Monday, April 3, 2017

CHẶNG CUỐI CON ĐƯỜNG MÒN minh tường

CHẶNG CUỐI CON ĐƯỜNG MÒN

minh tường

1.
Ông Trầm ngồi một mình trong lòng chiếc ghế bành bằng gỗ kiểu Adiromdack của miền quê Mỹ, do con gái mua tặng cách đây 5 năm nhân ngày "father day", bên cạnh là chiếc bàn nhỏ trên có ấm trà bằng đất nung màu gam gà và cái tách xứ trắng hoa văng màu xanh lam. Ông nhàn nhã rót trà ra tách nhấm nháp, mắt nhìn ra vườn cây rậm rạp phủ dày màu xanh của cỏ, của hàng rào Pedocarpus do ông trồng lúc mới tậu căn nhà, giờ đây dầy đặc, cắt tỉa gọn ghẽ, thẳng tắp như một bức tường bao bọc trọn mảnh vườn. Những cay cọ cao vút trên nền trời xanh ngắt. Những cây Crape Myrtle màu cánh sen rạng rỡ đang nở rộ. Những cây dâm bụt đủ màu: đỏ, hồng, cam, vàng đua nhau khoe sắc. Nhưng đắc ý nhất là những cây xoài, cây hồng dòn, cây bưởi Biên hoà nặng trĩu những quả. Ông thích trồng những cây ăn trái nhiệt đới này cốt để tưởng nhớ đến quê nhà yêu dấu nghìn trùng xa cách. Ông hay ngồi ngắm hàng giờ những hàng cây trái ấy bên bình trà hơn là ăn chính những trái cây đó! Thắm thoát mà đã trên 25 năm xa xứ! Lúc mới chân ướt chân ráo đến xứ sở xa lạ này, ông là một thanh niên mới trên ba mươi tuổi, đang tràn đầy nhiệt huyết và sức sống để làm lại cuộc đời với một hoài bão lớn. Thế mà bây giờ ông đã về hưu! Ngồi trầm ngâm bên ấm trà Bảo Lộc, bồi hồi tưởng nhớ lại những ngày qua. Ôi! Cả một đời người!

Bỗng tiếng chuông điện thoại reo vang, ông với tay nhấc cái điện thoại không dây trên bàn, bấm nút, lên tiếng:
-Hello!
-Anh Trầm đó phải không? Thuận đây! Sáng nay Bác có rảnh không? Tôi sang thăm Bác?
-Bạn vàng qua thăm thì có gì quý bằng? Mình ở tuổi này thì còn bận bịu gì nữa chứ? Mọi việc kể như xong suôi hết rồi! Qua đi. tôi đợi Bác đó! Có trà Bảo Lộc từ Việt Nam gởi sang, "đậm đà bản sắc dân tộc" lắm!
-Bác thật hay nói đùa! Tôi sang ngay đây!

Trầm và Thuận là đôi bạn thân từ thuở còn mài đủng quần ở mái trường trung học Chu Văn An Sàigòn. Hai anh em thân nhau do có cùng sở thích chung: làm văn nghệ, báo chí.

