Cảm khái về một đoản văn: Tôi cần một ngọn lửa! Của Nhà Văn Nguyễn xuân Hoàng, cựu học sinh Truờng Trung Học Võ Tánh Nha Trang, đăng trên Đai Tiếng Nói Hoa Kỳ ngày 23 tháng 7 năm 2012
Thanh Thanh ơi,
Cám ơn em đã gởi cho anh bài văn của Nguyễn Xuân Hoàng. Thật tình mà nói, từ trước đến nay, anh chưa bao giờ được đọc một đoản văn rất ngắn và hay như thế. Thanh Thanh đã hỏi anh: "- Có cảm khái gì về bài văn của Nguyễn xuân Hoàng?" Nói một cách thành thật, chữ nghia của nhà văn Nguyễn xuân Hoàng là ngôn ngữ của riêng Ông. Thứ ngôn ngữ riêng biệt, đa dạng mà Ông đã dùng rất sâu sắc ... mang triết lý trí tuệ vừa mô phạm vừa có ẩn dụ chính trị học, nếu ta chịu khó suy ngẫm những ngôn ngữ đó nó còn bao hàm cả xã hội học và nhiều lãnh vực khác; mà trong đó tác giả đã nói lên những xúc cảm của chính mình, của bạn bè, của dân tộc và Ông còn muốn bao hàm cái bất hạnh của cả nhân loại. Anh không phải là một nhà phê bình văn học nhưng hiện tượng trong văn học kể cả những từ ngữ mà nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã dùng nó đã không thể thiếu và cũng không thể thừa, dù chỉ một chữ. Em hỏi thì anh phải nói, chứ tầm thường như anh mà phê bình văn của Nguyễn Xuân Hoàng thì quả là anh quá hàm hồ, tham lam mà vị trí, hoàn cảnh không cho phép anh làm diều đó. Nhưng nếu viết để em theo dõi, tham khảo bài viết: "Tôi cần một ngọn lửa!"; thì anh mới dám giải thích riêng cho em mà thôi. Đó Thanh Thanh tháy không? Đoản văn nói trên vỏn vẹn có 19 dòng, kể cả tên tựa đề của bài viết. Anh cố đếm thử, Ông chỉ viết có 280 chữ, với 5 phân đoạn rất ngắn mà Ông đã diễn tả được ý mình muốn nói, quan điểm sống, lòng yêu tổ quốc, cái bất hạnh của khốn cùng ... cái lạnh cóng của giá rét, cái bụng đói meo ... Chừng ấy chữ nghĩa mà Ông đã lột trần được một xã hội bất công, một đất nước vinh quang những nghèo đói, lầm than, nô lệ. Anh cũng cô gắng, thử bỏ bớt một chữ trong bài văn cũng không thể được, hoặc anh thêm một chữ nào vào bài văn cũng không xong. Chữ nghĩa như an bài, nó đã trật tự như não bộ của Ông đã xếp sẵn rồi viết ra mà chúng ta không thể nào thêm hay bớt dù chỉ có một chữ cũng không xong. Em hãy đọc lại đoản văn này, Thanh Thanh sẽ thấy, đây là lối hành văn sáng tạo mang rất nhiều ẩn dụ, dùng một sự việc này để nói lên kết quả của một trạng thái khác. Bức phóng ảnh mà Nhà Văn Nguyễn xuân Hoàng đã cho chúng ta xem là những lăng kính hội tụ, khó phai mờ trong tâm khảm của người đọc, rồi từ đó những ức chế trong lòng ta sẽ được nhìn qua thấu kính hội tụ mà chân dung của nhân vật trong doản văn sẽ hiện rõ như lưu lượng của một dòng sông đang bị tắt nghẽn... hay dòng nước đang chảy xiết vào đại dương mông mênh. Đây, anh giải thích thật giản dị về phân đoạn 5 để kết luận cảm nghĩ của anh, về bài đoản văn này. Nhà Văn Nguyễn xuân Hoàng đã viết: "Tôi đang cần một ngọn lửa. Liệu em có phải là một que diêm?" (NXH) Tên của bài viết: Tôi cần một ngọn lửa! Cuối bài Ông lại viết: Tôi đang cần một ngọn lửa! Đó, em thấy không? Chữ nghĩa và ngôn từ, lời văn và ngay cả ý niệm, chúng ta không