt quanh để xem có người quen nào với gia đình tôi không. Chỉ có một người, đó là Chú Trụ, người láng giềng với gia đình tôi nhưng không cùng xóm. Nhà Chú Trụ chỉ cách nhà tôi một hàng dậu râm bụt dầy cao, có chắn phên và lá phủ quanh năm, ít khi gặp mặt. Cổng ra vào của Chú lại đi về phía xóm Cuối. Tôi nhìn Chú vừa đúng lúc Chú đứng dậy, vươn vai và vặn mình cho đỡ mỏi mệt. Tôi nghe thấy những tiếng kêu lốp đốp nho nhỏ của khớp xương và thớ thịt của Chú do vận chuyển phát ra. Cuộc sống hàng ngày của Chú không giống ai đã làm tôi đặc biệt chú ý. Chú chỉ có một thửa ruộng trên xứ Đồng Kênh, xa tắp, cát khô quanh năm và chỉ dùng để trồng đỗ lạc không cầy cấy để trồng lúa vào mùa như những người trong làng. Tuy nhiên Chú vẫn rủng rỉnh tiền bạc không tỏ vẻ nghèo khổ. Về sau này tôi mới khám ra được là Chú sống về nghề nuôi gà. Đôi khi ngày thường tôi vẫn vén những lá râm bụt xanh tươi để ngó sang nhà Chú tìm hiểu về con người này. Tôi chỉ thấy ngôi nhà vắng tanh không nhộn nhịp bóng người nhưng bù vào đó những bầy gà mái, gà trống bu lại phía trước hay bay nhẩy từ sân rộng lên trên thềm cao để ngó liếc vào phía trong tìm mồi.
Bẵng đi một thời gian, tôi không chú ý đến cuộc sống của Chú Trụ nữa. Những ngày tháng rong chơi ngoài đường làng chẳng hề gặp Chú. Nhưng hôm nay Chú nhìn thấy tôi đang nghển cổ nhìn vào phía trong sòng bài bạc. Mặc dầu tôi đứng phía ngoài nhưng với chiều cao của tôi vẫn không đủ để thấy rõ những gì đang diễn ra ở phía trong chiếu bài vì đa số những tay cờ bạc là người lớn, ngồi xổm hay ngồi bệt xuống đất đang hăng say ăn thua đủ, che khuất tất cả.
Chú Trụ nhận ra tôi qua câu nói:
“Cậu Tư con bác Lý phải không?”
“Thưa Chú vâng!” Tôi đáp.
“Trộn không lẫn được, Cậu đi một mình à?” Chú hỏi lại.
“Không, cháu ra Đình lễ với ông cháu!” Tôi đáp.
“À cụ Từ đang làm lễ trong đình à Cậu?”
“Thưa vâng!” Tôi trả lời Chú.
Thường ra mỗi lần có hội hè, tôi ra Đình làng để xem cúng lễ với Ông Nội tôi. Ông Nội tôi đã được cả làng cử ra để giữ Đình. Nên dân làng thường gọi Ông nội tôi là cụ Từ. Không bao giờ họ gọi tên húy của Cụ cả. Cũng như Thầy tôi vậy, danh hiệu Bác Lý đã thành thông dụng trong làng.
Chú Trụ co chiếc chân phải và đẩy người ngồi bên cạnh đang nhoài người vơ tiền vào lòng qua câu nói:
“Pha ơi! xích về phía đó một chút đi mày!”
“Tao đang cơn đỏ đây Trụ ơi! Mày đứng như vậy đủ rồi còn muốn rộng gì hơn nữa!”
Tuy nói vậy nhưng Pha, một canh điền xóm Cuối cũng nhích người để nhường một khoảng trống nho nhỏ. Chú Trụ với đôi tay dài như vượn đặt vào nách tôi. Chú nhẹ nhàng nâng bổng tôi lên cao qua mọi người để đem tôi đến cạnh Chú.
“Cậu Tư ngồi xuống đây đi. Ai ăn hiếp đã có tôi. Bố chúng nó cũng chẳng dám!”
Chú vừa nói vừa ấn đôi vai tôi ngồi xuống và Chú cũng khum lưng ngồi xuống theo. Tôi ngồi xổm không dám ngồi bệt xuống đất vì sợ bẩn quần áo mới về sẽ bị mẹ mắng. Chú Trụ nghiêng đầu về phía tôi nói xặc mùi thuốc lào:
“Cậu Tư muốn thử thời vận đen đỏ không?”
