Cảm nhận thơ Đêm Góa Phụ của Song Phượng
Dẫn Nhập:
Nữ Sĩ Song Phượng nhân đọc bài Tùy Bút Chiến Trường “NÓ VÀ TÔI” của Văn-Thi-Hữu Lê Phi Ô (LPÔ), tình Người Lính Chiến hào hùng này đã dâng lên nỗi niềm cảm xúc, nên Thi Văn Hữu Lê Phi Ô đã thả hồn mình chìm đắm với đôi dòng tản mạn nhân Ngày QLVNCH 19 tháng 6; để chia sẻ với những người góa phụ bao năm chờ đợi người tình, mong ước sao sẽ có ngày đoàn viên sau khi chinh chiến chấn đứt. Nhưng... người chiến sĩ ấy đã ra đi không bao giờ trở lại...
Bài tùy bút Nó và Tôi đã gieo vào hồn thơ của nữ sĩ Song Phượng, và nàng đã gói ghém tâm tình của mình qua bài Đêm Goá Phụ .
Xin mời Quý Độc Giả đọc lại bài thơ:
Đêm Góa Phụ
Bao năm tháng mãi chờ người vạn dặm
Cánh chim bằng vẫn khuất bóng chân mây
Ôm gối chiếc mênh mang khối sầu đầy
Hồn khắc khoải bên ánh đ èn leo lắt
Người ra đi chẳng bao giờ trở lại
Tình trăm năm lịm dưới đáy mộ sâu
Gót độc hành giữa đại lộ trời Âu
Nghe buốt giá với nỗi sầu vô tận
Đêm thức trắng nghe buồn dâng chất ngất
Tiếng lá rơi mà ngỡ bước chân người
Nửa đi rồi còn lại nửa mồ côi
Như nguyệt khuyết lẻ loi đêm u tịch
Chuyện tình yêu giống như trong cổ tích
Là mộng thôi nào có thực bao giờ
Màu hương khói làm phai nhạt tình mơ
Đêm góa phụ chờ người không về nữa
Gối chăn đơn không thể làm điểm tựa
Vóc hạc gầy giữa trời đất bao la
Trái tim cô lay lất cõi ta bà
Dần khô héo vì mộng hoa đà vỡ...
Song Phượng 18.06.2013
Bao năm tháng mãi chờ người vạn dặm
Cánh chim bằng vẫn khuất bóng chân mây
Ôm gối chiếc mênh mang khối sầu đầy
Hồn khắc khoải bên ánh đ èn leo lắt
Người ra đi chẳng bao giờ trở lại
Tình trăm năm lịm dưới đáy mộ sâu
Gót độc hành giữa đại lộ trời Âu
Nghe buốt giá với nỗi sầu vô tận
Đêm thức trắng nghe buồn dâng chất ngất
Tiếng lá rơi mà ngỡ bước chân người
Nửa đi rồi còn lại nửa mồ côi
Như nguyệt khuyết lẻ loi đêm u tịch
Chuyện tình yêu giống như trong cổ tích
Là mộng thôi nào có thực bao giờ
Màu hương khói làm phai nhạt tình mơ
Đêm góa phụ chờ người không về nữa
Gối chăn đơn không thể làm điểm tựa
Vóc hạc gầy giữa trời đất bao la
Trái tim cô lay lất cõi ta bà
Dần khô héo vì mộng hoa đà vỡ...
Song Phượng 18.06.2013
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do nhưng được cấu trúc thành 5 khổ. Mỗi khổ 4 câu. Mỗi câu 8 chữ. Do đó Bài Thơ bao gồm 160 chữ.
Tôi muốn nói chỉ dùng có 160 chữ mà nữ sĩ Song Phượng đã diễn đạt được hết cái nỗi niềm hoang vắng, tâm tình đơn côi, cảnh đời bơ vơ trong đêm góa phụ.
Chỉ một cái tựa đề cũng đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều.
Sao không phải là Người Góa Phụ mà lại là Đêm Góa Phụ.