Hồi đó không khí văn nghệ báo chí ở Sàigòn rất sôi động nhờ nhóm văn nghệ sĩ từ Bắc di cư vào Nam khởi xướng. Những Nguyên Sa, Mai Thảo, Trân Thanh Hiệp, Lưu Trung Khảo ... làm đôi bạn say mê. Họ cũng viết lách, trình diễn kịch, làm thơ, viết văn, ca hát và ra báo! Những cuốn báo in roméo bìa cứng rất trang trọng. Trầm và Thuận cứ tưởng mình là những văn nghệ sĩ thứ thiệt! Lúc cả hai lên đại học, thì không khí chính trị sôi bỏng hẳn. Chiến tranh đã đi vào thành phố. Họ không còn thì giờ để làm văn nghệ viễn mơ vô bổ nữa. Hỏng thì đi lính! Với cơm cha, áo mẹ, họ không còn dám lơ là việc học hành, sợ làm cha mẹ thất vọng, là tội bất hiếu nặng đối với công ơn cha mẹ sanh thành! Nhưng rồi thời cuộc đưa đẩy, trong lớp Trầm, ở trường đại học y khoa, bỗng xuất hiện các khuôn mặt sinh viên tranh đâu Dương văn Đầy và Huỳnh Tấn Mẫm. Như cặp bài trùng, họ luôn luôn làm không khí đại học nóng bỏng, căng thẳng. Bầu không khí chính trị sôi sùng sục. Do lòng hăng say của tuổi trẻ, Trầm cũng tham gia tranh đấu! Chàng viết lách trở lại, ký tên dưới bút hiệu "Lửa cách mạng", tranh đấu cho một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do, không lệ thuộc ngoại bang! Chàng rất có cảm tình với hai anh bạn Đầy và Mẫm, tuy không cùng tổ chức! Thuận học Luật và tranh đấu sát cánh với Tổng Hội Sinh Viên Sàigòn. Tổng Hội thiên hữu nhiều hơn, không đồng ý với đường lổi của Đẩy, Mẫm! Thuận cảnh cáo Trầm:
-Mày đừng giao thiệp quá thân mật với nhóm Đầy, Mẫm! Tao thấy hai anh chàng này có đường lối tranh đấu mạp mờ, thiên tả!
Trầm vặn bạn:
-Với cái nhìn của mày, ai chống chính phủ Sàigòn đều là Việt Cộng cả ư?
Thuận tức tối, cãi lại:
-Tao không cố chấp đến mức đó đâu! Tao công nhận tư cáhc của hai anh bạn Mẫm và Đầy hơn hẳn cái đám "lãnh tụ" Tổng Hội Sinh Viên mình, nhưng đằng sau họ, mày đâu biết có những ai? Ông chú tao làm bên an ninh quân đôi, tiết lộ với tao là có nhiều bằng cớ xác thực Mẫm, Đầy là Việt Cộng nằm vùng! Nhưng đến nay chưa dám bắt ngay chúng vì còn nhiều vấn đề cần giải quyết trước. Chính trị quả là rắc rối và khó hiểu!

2.
Trầm có cô bạn gái tên Loan. Loan là hàng xóm của Trầm. Trầm còn nhớ cái hôm gia đình Loan mới dọn đến, Trầm, mới từ trường đi học về, thấy hàng xóm dọn nhà, chàng chạy ra đỡ một tay, khiiêng mấy cái tủ nặng giúp Thục, anh Loan, và ông Trường, Ba Loan. Cô bé Loan cứ đeo theo Trầm hỏi hết chuyện này đến chuyện nọ về nơi cư ngụ mới. Nào là "gần xóm này có vườn hoa không anh?", "học trò có hiền không anh?", "Thầy, Cô ở trường em học có dữ không anh?". Cô bé thật lắm mồm, làm Trầm bực mình muốn gắt lên, nhưng khi nhìn thấy đôi mắt to đen ngây thơ của cô bé, chàng không nỡ! Thế là từ dạo đó, Loan làm thân với chàng ngay! Những buổi trưa hè, hai đửa rủ nhau chạy sang vườn hoa đường Ngô tùng Châu hái lá bông dâm bụt vò làm "xưng xa". Không hiểu sao chàng lại chiều Loan đến thế, vì trước đó có bao giờ chàng chơi "trò con gái" này đâu? Cho đến một ngày, anh Thục, là phi công khu trục, trong một buổi lái máy bay oanh tạc Việt Cộng, bị bắn rớt chết, Lona khóc mùi mẫn trong vòng tay ôm ấp dỗ dành của Trầm. Để rồi từ đó, do quen hơi bén tiếng, hai đứa yêu nhau.

Ngày 28 tháng 4 năm 1975, Loan hớt hơ hớt hải chặ Trầm ngay ở đầu ngõ, lúc Trầm mới vùa từ nhà thương đi làm về:
-Anh Trầm, gia đinh em đang sửa soạn di tản ra khỏi Sàigòn ngay bây giờ. Em chờ anh về để cùng đi với em! Anh sửa soạn nhanh lên nhé?