Tôi không hiểu hẳn ý câu nói của chú nhưng cũng trả lời cho có lệ:
“Cháu không biết! Chơi làm sao Chú!”
Tôi hỏi vội Chú.
“Cậu thích gì thì cứ đánh, tôm, cua, cá nếu mở ra đúng con đó thì mình được bằng không thì thua!”
“Phải đánh bao nhiêu?” Tôi hỏi.
“Đánh nhỏ ăn ít, đánh to ăn nhiều!” Chú giải thích cho tôi.
“Cháu theo Chú, Chú đánh gì cháu đánh nấy! Có được không!”
Chú nhìn tôi cười khà khà và nói:
“Nếu thua thì cậu đừng khóc nhè nhé!”
“Cháu có khối tiền đây này Chú!”
Tôi vỗ túi nói với Chú Trụ.
Người cầm cái sàng qua sàng lại con thò lò miệng nói bô bô như mời mọc mọi người:
“Cả làng cất tay này... Nhà cái mở bát này...!”
Khi chiếc bát được hất mở ném vội ra giữa chiếu, vài người trong chiếu bài se sẽ thốt lên tiếng mừng rỡ. Người cầm cái vơ vội tiền của những người thua và giam tiền cho những kẻ thẳng. Chú Trụ cười thoải mái, mặt đỏ bừng bừng nói sang phía tôi.
“Cậu Tư thấy không! Tôi đoán Cá là đúng Cá ngay! Từ nãy đến giờ cả làng khát Cua và nó cứ đổ Tôm hoài hoài. Vậy chơi Cá là trúng phóc rồi còn gì!”
Tôi nhìn những đồng hào do Chú Trụ mới đưa cho tôi. Tôi không quên nắm chặt trong tay sợ vuột ra ngoài. Một vài khách làng chơi thua bạc văng tục.
“Đ.M. đen như mực vậy! Năm mới năm me! Gặp toàn đồ gì không à!”
“Này người anh em, cờ bạc khi được khi thua có gì là lạ đâu!” Chú Trụ thắng liên tiếp mấy ván bài, lớn tiếng nói người bạn đang nổi giận trong cơn sát phạt.
Có giọng nói lè nhè đáp lại:
“Mẹ kiếp, mày đỏ quá mà! Trụ ơi, đãi môi đãi miệng anh em làm gì! Dư ăn dư để có chia cho ai đâu!”
Người cất tiếng nói là anh Đích.
Dứt lời anh ta cố lục lọi xem còn sót tiền bạc gì không để hòng mong gỡ gạc. Cuối cùng cất tiếng thở dài, đứng dậy vì hết tiền. Tôi nhìn anh ta ái ngại. Chú Trụ thúc nhẹ khuỷu tay vào bạng mỡ tôi và chìa tờ giấy bạc một đồng mới có hình một chàng thanh niên gánh lúa vàng mà Thày tôi đã phát vốn cho Chú Thuận buổi sáng nay. Tôi thở phào sung sướng khi nghe Chú Trụ nói vọng về phía tôi:
“Cậu Tư, đây là phần của cậu! Giữ cẩn thận đấy! kẻo chúng móc mất thì uổng. Ăn cắp như rươi vậy nhất là lúc ngày Tết đông người này. Nghe cậu!”
“Cám ơn Chú, Cháu cột túi lại được không Chú!”
“Tùy Cậu cột hay giữ tôi không biết, làm sao tránh được kẻ móc túi là được rồi!”