Hình ảnh của Người Góa Phụ chít khăn sô, đi thẩn thờ bên hai hàng nến, liệm xác chồng hay hình ảnh thương đau của Người Góa Phụ tay bế con còn đang ngủ bình an trong lòng mẹ, mà nàng đứng lẻ loi trong sân phi đạo quân sự, để chờ nghe tiếng động cơ của chiếc trực thăng mang xác chồng từ chiến trường xa đổ về mà tâm tư, ngay cả hồn nàng như trăm ngàn vụn vỡ...
Những hình ảnh đó luôn luôn xoáy tròn trong tâm trí tôi như giục giã để viết những rung động bùi ngùi...
Nữ sĩ đã viết Đêm Góa Phụ trừu tượng hơn là Người Góa Phụ. Ngay cả không gian và thời gian đã đưa tôi vào ảo giác, mơ hồ như trong một giấc ngủ cô đon.
Như thể, tôi đã chết rồi linh hồn hối hả trở về trong mộng mị, đứng vén màn, nhìn ai đó trong đêm góa phụ, có một người thiếu phụ còn rất trẻ đang tựa song cửa với ngấn lệ ưu sầu.
Chao ôi! Sao mà cảnh trí buồn như thế nhưng vẫn chưa nói lên đủ, để mô tả Đêm Góa Phụ của nhà thơ Song Phượng.
Tôi không biết dùng ngôn ngữ gì để thay thế những chất liệu của những đêm cô đơn trong bài thơ của Song Phượng vì chữ nghĩa của Song Phượng tràn đầy như dòng thác đang chảy về tim: "Gót độc hành, nỗi sầu vô tận, buồn dâng chất ngất, nửa đi rồi, nửa mồ côi, như nguyệt khuyết..."
Những nhóm từ mà nữ sĩ đã dùng như một cánh rừng tràn đầy bông hoa hé nụ. Tôi càng đọc càng thích thú với những từ ngữ đó.
Thật thế, nếu dùng văn xuôi mà diễn tả đầy đủ như ý và tình cảm chan hòa như bài thơ Đêm Góa Phụ; người viết văn có lẽ phải dài dòng tâm sự với nhiều trang giấy mới có thể lột trần cái ray rứt của những đêm dài góa phụ ...
Chỉ hai câu nhập đề đã gieo cho người đọc cái hoang lạnh mong chờ:
"Bao năm tháng mãi chờ người vạn dặm
Cánh chim bằng vẫn khuất bóng chân mây"
Cánh chim bằng vẫn khuất bóng chân mây"
Không gian thật dài lâu, thời gian cũng rất xa xưa... với bao nhiêu năm ai phải ngồi trong những đêm vắng lặng để chờ người đi xa vạn dặm mà mãi chưa về thì mới cảm nhận đuợc cái buốt giá, trống trải của những đêm ôm gối chiếc chờ đợi mà mồ hôi của người đi xa vẫn còn là hương vị thoang thoảng trên môi ai nghe như âm vang giao động của răng môi người tình, mới hôm qua mà đêm nay sao hoang vắng, hiu quạnh dị thường ... gối chiếc không phải là điểm tựa, cũng không phải là vòng lưng của người tình mà là khoảng trống mù mịt, giá lạnh trở về trong những đêm đông nằm chờ sáng, để nghe tiếng đại bác dội về rồi giựt mình tỉnh giấc mới nhận biết mình là Người Góa Phụ sẽ sống hay chết trong những đêm thật dài mất ngủ, đã trải nghiệm ra rằng Đêm Goá Phụ sao thật buồn da diết.
Thơ Song Phượng đã làm cho lòng người giao động mà nỗi cảm xúc tự nó buông trào theo dòng nghĩ của người thích thơ Song Phượng mà nhà thơ đã thành danh Tuấn Đinh viết:
"Song Phượng bên trời Âu có tài làm thơ nhanh như chớp mà không kém phần cảm xúc, nghẹn ngào nhất là "Đêm góa phụ" trong đêm thức trắng nghe tiếng lá rơi mà ngỡ bước chân người, như vầng nguyệt khuyết lẻ loi tràn đầy xót xa!" Tuấn Đinh.
Sau đó, nhà thơ Tuấn Đinh cũng đã có một bài họa Đời Vợ Tù và tôi sẽ trở lại với bao nỗi cảm xúc của các bài thơ này trong mai sau...