Trầm sửng sốt! Loan quyết định đột ngột quá làm chàng bối rối. Mình chàng thì được rồi! Nhưng còn mẹ già, em dại thì sao? Chàng đâu thể bỏ những người thân yêu ruột thịt do chàng đùm bọc để chỉ ra đi môt mình? Chàng đem thắc mắc đề cập với nàng. Loan chớp mắt bối rối:
-Chuyện này, em có thưa trước với Bố em! Bố nói, mình anh đi nữa thì được, nhưng còn thêm những 2 người nữa thì khó quá! Bố em chỉ có chức vị khiêm nhường ở sở, xin cho cả gia đình ra đi cùng một lúc là đã quá may mắn lắm rồi, còn đòi hỏi gì nữa!
Chợt nhớ tới cuộc họp với bạn bè hồi chiều, Trầm bình tĩnh trở lại, quyết định dứt khoát:
-Không sao đâu! Em và Bố ẹ em cứ yên tâm đi truóc đi! Anh có cách xoay sở, sẽ cùng Mẹ và em anh đi sau thôi! Chúng ta sẽ gặp nhau mà, đừng có lo cho anh!
Loan chợt oà khóc:
-Anh đừng giận em. Em không muốn xa anh đâu!
Trầm ôm Loan, dỗ dành:
-Anh biết em yêu anh mà! Anh cũng đâu muôn xa em? Bạn bè Hải quân, Không quân anh thiếu gì? Em đi rôi, anh sẽ đi gặp chúng ngay để lo cho Mẹ anh và thằng Nam. Em về nhà ngày mà sửa soạn cho kịp, kẽo trể thì ân hận suốt đời. Đi ngay đi em!
Loan tưởng là mọi chuyệ sẽ sặp đặt êm suôi dễ dàng như thế. Nhưng sau khi Loan và gia đình đã bước lên  phi cơ di tản khỏi Sàigòn rồi, thì mọi việc lại khác hẳn! Trầm và bạn bẻ ở lại tập họp bàn chuyện chiến đấu chống trả thù trong, giặc ngoài. Đám thủ lãnh của chàng bừng bừng khí thế, thề quyết sẽ tử thủ đến giọt máu cuối cùng và nếu có chết cũng sẽ chết ở chính trên quê hương ruột thịt yêu dấu này! Chúng ta sẽ không trốn chạy đi đâu cả như lũ chuột hèn hạ kia!" Lời nói như một hịch truyền lịch sử! Hào sảng thay! Khí phách thay! Nhưng không có một Trần Hưng Đạo ngày nay!
Người lộng ngôn đã cao bay xa chạy ở giờ thứ hai mươi lăm đáng nhẽ phải làm nên lịch sử! Đám đàn em ở lại như rắn mất đầu, mỗi người tự xé lẻ tìm đường thoát thân! Trầm im lìm, nhẫn nhục, cúi đầu, ở lại làm việc với chủ mới, chờ thời...
Trong lúc làm việc ở phòng cấp cứu, Trầm gặp Vượng, người bác sĩ mới được Đảng uỷ bổ nhiệm làm chủ nhiệm. Vượng trắng trẻo, dáng dấp trí thức, vui vẻ, bạch thiệp, khác hẳn đám cán bộ quê mùa, cục mịch chàng vẫn gặp từ trước. Hỏi ra mới biết Vượng sinh trưởng và học hành ở Sàigòn, đến năm 10 tuổi theo thân phụ tập kết ra Bắc. Thân sinh ra Vượng là một đảng viên Cộng Sản cao cấp, bạn thân và cùng đẳng cấp với Lưu Hữu Phước, hiên đang làm đại sứ tai một xứ ở Đông Âu. Vượng biết đọc và viết tiếng Pháp nhờ học tiểu học ở trường "Aurore". Anh bạn Đương, làm chung với Trần có biệt tài đoán xét lòng người rất xâu sắc, sau vài lần tiếp xúc với Vượng, đã có nhận xét:
-Thằng Vượng này là Việt Cộng có nòi, có gốc từ đời ông đời cha, nhưng đến đời nó thì lại có tử tưởng "xét lại"! Đây là lúc ta có thể dùng nó để mưu đồ việc lớn rồi đó!
Trầm nửa tin nửa ngờ:
-Cậu nói cũng có lý lắm! Tôi thấy Vượng thích nghe "nhạc vàng" này, thích hút thuốc lá "ba số 5" này, thích uống cà phê phin này, thích ăn ngon, mặc áo quần chải chuốt "mốt nguỵ" này. Nhưng đó là "bản tính thường tình cảu con người". Thời chiến tranh, bắt buộc phải cấm kỵ đủ thứ, khi chiến thắng rồi, lại là cán bộ cao cấp, muốn "thoả mãn thú tính" của mình, thì cũng là điều dễ hiểu thôi! Có gì chứng tỏ là có "tư tưởng xét lại"?
Đương nói chắc như đinh đóng cột:

-Bề ngoài thì thế! Nhưng để ý đến cách nói chuyện, phát biểu tư tưởng của hắn: phóng khoáng, cởi mở ghê lắm! Cậu nhớ thằng cha "Tú răng vàng", bác  nhãn khoa Việt Cộng không? Thằng chả lấy ba vợ là ba chị em ruột, lại bị bắt găp quả tang lúc đang "hủ hoá" với một bệnh nhân nữ. Đảng ủ chưa kịp đưa ra xét sử, chả đã đi vượt biên với người đẹp mất tiêu rồi! Tao tiếc mình hơi chậm chyâ, đã để lỡ cơ hội kết nạp một "đồng chí" thật đắc lực! Đến "đồng chí" Vượng này nữa, nếu cứ chần chừ "kiểu Hamlet" thì lại "xôi hỏng bỏng không", hối tiếc nữa cho mà coi!
-Cậu "lý sự" nghe được lắm, để tôi bàn lại với anh em khác và thuyết phục họ xem sao?

3.
Cuộc họp được tổ chức ở một căn biệt thự, nhà của Vượng, trong Cư Xá Đại Học Thủ Đức cũ, nay là cứ xá của cán bộ cấp cao. Chính Vượng đã đưa ra đề nghị này:
-Các anh tụ tập đông người ở bất cứ nơi đâu tại Sàigòn lúc này, cũng đều bị tóm cổ hết. Chi bằng họp tại nhà tôi, một cán bộ, lại ở ngoại ô, ít bị dòm ngó hơn? Các anh nghi ngờ tôi gài bẫy chứ gì? Cứ họp đi, không bị bắt thì mới tin tôi. Tôi sẽ tâm sư nhiều hơn với các anh!
Vượng nói vậy thì biết vậy. Tổ chức phòng hờ sự phản trắc có thể xảy ra nên chỉ định năm người có cương vị tầm trung cho đi họp với Vượng để hiểu biết thêm về anh. Nếu có bị phản, cơ sở tổ chức không bị tan rã hoàn toàn. Trong năm anh em đó có Trầm và Đương. Tại cuộc họp, Vượng nói thẳng thừng:
-Ông cụ thân sinh ra tôi vì yêu nước mà vào Đảng, "chứ không yêu chủ ghĩa xã hội đâu!" Nhưng vào rồi mới biết mình bị lừa! Vào rồi khó ra lắm! Chỉ có cái chết mới ra được! Ông cụ biết sợ nên còn sống, và đã truyền tư tưởng đó cho tôi. Đến đời tôi là đời thứ ba trong gia đình nắm chức vụ cao trong đảng, nên không tin tưởng tôi thì Đảng tin ai bây giờ? Nhưng tôi đã chán ngấy cái "Đảng Sọ Dừa" này lắm rồi! Nói là "độc lập, tự do" mà không phải vậy đâu! Làm bất cứ việc gì cũng theo "chỉ thị Mạc Tư Khoa" cả! Vợ tôi cũng do Đảng cưới cho. Nằm ngủ với vợ mà cứ lo ngay ngáy, không biết mình lúc nằm mơ có nói điều gì phản động không? Bị vợ báo cáo với Đảng thì bỏ mẹ! Tôi móc nối với các anh làm muốn làm một cái gì đó để đổi mới đất nước này, và cũng là đổi cuộc đời của chính tôi nữa! Nếu cứ sống như thế này mãi, cuộc đời nó buồn tẻ và ô nhục làm sao! Trông cung cách các anh ăn ở hồi trước, dù là tay sai của Mỹ đi nữa, tôi thấy cũng còn sướng hơn chúng tôi chán! Bây giờ đã nắm trọn vẹn cả giang sơn gấm vóc trong tay, tôi không hiểu với mớ óc đặc sệt như thế, họ có làm cho đất nước ngửa mặt với năm châu nổi không?