Tôi chưa kịp trả lời Chú Trụ thì tiếng chuông liên hồi từ trong Đình vang dậy và tiếp theo tiếng pháo nổ đì đùng làm không gian nhức nhúa. Báo hiệu buổi tế lễ đã xong. Cái cảnh pháo nổ đì đẹt ròn tan, thỉnh thoảng lại điểm thêm vào đó tiếng pháo lệnh càng làm khung cảnh ồn ào và nhộn nhịp hơn. Từ chỗ chiếu bạc tôi nhìn thấy tụi thằng Tí, thằng Lộc và cu Tèo cố lăn xả vào lớp pháo nổ để nhặt những chiếc pháo không nổ hay bị xịt. Tụi chúng đứa nào đứa nấy bịt chặt tai hòng mong tránh tiếng động, đầu tóc phủ đầy xác pháo. Có tiếng la hét và xua đuổi của tên Mõ làng để đuổi mấy đứa trẻ. Có lẽ âm thanh không đủ nghe hay coi nhẹ uy quyền của một tên Mõ làng nên những lời kêu gọi chẳng ảnh hưởng gì mấy đứa trẻ, chúng cứ xả thân vào nhặt pháo. Tràng pháo lệnh hiệu “Đông Mỹ” dài trên ba thước tây được đặt thửa từ Hà Nội mang về cúng Thần Hoàng Làng. Tất cả mọi hoạt động đều ngưng trệ vì tiếng pháo nổ. Trong khi ngắm nhìn pháo nổ, tôi quên hẳn vị trí của mình. Tôi ngước nhìn về phía của Đình làng mới nhận ra Ông Nội đang chắp hai tay về phía đằng sau từ tốn chào đón người trong làng đến lễ. Tôi sực nhớ ra là đã nói với Chú Trụ là Tôi ra Đình với Ông Nội tôi. Tôi đã nói đối Chú. Một hối hận nho nhỏ đang chen lấn vào tôi khi nhớ lại trước ngày Tết mẹ tôi vẫn ân cần nhắn nhủ:
“Đầu năm con nhớ nhé không được bầy biện bừa bãi ra nhà. Ra Đình với Ông thì không được bỏ đi chơi chỗ khác. Đừng gây gổ và đánh nhau với trẻ con nhà người ta. Xui cả năm đấy! Con ạ!”
Tôi đang đắm mình trong suy nghĩ thì nghe thấy Chú Trụ nói vọng xuống:
“Này Cậu Tư, giờ này tôi phải về lo cho bầy gà. Chiều nay nếu về sang nhà tôi chơi trước lúc mặt trời lặn nghe cậu!”
“Nhà Chú phải đi qua ngã ba cuối làng mới tới cổng được! Xa quá. Cháu phải hỏi Bố Mẹ cháu xem có cho phép không mới được Chú ạ! Thấy đàn chó dữ mà kinh!”
“Nhà tôi đâu có nuôi chó cậu!” Chú đáp lời khi thấy tôi ngần ngại, Chú Trụ hơi tư lự chốc lát, bỗng như khám phá ra điều gì mới lạ, Chú sẽ chụp hai bàn tay lại như một chiếc loa nhỏ để chụp vào tai tôi rồi cúi xuống thì thầm như sợ người bên cạnh nghe thấy những gì Chú nói.
Khi vỡ lẽ và hiểu Chú muốn nói gì tôi cười thét lên và dang tay tát mạnh vào đít Chú một cái và biểu đồng tình sẽ làm theo ý Chú muốn. Sau những giờ phút gặp nhau trong chiếu bài bạc, tôi đã thành thân thiện với Chú Trụ từ đó và về sau này nứa.
Sau khi trò chuyện với Chú Trụ, tôi chia tay với Chú để hướng vào phía Đình làng và vào trong Đình để tìm Ông Nội tôi. Ông xoa đầu tôi và đẩy lên ngồi chiếc xập cao dành cho Ông nghỉ ngơi mỗi khi ra Đình cúng lễ.
Buổi sáng trước khi ra khỏi nhà tôi chỉ ăn uống qua loa nên lúc này tôi cảm thấy cồn cào ruột gan nhất là lại nhìn thấy mấy chiếc thủ lợn và những con gà luộc chín vàng như nghệ được trang điểm bằng những bông hồng nơi miệng và những đĩa xôi đậu xanh, gấc đỏ dưới ánh hương vòng nghi ngút. Tôi tụt xuống khỏi chiếc xập gụ cao nhưng vẫn không giám bầy tỏ đòi hỏi ăn uống với ông tôi. Tôi lăng xăng chạy quanh những chiếc cột đình, dơ vòng tay như ôm đo thân hình cột. Tôi tiến gần hơn vào chiếc tủ cao. Thói quen đã cho tôi biết bên trong đó chứa đựng gì. Hẳn là đủ thứ như oản, chuối, xôi, gà, thịt vân vân do dân trong làng đem tới cúng vái và trước khi hạ cỗ đem về không bao giờ quên để lại chút “lộc” cho Cụ Từ giữ Đình. Khi nhận những món này Ông tôi bao giờ cũng cất giữ lại đây. Ít khi đem về nhà cho con cháu. Hoặc giả đem phân phát cho những người nghèo trong làng.