Rồi chẳng bao lâu sau, nhà văn cũng là nhà thơ Vinh Hồ, một cây viết rất xúc tích, da dạng. Ông đã từng làm nhiều bài thơ thật cảm động về Mẹ làm cho nước mắt tôi nhiều lần ngấn lệ, nhớ Mẹ già trong những đem thiếu Mẹ. Nhà thơ Vinh Hồ cũng đã từng sáng tác nhiều thơ Anh Ngữ thật trử tình chen lẫn với ngôn ngữ lãng mạn.
Ông đã viết: Bài thơ Đêm Góa Phụ, Vinh Hồ xúc động tâm can khi đọc 4 câu sau:
"Đêm thức trắng nghe buồn dâng chất ngất
Tiếng lá rơi mà ngỡ bước chân người
Nửa đi rồi còn lại nửa mồ côi
Như nguyệt khuyết lẻ loi đêm u tịch"
Văn Thi sĩ Vinh Hồ đã nhắn: "Làm sao có thể an ủi được Song Phượng đây? trước những vần thơ kết bằng trái tim cô phụ! Thân chúc Song Phượng an khang. Vinh Hồ"
Rồi Tố Anh, nhà thơ nữ, hoa hậu phu nhân, người đã có nhiều thơ ấn bản thành sách, phổ biến rộng rãi tại hải ngoại, đã thì thầm vói Song Phượng như sau:
"Đọc bài thơ "Đêm Góa Phụ", Phượng làm cho người ... mà sao như tâm sự chính mình. Phượng ơi! Từng chữ, từng câu xoáy buốt tâm can của người đọc.
Cám ơn Phượng đã chia sẻ.
Tố Anh"
Tôi, người viết để cảm nhận thơ Song Phượng đã không có cái hạnh phúc tràn đầy thân quen, gần gủi để biết rõ hoàn cảnh của nữ sĩ Song Phượng, nên đã không dám đoan chắc Song Phượng viết bài Đêm Góa Phụ cho Người hay viết cho chính Song Phượng.
Tôi, người viết để cảm nhận thơ Song Phượng đã không có cái hạnh phúc tràn đầy thân quen, gần gủi để biết rõ hoàn cảnh của nữ sĩ Song Phượng, nên đã không dám đoan chắc Song Phượng viết bài Đêm Góa Phụ cho Người hay viết cho chính Song Phượng.
Tôi ngập ngừng bởi lẽ Tố Anh, người bạn thâm giao với Song Phượng thì nói nhỏ: -" Đọc bài thơ "Đêm Góa Phụ", Phượng làm cho người ... mà như tâm sự chính mình (Song Phượng).
Nhưng ngược lại nhà thơ Vinh Hồ, ông đã nhắn nhủ với Song Phượng: "Làm sao có thể an ủi được Song Phượng đây? trước những vần thơ kết bằng trái tim cô phụ!"
Cả hai tâm tình trên của Tố Anh và Vinh Hồ, cho tôi cái cảm giác mơ hồ, trong cái thực lẫn lộn cái hư vô. Có… có không… không. Sắc bất dị không! Cái gì rồi cũng vô thường mà mỗi định mệnh trong chúng ta ai ai cũng sẽ phải có ít nhất là một vài đêm thức trắng ... mà tâm hồn mình vẫn còn vấn vương một bóng dáng đã đi qua và để lại những vết hằn còn trong mi mắt của cuộc tình.
Cái thắc mắc của tôi vẫn chưa được giải tỏa, vì sau đó chính nữ sĩ Song Phượng đã viết cho Tuấn Đinh, Vinh Hồ và Tố Anh như sau: -"Bài thơ tuy viết cho người song khi sự rung cảm tự đáy con timvà cũng hơi gần gủi với hoàn cảnh của mình. Vì thế, tiếng thơ của Song Phượng đã lay động lòng người đọc, mà cụ thể là huynh Vĩnh Hồ, nhỏ bạn Tố Anh và Niên Trưởng Tuấn Đinh."
Đối với tôi, qua cảm xúc của người đọc, tôi nhận thấy dù cho Song Phượng viết cho người hay viết cho chính mình, tựu điểm vẫn là một thiên tài của chữ nghĩa.