thể nào thêm hay bớt một chữ nào. Nếu em đem chữ đang ở cuối bài văn lên 'tên tựa đề' của bài văn thì em sẽ thấy nó khác biệt vô cùng. Rất tiếc trong phạm trù này, anh cũng không có đủ thời gian để giải thích cho Thanh Thanh được, Nếu có dịp anh sẽ giải thích thêm thật rõ ràng cho em rõ nhé, "Tôi đang ..." có nghĩa là một hành động đã và đang tiếp diễn trong hiện tại và nó còn tiếp tục trong tưong lai cho mãi đến khi nào Ông, đất nuớc mình, kẻ khốn cùng không còn cần nữa ...ngọn lửa đấu tranh mới thôi! Nếu nói rộng ra, tha nhân, lòng bác ái của Ông, em đừng nghĩ đơn thuần là Ông chỉ ích kỷ nói về Ông, cá nhân Ông mà Ông muốn nói đến đại chúng, một dân tộc Việt và bao hàm cả nhân loại ... Còn câu: "Liệu em có phải là một que diêm?" Trong câu này, anh chỉ nói đến chữ ‘em’ ... thôi. Anh tạm để yên đó, rồi một mai anh sẽ ngấu nghiến từng chữ, từng dấu chấm câu để thấy được đời thuờng này, sao lại có Một Nguời Mà Đã Dùng Chữ Nghia Như nhà văn Nguyễn xuân Hoàng. Trở lại chữ 'em' trong bài nhé. "em" là nhân xung đại danh từ, ngôi thứ 2, số ít: {em, anh, bạn.} Vậy 'em' là ai mà tác giả muốn hỏi: Em cung có thể là nguời vợ, người tình của tác giả. Em cũng còn có nghia bao hàm cà nguời trẻ, thế hệ mai sau. Em cũng có thể là Thanh Thanh, là anh. Và nó còn bao hàm cả một nhóm nguời: “Hãy cho tác giả một que diêm, để nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, đốt sáng suởi ấm tâm hồn Ông, rồi que diêm lửa nhỏ đó sẽ bùng lên soi sáng cho quật cuờng của dân tộc đang ... đang ...đang nghèo đói, xã hội đang bất công mà quê hương chúng ta là một nhà tù to lớn, đang nhốt cả 90 triệu đồng bào.
Nguời Cổ Tích
Tôi cần một ngọn lửa! bởi Nguyễn Xuân Hoàng
Tôi có một khạp gạo, truớc đây, mỗi ngày vẫn giở nắp ra múc vài lon nấu ăn, nghi rằng mình còn sức khoẻ có thể trồng cấy cày bừa, gặt hái. Nhung một buổi sáng thức dậy, nhìn vào khạp gạo thấy gạo không còn nữa. Buớc ra ruộng, nhìn thấy cánh đồng mênh mông khô cạn, bỗng thấy tứ chi rã rời, đầu óc choáng váng. Hình như máu không còn chảy lên đầu nữa. Tôi ngã xuống trên miếng ruộng tôi đ ã từng cày bừa. Giống như một nông dân, những cánh đồng truớc mặt không còn là đất đai của mình nữa. Tôi đang là một nguời vô gia cư trong chữ ngh ĩa - một homeless trong một thành phố của đất nuớc trù phú. Tôi đang nằm ngủ dưới lề đuờng, không mền gối chiếu chăn. Tôi đang co ra lạnh cóng trước một ngôi nhà sáng đèn đầy tiếng nói c ười .... Tôi đang đứng
trước một nhà hàng ăn mà bụng không một hạt cơm. Tôi tưởng miình đang đứng bên một thùng phuy đầy rác ruới trên bãi đất bên bờ sông dưới gầm cầu Golden Gate của thành phố San Francisco và cần một ngọn lửa ... Tôi đi tìm những que diêm rơi rớt đó đây, nhưng những que diêm đã cháy. Tôi đi tìm những bật lửa, nhưng những bật lửa chỉ còn tim và đã khô cạn xăng. Tôi đi tìm những cọng rơm, những trang giấy, nhưng tất cả đều đã ướt. Tôi đi tìm những giọt xăng dầu nh ưng sao tìm hoài mà không thấy .... Tôi đang cần một ngọn lửa! Liệu em có phải là một que diêm? {NXH} 23.07.2012
No comments:
Post a Comment