Như đoán được ý định tôi muốn gì, Ông tôi thong thả tiến gần lại phía tôi và không chờ đợi tôi phải hỏi xin, Ông đã chậm rãi mở tủ lấy một chiếc oản đóng trên mảnh lá chuối tươi và nhẹ tay bẻ chiếc đùi gà nhỏ đưa cho tôi. Tối lấm lét, e dè không giám cầm ngay mặc dù cố gắng ngăn chặn lòng ham muốn và những làn nước miếng cứ tới tấp tiết ra. Tôi ngước nhìn Ông rồi lại cúi xuống. Thấy thái độ đó, Ông Nội tôi từ tốn ngồi xuống nhưng tôi vẫn thấy còn quá thấp nhỏ đối với con người Ông. Ông ôm vai tôi và bàn tay trái của Ông nhét chiếc oản vào lòng tay trái tôi và tay phải se sẽ nâng mở những ngón tay khép kín của tôi để cài vào đó chiếc đùi gà. Tôi thoáng thấy mùi thịt gà thơm phức, quấn quyện quanh tôi. Sau đó Ông tôi sẽ đẩy tôi vào phía sau chiếc xập gụ cao và xốc tôi ngồi vào chiếc ghế khảm trai ở góc Đình. Tôi yên lặng và chờ đợi cho tới khi Ông Nội tôi khuất dạng về phía trước, lúc đó tôi mới bắt đầu thưởng thức những miếng thịt gà đùi nạc kèm theo với những miếng oản nếp mềm. Tôi ăn ngấu nghiến ngon lành. Hương vị còn mãi trong tôi mỗi khi được ăn thịt gà, cũng như hình ảnh Ông Nội tôi hiền từ luôn luôn dẫn dắt tôi trên đường làng chẳng bao giờ phai lạt nơi tôi, nhất là vào những ngày Tết đầu năm.
Chiếc đùi gà được gặm kỹ càng cùng với chiếc oản nếp đã tuần tự đi vào trong bụng tôi. Tôi cảm thấy thoải mái, xoa nhẹ đôi tay vào nhau để chùi lớp mỡ gà còn dính sót lại. Tôi cẩn thận không giám lau vào bộ quần áo mới. Tôi tụt khỏi chiếc ghế cao và tìm kiếm Ông Nội tôi. Bữa nay tôi mới nhận ra Ông Nội tôi khác mọi ngày thường. Thường ra Ông đi guốc mộc mỗi khi ra Đình và khoác áo vải thâm trên mình mỗi buổi sáng khi tiến đến thắp hương trên bàn thờ nơi chính điện. Nhưng buổi nay Ông mặc áo the bóng láng, đầu cũng vấn khăn the thâm và mặc quần trắng với đôi dép da đen bóng. Những bộ quần áo này thường được cất kỹ càng trong tủ và chỉ được đem ra trong những ngày đại lễ hoặc ngày Tết hàng năm.
Tôi níu áo dài Ông Nội và ngước mặt nhìn lên cao, một thân mình to lớn, mập mạp và cao vời vợi để nhỏ nhẹ xin phép:
“Cháu về trước được không Ông?”
Ông Nội tôi hơi khom người cúi xuống nhìn tôi phân vân như muốn khước từ ý muốn của tôi. Nhưng nghĩ sao Ông lại nói:
“Hôm nay Ông bận ở Đình chờ khách thập phương! Cháu về một mình có sợ không?”
Tôi lắc đầu để an lòng Ông tôi. Ông tôi nói tiếp:
“Đi đường cẩn thận. Hễ chó đuổi đừng chậy, cứ thủng thỉnh, chó không dám lại gần đâu. Nếu gặp trâu bò lồng hay sút rợ thì né vào cổng nhà nào đó để tránh. Nhớ chưa cháu!”
“Vâng, cháu về không Thầy Mẹ cháu mong sợ cháu đi lạc mất! Cả nhà lại quýnh lên!”
“Ừ, tối Ông về lên nhà trên ngủ với Ông, Ông sẽ mang mứt kẹo và oản chuối về cho cháu!” Ông xoa đầu tôi tạm biệt.