Trầm thành thực đưa ra ý kiến:
-Nếu "Cha nó lú, thì Chú nó khôn"! Liên Xô thiếu gì người tài giỏi, sẽ giúp nước ta tiến nhanh tiến mạnh? Nên nhớ tháng 10 năm 1957 Liên Xô là xứ đầu tiên đưa vệ tinh Sputnik lên không gian, lúc đó Mỹ đã biết gì về không gian đâu? Mãi đên tháng giêng năm 1958 Mỹ mới thiết lập cơ quan NASA để nghiên cứu về không gian và phóng vệ tinh đầu tiên là Explorer!
Vượng cười chế nhạo:
-Họ đổ dồn tất cả của cải và tài năng vào mấy cái thứ vô bổ đó để tuyên truyền làm cho Mỹ sợ. Chứ thực ra đời sống ở Liên Xô rất khổ, nghèo lắm so với các nước Phương Tây. Tôi đã được đi tu nghiệp ở Liên Xô! Ông thân sinh tôi thì gần như suốt cuộc đời sống ở Châu Âu. Ông bám trụ ở Paris từ hồi còn là sinh viên. Ông nhận xét thấy đời sống ỏ Liên Xô đem so sánh với Sàigòn lúc trước năm 75 còn thua, chứ nói gì đến Âu Châu! Tôi không phỉnh các anh để đưa các anh vào tròng đâu! Tôi thành thật muốn cùng các anh làm thay dổi đất nước này. Các anh cứ về suy nghĩ cho thật chín trước khi trả lời tôi. Không vội gì! Xem những lời tôi nói có chổ nào sơ hở để lô rõ bản chất gián điệp, hai mang không? Có một tiết lộ để các anh hiểu biết thêm: "Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm" là có thật! Và là "cái tát nhức nhối vào mặt chế độ"! Tôi thật sự khâm phục những con người dám làm nên lịch sử ấy!
Sau cuộc họp đây hào hứng ở nhà Vượng về, thì Trầm được hung tin là Ông Nội Loan bị Công An bắt nhốt ở Vũng Tàu. Nguyên do là Công an tìm thấy trong khách sạn của ông có cất dấu vũ khí! Ông bị kết tội "chống phá cách mạng". Nội tôi dành này, chỉ có nước tù mọt gông hay là chết. Với số tuổi 70, chắc ông khó sống sót! Trầm nghĩ ngay đến Vượng. Chàng muốn nhờ anh giúp và cũng là một bài toán để thử lòng anh. Vượng cười cởi mở:
-Ôi "cái mửng cũ rích" họ cứ xài đi xài lại hoài! Muốn hai ai thì cứ đem súng ống bỏ vào nhà người ta, rồi hô hoán ầm lên là "cất dấu vũ khí, chống phá cách mạng"! Bọn này ở rừng về, đói khát ghê gớm. Cứ đấm vào mõm chúng mươi cây vàng là mọi sự đâu vào đây ngay! Chuyện này không khó, để tôi lo cho! Trầm xoay sở đủ mười cây vàng đem đến nộp cho Vượng. Nhưng Vượng khoát tay bảo:
-Tôi có cách chạy cho ông cụ, khỏi mất tiền. Anh cứ giữ số vàng này, ta sẽ dùng cho tổ chức. Cho chúng ăn, uổng!
Do sự can thiệp của Vượng, chỉ tuần sau, ông cụ được thả, nhưng phải viết giấy cam kết "tự dâng hiến" khách sạn cho "nhà nước cách mạng"!
Ông cụ được thả về nhà chỉ còn da bọc xương với ghẻ lở đầy mình. Một tuần sau cụ qua đời vì kiệt quệ cả tinh thần lẫn vật chất!