Dù viết cho ai thì sự rung cảm theo nhịp đập của con tim mà bị tắt nghẻn, vần thơ khó tuôn trào theo những ý nghĩ mà mình muốn diễn đạt thì cũng khó đi sâu vào lòng người đọc.
Trong khổ thơ thứ tư, Song Phượng đã viết:
"Chuyện tình yêu giống như trang cổ tích
Là mộng thôi nào có thực bao giờ"
Tôi bùi ngùi với dòng lệ chia sẻ, nỗi đau, niềm nhớ mà dĩ vãng là cổ tích xa xưa, nửa thực nửa hư, hồn thì bơ vơ trong những đêm thao thức mong chờ...
Tôi nghe được bước chân hiu quạnh trong những đêm dài mà ai đó đang ngồi một mình trong gian phòng trong nỗi trống vắng để chờ người đi xa trở về. Và khi không còn chịu nổi những nhớ nhung quay quắt, ai đó đã gục đầu trên cái bàn gỗ, bật lên tiếng nấc tức tưởi để thấy nỗi đau buốt của đêm góa phụ buồn tênh và nghe từng giọt nước mắt âm thầm rơi trên má, với bao sử lụy ưu phiền, mà bóng người đi vẫn còn mờ mịt khói sương, để gợi cho ai đó nỗi nhớ xanh xao, rồi nhận biết ra chính hồn mình chênh vênh, đất trời chật hẹp và nỗi chờ mong vẫn lẩn quẩn quanh đây, để rồi chợt mơ một bóng hình luôn ấp ủ trong lòng trở về, một người tình đã nhiều lần hò hẹn mà bây giờ bóng chàng vẫn biền biệt mù khơi...
Rồi trong khổ thứ ba, Song Phượng đã viết:
"Đêm thức trắng nghe buồn dâng chất ngất
Tiếng lá rơi mà ngỡ bước chân người"
Tôi đọc hai câu thơ trên với một cảm xúx cực mạnh. Òa Vỡ!
Tôi nghe thấy rõ hình dáng của một thiếu phụ trẻ mất người yêu, trải nghiệm qua những đêm thao thức chờ sáng, ngồi úp mặt trong lòng bàn tay, lắng nghe từng tiếng động nhỏ, đamg âm vang, mà tưởng chừng như tiếng chân chàng về. Có những đêm như đêm nay, ai đó nghe lòng mình hối hả, rưng rưng những giọt nhớ, ngồi thơ thẫn, nghĩ về người yêu, khi trăng mớm tình về, rồi chợt nghe môi miệng người tình thật ngọt lịm như máu thịt chàng đang sinh chồi nảy lộc trên da thịt mình.
Mà thật vậy, nữ sĩ đã viết, trong khổ thứ năm, như lời kết thúc:
"Gối chăn đơn không thể làm điểm tựa
Vóc hạc gầy giữa trời đất bao la"
Đọc hai câu thơ trên, tôi tự hỏi ... Đã có lần nào, vào những đêm trăng, như đêm hôm nào... rất xa mà Song Phượng tưởng như rất gần, trăng đang lặng lờ, mọc ngay trên mặt nước, vài cụm mây hồng bay giăng giăng trên biển Nha Trang, mờ nhạt bóng mây, đã ghi dấu muôn vàn kỷ niệm đẹp, đáng yêu, đáng nhớ, dễ gì quên, mà tình hồng đã len lén tìm về, hằn sâu, trên từng mỗi hạt cát, vẫn còn in dấu tay của chàng trên từng làn da, sớ thịt, dấu môi hôn của chàng đã hằn sâu, chìm ngỉm trong tim óc nàng mà ở đó đã có lần chàng và nàng nằm rã rời bên nhau mà nay thì gối chiếc, chăn đơn không có thể nào làm điểm tựa. Và dáng vóc cô học trò bé nhỏ chỉ còn biết ôm trọn cái không gian mênh mông chìm đắm của tuổi mộng mơ.
Tháng ngày thơ mộng đó đã xa xôi lắm rồi, có phải không Song Phượng?