Khi tôi bước vào nhà thì không thấy con vện chạy ra đón tiếp như thường khi. Nhìn xác pháo hồng đỏ ngập sân tôi mới vỡ lẽ là tiếng pháo đã làm đôi chó trong nhà tôi tìm nơi né tránh suốt từ đêm qua. Tôi nhìn thấy Thày tôi đang gác đầu trên chiếc gối vuông nằm ngửa mặt lên trần nhà, cất tiếng ngáy vang dậy. Mẹ tôi ngưng tay dọn đẹp đồ đạc, ngước nhìn tôi như trách móc muốn mắng chửi nhưng chợt nhớ ra điều gì Bà lại thôi:
“Đi đâu mà biền biệt vậy con? Bỏ cả cơm nước không ăn uống gì cả à? Chắc lại đua chúng, đua bạn đàn đúm phải không cậu!”
“Con ăn oản chuối và thịt gà ở Đình Ông Nội cho mà mẹ! No nê ĩnh bụng này! Mẹ tin không!”
Khi nghe tiếng ở Đình về là mẹ mỉm cười. Tôi tiến lại gần mẹ tôi và dúi vào tay bà hai tờ một đồng nhờ mẹ tôi cất giữ giùm.
“Tiền bạc ở đâu mà lắm thế này. Cờ bạc phải không? Bố mày mà biết mà thấy thì ông giết mày đấy! Con ơi!” Bà cất tiếng nói trong ngỡ ngàng.
Lời nói của Bà đã nhắc nhở tôi đến những lời khuyên răn của Thày tôi:
“Tiền cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ!” Ông vẫn cho rằng đồng tiền chỉ có giá trị nếu do chính mồ hôi nước mắt của mình làm ra mà thôi. Có lẽ tư tưởng này đã thấm vào đầu óc tôi từ ngày thơ ấu đó.
Tôi không trả lời bà tiền do đâu mà có. Tôi lẳng lặng đi về phía sân sau. Tôi đi qua khu vườn bỏ trống trồng đầy chuối tiêu. Những trái chuối to mập không lôi cuốn sự chú ý của tôi. Tôi hướng về phía sau nhà, nơi có chuồng lợn nằm cô quạnh sát vào hàng rào râm bụt kế bên nhà Chú Trụ trong Khu vườn vắng lặng, thường ngày những đàn gà no ăn đuổi nhau đùa rỡn hay co chân rỉa lông, ngủ gà ngủ gật. Tôi lẩm bẩm trong óc về những lời thì thầm của Chú Trụ với tôi. Chú đã chỉ cho tôi con đường tắt sang nhà Chú, không phải đi vòng mãi qua ngã ba cuối làng. Đúng như Chú nói thầm, tôi chỉ việc chui qua lỗ hổng có tấm phên để hờ, ngăn những bầy chó đi hoang. Ý nghĩ về bầy chó đi hoang đã làm tôi bật cười khi chú Trụ nói với tôi. Tôi đẩy tấm phên và chui sang phía bên nhà Chú. Sau đó đậy lại tấm phên cẩn thận như cũ.
Tôi bước vào trong sân. Thấy bóng người bầy gà co chân rảo bước chậy lại bu quanh tôi, có lẽ chúng tưởng tôi là Chú Trụ mang thóc, ngô đến cho chúng ăn. Tôi thấy cửa nhà trên đóng kín, trên bếp có lớp khói âm ỉ bốc lên cao. Tôi đằng hắng báo hiệu sự hiện diện của mình. Một giọng nói từ nhà bếp vọng ra:
“Ai đó?”
“Cháu Tư đây Chú!” Tôi đáp lời.
“Chào cậu! Quý hóa quá cậu đến xông đất đầu năm nhà tôi. Hẳn là năm nay tôi phải khấm khá hơn năm ngoái!” Chú nhẹ tay đẩy tấm liếp che cửa bếp để lộ khuôn mặt ra phía ngoài và đôi tay Chú ướt sũng dính đầy lông gà.
“Cháu thật có lỗi đáng lý phải đi cổng trước vào nhà đầu năm mới phải!” Tôi ái ngại về hành động của mình.
“Ồ trước hay sau đâu có khác gì. Tôi biết thế nào cậu cũng sang chiều nay nên vội vã làm một con gà dò để đãi cậu sang chơi. À mà này cậu!” Chú bất chợt ngắt ngang lời nói!
“Chú nói sao! Có làm phiền Chú không!” Tôi vội vàng hỏi Chú.