Sau cái chết của Ông Nội Loan, trong lòng Trầm nhen nhúm một nỗi hận thù ghê gớm, thúc đẩy chàng hoạt động hăng say hơn. Với sự giúp đỡ của Vượng, tổ chức lan rộng địa bàn xuống các tỉnh, tới cả vùng cao nguyên. Tổ chức đã làm được một số việc cụ thể như đầu đọc cán bộ, thả truyền đơn kêu gọi dân chúng nổi dậy, đánh úp, quấy rối một vài đồn bót hẻo lánh để gây tiếng vang, chận xe đò để tuyên truyền, và có hiệu quả nhất là ra "báo chui"!
Nhưng cũng do sự bành trướng quá nhanh nên tổ chức bị nội phản, hành tung của Vượng bị phát hiện, anh bị đày qua chiến trường Campuchia, và bị giết chết bên đó. Một vài nhân vật lãnh đạo nòng cốt bị bắt, các anh em khác lui vào bóng tối, ngưng tất cả mọi hoạt động. Nhân một thân chủ cũ đóng tàu vượt biên, cần một bác sĩ lo sức khoẻ cho mọi người trên tàu, Trầm nhận lời ra đi. Qua Mỹ, chàng gặp lại Loan, vẫn còn chờ đợi chàng...
Loan vừa tốt nghiệp đại học dược khoa, đang làm việc cho Eckerd. Gặp lại Trầm, nàng khóc tức tửi, như chưa bao giờ được khóc nức nở đến như thế! Nàng nói trong nước mắt:
-Trời còn thương, cho em gặp lại được anh. Khi mới qua đến Mỹ, em hối hận vô cùng. Biết vậy, thà em ở lại với anh. Sống chết có nhau! Năm năm trời nay, em có sống mà như chết! Em tự nguyện với lòng mình là: nếu anh không qua được, em sẽ ở vậy suốt đời!
Ở quê người, Trầm lại phải làm lại từ đầu: học hành, thi cử, huấn nghệ lại. Đầu tắt, mặt tối, không biết nghĩ ngơi là gì! Sau ba năm, chàng được hành nghề trở lại. Loan sinh cho chàng được hai đứa con. Chúng học hành ngoan ngoãn, thông minh, lanh lợi. Nay đã thành tài, là những khoa học gia có tầm vóc quốc tế, có thể giúp ích được cho quê hương xứ sở. Phần chàng, từ ngày qua đến xứ người, cùng với các anh em đồng chí hướng, lập hội, vận động đồng hương tranh đấu cho ngày về. Nhưng ở quê người, lòng người cũng đổi khác! Chưa có tiền, thì người ta chụp giựt, tranh giành làm việc thật hăng say sao cho có nhiều tiền. Có tiền rồi, thì hám danh lợi, địa vị, dù chỉ là hư danh, địa vị ngồi chơi xơi nước! Nắm được địa vị ăn trên ngồi trốc thì thích phát ngôn, tuyên bố, đọc diễn văn để chụp hình đăng báo! Những người thực lòng tranh đấu cho quê hương không đếm quá những con số trên mười đầu ngón tay! Nhiều đêm họp hành về trễ, hoặc những ngày bôn ba khắp nơi trên thế giới để bàn chuyện đấu tranh, về đến nhà, chàng mệt nhoài! Đã thế, Loan còn cằn nhằn, mai mỉa:
-Em không ngăn cản anh hoạt động chính trị, nhưng chuyện này sao em thấy nhọc nhằn vô bổ quá! Chỉ toàn võ miệng, hữu danh vô thực!