Những hình ảnh thân thương, những cái xiết nhau thật chặt, với những ham muốn tận cùng xương tủy, bây giờ chỉ còn là kỷ niệm, ghi sâu vào tâm trí, chôn chặt trọn vẹn trong tiềm thức, rồi cuồng si trổi dậykhi nghĩ đến người mình yêu, rồi nuối tiếc, thương nhớ ngậm ngùi. Hình dáng người tình đã đi xa để những đêm góa phụ phải mất ngủ, thức trắng .
Rồi như không còn gì nữa, tình như si như dại, nửa thất tình nửa nuối tiếc:
"Trái tim cô lay lất cõi ta bà
Dần khô héo vì mộng hoa đà vỡ."
Trọn bài thơ, nữ sĩ Song Phượng đã gieo vào lòng người đọc cái cảm giác thật vắng lặng, lòng buồn rười rượi. Tôi như thể rơi từ thiên đàng xuống tận vực sâu của địa ngục, để lắng nghe tâm tư mình lịm chết
"Gót độc hành giữa đại lộ trới Âu
Nghe buốt giá với nỗi sầu vô tận"
Tôi nghe thấy gót chân ai đang lang thang trên những con đuờng hiu quạnh. Sân ga Paris hay toa xe lửa điu hiu của Đức Quốc, vóc dáng người thiếu phụ u sầu trong chiếc khăn sô mà những hạt sương khuya vô tình đậu nhe trên giải lụa trắng, phiêu bồng như cành lau, hay như những hạt sương vụn vỡ, chưa kịp tan vì trời Âu giá lạnh.
Đêm Đông giá rét kéo về, dài lê thê với gió bấc từng cơn thổi lạnh buốt thấu xương, mây đen vần vũ, sương mù giăng tỏa, mà niềm thương nỗi nhớ trỗi dậy, ngập tràn thân thể với ray rứt, nhớ thương len lén vào xương tủy, mang đến cho những tâm hồn góa phụ nỗi cô liêu tràn ngập tâm hồn.
Mà thật vậy, Song Phượng chỉ viết có ba chữ: "Nghe buốt giá..." tôi đã liên tưởng đến dường như có cái gì quen thuộc, trông giống như Tacoma quạnh hiu, nơi tôi đang cư ngụ, mà mùa Đông kéo về dài lê thê, tưởng chừng như niềm xót xa của nữ sĩ Song Phượng dài vô tận. Ảm đạm. Sương tuyết ngập tràn vạn nẻo. Xơ xác. Dìu hiu!
Tôi ước mơ, trong cuối cuộc đời, xin một lần đuợc cái ân sủng huyền thoại, được gặp nữ sĩ và tôi chỉ dám đứng lặng thinh trước cái tâm tư buốt giá của Song Phượng để rồi sau đó tôi sẽ đứng nghiêm như người Lính, dưa tay lên trán để trang trọng chào một người vợ lính mà người tình nay đã đi xa, bỏ mặc nàng trong giá buốt và tôi sẽ nói to với nàng: "Anh ấy chưa chết! Những Người Lính như Anh Ấy chưa bao giờ chết. Nếu đúng Song Phượng là Góa Phụ của một Quân Nhân, Người Lính kiên cường trong Quân Lực VIệt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ chết!
Còn nếu Song Phượng không phải là Góa Phụ của một Người Lính, tôi cũng xin phép nàng đuợc cúi mình, đa tạ Song Phượng đã cho tôi đọc một bài thơ tuyệt vời mà theo tôi nếu được hai nhạc sĩ tài danh như Linh Mục Si Tình hay Người Xứ Vạn phổ thơ thành nhạc thì chắc chắn cả thơ và nhạc sẽ quyện vào không gian vô tận và dòng nhạc sẽ thanh thoát, và cũng sẽ vượt thời gian như những bài tình ca khác.
Trong thơ của Song Phượng tôi đã nghe thấty những nốt nhạc âm vang của 'Cung ' Sí Mineur.
Giả sử nếu Song Phượng là bút danh của một dấng nam nhi, tôi cũng sẽ ôm "chàng" thật chặt, với bao nỗi niềm kính mến và xin đuợc đa tạ những ngón tay thiên thần đã viết lên cái u hoài của đêm góa phụ...
Duy Xuyên
Tacoma
No comments:
Post a Comment