“Không! Tôi thật đãng trí quên nói với cậu đi trong sân phải nhìn xuống đất để khỏi dẫm vào cứt gà đấy!Nhất là cứt gà sáp. Chẳng hiểu chúng ăn gì! Sao mà dính đến thế. Mầu thì đen như mực tầu! Bẩn ơi là bẩn! Nhưng thôi mời Cậu vào nhà trên ngồi chơi. Cửa không cài then đâu cậu cứ mở và chờ tôi trên đó nhé!”
“Chú mặc cháu, cháu thích ngồi ngoài xem gà!”
“Cậu cứ tự nhiên, tôi đang dở tay làm lông gà một chút thôi không lâu đâu!”
Y lời Chú Trụ chỉ bảo tôi bước lên thềm nhà trên và lựa một viên đá xanh sạch sẽ gần ngay bờ mép và ghé đít ngồi ngay trên phiến đá này. Lảng vảng đâu đây cứt gà bừa bãi, hơi xú uế nồng nặc.
Sau vài phút chờ đợi, không được thóc lúa gì đàn gà đủ cỡ bắt đầu tản mát trên sân để tìm mồi hay đuổi mổ nhau. Tôi đặc biệt chú ý đến một con gà trống, dáng điệu hùng dũng bước đi ngạo nghễ như vua trong đàn gà, làn lông đen mượt óng ả, chiếc cựa dài nhọn biểu hiện đã qua nhiều năm trường tranh đua, giành giật và trưởng thành. Chiếc mào đỏ chóe không còn đứng thẳng nhưng gập lại vì cao dầy, điểm một chút thâm đen, càng chứng tỏ sự già dặn trong năm tháng trường. Nó ngước cổ như quan sát tất cả bầy gà khác. Bỗng nó vỗ cánh mạnh, ngước đầu lên cao và cất tiếng kêu ngắn gọn để báo động cho đồng loại vì một quạ đen đang bay lượn trên hàng tre cao vút. Bầy gà trong sân nhớn nhác sợ hãi cố tản rộng ra xa trước con mắt cú vọ của con quạ đen. Trên cao con quạ hẳn là quen mồi xà thấp hơn, bầy gà như bị động đứng yên đợi chờ, không phương kế chống trả ngoại trừ những tiếng kêu chí chóe nghe ra rất thảm thiết. Trong khung cảnh ấy, cái hùng dũng của gà trống không còn. Tôi thoáng thấy nó ngơ ngác vỗ cánh bay không thoát khỏi mặt đất để đè đạp lên những con gà nhỏ hòng mong để tìm đường thoát thân khi con quạ đen tiến đến mỗi phút một gần. Cái ích kỷ tìm đường sống của nó đã nhen lên trong tôi một sự khinh bỉ và coi thường mặc dù tôi không thực sự hiểu được những tiếng kêu thất thanh “quắc quắc” của nó để biểu hiện gì. Một ta thán. Một sợ hãi. Một hằn thù. Một chết chóc. Một cầu cứu để tranh giành sự sống!
Trong cái khung cảnh thác loạn đó tôi thấy gà mái mẹ điềm đạm, bình tĩnh hơn. Nó kêu “cúc cúc cúc” cất tiếng gọi đàn con như báo động một hung tin, một kẻ cướp giết người đang nhòm ngó mạng sống của chúng. Tiếng kêu hiệu nghiệm khiến tất cả gà con đang miệt mài kiếm mồi ở xa phải từ bỏ để chạy vội vã về phía mẹ tìm một nơi nương tựa trú ẩn. Gà mẹ dựng lông cổ cao hơn, xòe đôi cánh rộng lớn và nghiêng đầu để liếc nhìn quạ đen đang bay lượn trên đầu. Khi tất cả bầy gà con đã dúc vào mình gà mẹ, đôi cánh từ từ khép lại che trở an lành cho lũ gà con. Con quạ như tức giận xà thấp ngay đầu gà mẹ nhưng không thành công trong ý định bắt gà con. Gà mẹ thét lên những tiếng thật dữ dằn khiến quạ ta phải vụt bay bổng lên cao. Hoạt cảnh diễn ra trong giây lát. Tôi thích thú vỗ tay ca tụng lòng can đảm của gà mẹ. Tôi mặc nhiên coi những gì tôi vừa làm, vừa khen tặng để biểu lộ một thán phục và lẽ đương nhiên quanh mình không có ai ngoài một bầy gà đang nhớn nhác.
Như một thói quen khi nghe tiếng kêu thất thanh của đàn gà, Chú Trụ vội vã xuất hiện ngay bực cửa bếp trên tay cầm chiếc nỏ dài kẹp dính mũi tên trên bụng nỏ.
Con quạ đen thấy bóng dáng Chú Trụ xuất hiện với cây nỏ trên tay, nó đã biết hành động tìm mồi của nó không thành công. Tôi nghe tiếng quạ kêu trên trời và hình bóng nó xa đần trong không gian xanh thẳm.
Có lẽ công việc làm gà của Chú Trụ đã xong, Chú tiến lại gần phía tôi và ngồi xuống bên cạnh sau khi phùng mồm thổi bụi cho sạch mặt đá hè nhà.
“Chú nuôi gà nhiều quá! Con nào cũng béo cả!”
“Chả thấm thía gì đâu cậu ơi. Đã bán vợi rồi đấy cậu ạ!” Chú đáp.
“Chắc là nhân dịp Tết nên nhiều người mua gà để ăn Tết! Phải không Chú!”
“Chỉ là một phần thôi. Gà thịt nuôi tốn kém nhiều mà lời lãi chẳng bao nhiêu!” Chú từ tốn trả lời tôi.
“Vậy Chú tính dẹp nuôi gà à! Quay sang làm ruộng hay sao?” Tôi hỏi Chú.
“Không tôi vẫn giữ nghề nuôi gà cậu ơi! Nhưng không phải gà thịt đâu!” Chú mỉm cười se sẽ chậc lưỡi ra cái điều coi nhẹ sự thay đổi nếp sống. “Cháu không hiểu? Ý Chú muốn nói gì!”
Chú Trụ lơ đãng nhìn trời, dơ đôi tay vuốt nhẹ làn tóc mai sau đó lại đưa tầm mắt xuống khu sân đất rộng với đàn gà vừa hoàn hồn sau trận tấn công của con quạ đen. Tôi nhác thấy Chú chăm chú theo dõi con gà trống hồi lúc mới vào đây tôi nhìn thấy. Lúc này quạ đã bay xa, tất cả sinh hoạt của đàn gà đã trở lại bình thường. Một vài con gà chăm chú bới đất tìm mồi. Những gà con đua nhau chạy nhẩy với đôi cánh không lông lá xòe rộng như muốn bay bổng vậy. Chú Trụ vẫn không rời mắt theo dõi con gà trống. Gà trống múa đôi chân như bới kiếm mồi bên khóm tre. Bỗng nó ngưng bới và dùng chiếc mỏ sắc bấu chặt con giun vừa đào được ở dưới mặt đất. Hẳn là nó phải thích thú lắm khi vớ được con mồi như vậy. Một vài gà con nhác thấy con mồi trên mỏ gà trống bèn ùa tới. Nhanh và khỏe hơn gà trống ngậm mồi lẩn đi chỗ khác. Tiếng kêu chí chóe của lớp gà con trong sân giành mồi đã lôi cuốn các gà khác nhẩy vô ăn thua đủ. Bầy gà chụm lại rỉa mổ con giun dài mập khiến nước và đất trong mình giun bắn tung tóe khắp nơi. Khởi đầu chúng nhằm miếng mồi ngon trước hết không chú trọng đến đồng loại. Khi con giun đất bị chia năm xẻ bẩy thì đàn gà bắt đầu mổ rỉa lẫn nhau để giành phần ăn. Một cuộc tranh cướp và quần thảo của bầy gà khiến Chú Trụ phá lên cười.
“Trông chúng giành nhau mà tội!
Chung qui cũng chỉ vì miếng ăn cả!
Bản năng của loài động vật!”
Tôi cười thơ ngây trong khi nhìn cuộc chiến diễn ra thấy mà gớm. Nhất là những chú gà lớn xác, không thương tiếc cứ thẳng mỏ bổ vào lưng và đầu những con gà nhỏ khiến chúng kêu thảm thương. Cái oai hùng và đàn áp trở lại khi vắng bóng con quạ đen. Chẳng bù vào lúc trông tụi gà nép mình chạy trốn con quạ khổng lồ xà tới xà lui. Cái cảnh an thân chịu trận bỏ mặc số mạng vào rủi may không thiếu ở bất cứ chủng loại nào.
Tôi bầy tỏ ý nghĩ một cách thật vô tư:
“Hẳn là gà của Chú bị bỏ đói từ sớm nay không chừng?”
Chú dập tắt nụ cười để trả lời tôi:
No comments:
Post a Comment