Chàng tức quá, đến nỗi nói không nên lời!

4.
Trầm nhìn Thuận thở dài:
-Nhìn lại đời mình tôi thấy thệ hệ thứ nhất chúng mình đã hỏng, về hưu rồi mà chẳng làm nên cơm cháo gì! Thật đáng xấu hổ! Thuận ái ngại trả lời bạn:
-Tôi không được cái may như anh là ở lại trong lòng quê hương để chiến đấu trước khi qua đây, nên không có kinh nghiệm nhiều về Việt Cộng! Tôi vù khỏi quê hương ngay từ sáng ngày 26 tháng 4 năm 1975, theo chân hãng USOM, là hãng tôi làm việc từ sau khi tốt nghiệp trường Luật. Lúc tôi vừa đến Mỹ, các cháu đang học tiểu học, nên lúc lên đến đại học, chúng không khác gì các sinh viên Mỹ chính gốc. Cũng tình cờ có sự trùng hợp ngẫu nhiên là các cháu có tên Việt khi viêt không có dấu lại giống với tên Mỹ như thằng Đán, là Dan, thằng Sâm là Sam, còn con Kim thì y chang, nên khỏi phải đổi tên! Thằng Đán, học giỏi, lại bảnh trai, nên gái Việt cũng như gái Mỹ, đeo như điếu đổ! Nhưng được cái cháu cứng cõi, có chí lớn, nên không bị ràng buộc vào chuyện trai gái thường tình. Nhưng rồi cháu cũng gặp được một cô gái Việt tên Tracy Trần. Hai đứa yêu nhau và rất tương đắc về chính kiến và lòng yêu quê hương, nên cùng đứng ra tổ chức hội Sinh Viên Mỹ Gốc Việt để kích thích lòng yêu nước của bạn bè Việt, mong làm được một việc lớn là trở về kiến thiết một quê hương Việt Nam Tự Do! Thấy cháu hoạt động có chiều hướng thuận lợi cho ngày trở về, tôi hay trao đổi ý kiến với bọn trẻ, thì được chúng tâm sự:
-Tui con lập hội là để tụ họp anh em lo việc tranh đấu cho ngày về xây dựng lại quê hương. Nhưng có một số nhỏ như thằng Rob, thằng Cal, con Cathy, con Jenny vân vân thì lại muốn dùng hội để tổ chức party đàn đúm trai gái vui chơi thôi! Theo bọn chúng chuyện chính trị để cho "mấy ông già" không hội nhập nổi với xã hội Mỹ, tìm chỗ để giải toả ẩn ức và thấy mình vẫn còn quan trọng!
Tôi chen vào lời bình phẩm, muốn khai thác ý nghĩ của con trẻ:
-Ba thấy chúng nghĩ như thế cũng đúng thôi! Dù sao thì trai giá Việt lấy nhau cũng còn còn tốt hơn là lấy người ngoại quốc chứ?
Đán thở dài:
-Ba nói rất đúng! Trai gái Việt kết hôn với nhau ở xứ người là điều hạnh phúc quá, ai cũng mong như thế, con không phản đối! Nhưng nếu tâm hồn họ cũng như người Mỹ, chỉ có cái vỏ Việt Nam, thì chưa phải hoàn toàn là một cặp vợ chồng Việt Nam thuần tuý đâu! Và đến thế hệ thứ ba, tức là con của chúng con, thì chỉ còn toàn là Mỹ tóc đen, da vàng mà thôi! Ý kiến và tôn chỉ của bọn con là chúng ta, những người Việt trẻ tuổi ở hải ngoại có kiến thức và tầm hiểu biết của người Mỹ, của người văn minh, khoa học tiên bộ, nhưng tâm hồn vẫn là người Việt nam. Và chúgn ta phải giúp cho nước Việt nam và người Việt còn lại đang sông trên quê hương cũng sống văn minh và giàu mạnh như đất nước chúng ta đang sinh sống!
Tôi sững sờ và sung sướng lắm, nhưng vẫn tìm cách thử lòng con:
-Con và các bạn hữu nói thì nghe hay lắm! Nhưng làm được không phải là chuyện dễ! Ba và Bác Trầm cùng bằng hữu làm đủ cách: lập hội, lập đảng, hô hào quyên góp tiền bạc, hết hội thảo này, đến hội nghị nọ, ra báo, lập đài phát thanh, truyền hình, nói ra rả. Tốn bao công sức, tiền bạc mà cho đến nay đã ra cái gì đâu? Bọn trẻ các con có lòng nhiệt thành và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tốt lắm! Nhưng tiền bạc, thì các con không có nhiều như bọn Ba và các Bác đâu!
Đán hăng say thảo luận, mắt sáng lên, cười hỏi tôi:
-Nhưng Ba và các Bác thiếu một điều, và là điều hết sức quan trọng ở cái xứ sở này: Chúng con hiểu biết cặn kẽ ngôn ngữ cũng như sinh hoạt văn hoá và chính trị của người Mỹ. Chúng con đang xâm nhập thế giới chính trị của họ. Chúng con đã và đang ra tranh các chức vụ dân biểu, nghị sĩ, cũng như các chức vụ dân cử khác. Chúng con có cơ thắng cử! Một khi chúng con đã ở trong guồng máy dân cử của người Mỹ, chúng con sẽ vận động và lèo lái được đường lối chính trị của chính quyền người Mỹ cho phù hợp với đường lối tranh đấu của chúng con, là giúp cho một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do và Phú Cường. Như người Do Thái đã làm cho đất nước họ!
Bây giờ thì cháu Đán đã ra bác sĩ và đang tranh chức Thượng Nghị Sĩ. Còn các bạn của cháu cũng đều ra ứng cử các chức vụ dân cử cả Có đứa đã đắc cử thị trưởng, nghị viên thành phố rồi! Tôi thấy con đường các cháu đi rất khả quan! Có kiến thức, có bằng cấp khoa bảng, lại có chức vụ dân cử, tiếng nói của chúng có ảnh hưởng rất hiệu quả trên chính trường của Mỹ. Còn đối với người Việt mình, vốn có tinh thần vọng ngoại, vốn luôn luôn ngưỡng mộ những người khoa bảng, thì việc chọn đám trẻ này làm người dẫn dắt, thay vô đám lãnh tụ già nua, hẹp hòi, cố chấp ở quê nhà, là điều ai ai cũng thấy rõ! Trầm gật gù ra vẻ ngưỡng mộ, bỗng ông bất chợt xen vào:
-A! Thế còn cô gì bạn gái của cháu Đán?
-Tracy Trần!
-Ừ! Tracy! Tôi cho cháu là người con gái Việt tài sắc vẹn toàn! Đán còn chần chờ gì nữa mà không xin cô bàn tay, rồi hai vợ chồng cùng tranh đấu, có phải hơn người không? Như cặp Bob và Elizabeth Dole hay Bill và Hillary Clinton chẳng hạn?
Thuận cười ngặt nghẽo:
-Vợ chồng Dole thì được, chứ vợ chồng Clinton thì tôi không ham!
Cả hai cùng cười lớn khoái trá, ngầm hiểu ý của nhau muốn nói tới một việc gì rồi!

5.
Sáu giờ chiều tối ngày thứ Hai năm 200... Tất cả các đài phát thanh, truyền hình, và mạng lưới internet toàn cầu đều đồng loạt phát đi bản tinh: "Thị trường chứng khoáng ở Việt Nam hoàn toàn sụp đổ, cổ phần của mọi hãng xưởng, công ty đều tụt dốc một cách thê thảm, không cách gì cứu chữa! Chính phủ Việt Nam kêu gọi sự giúp đỡ của toàn thế giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới, Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới..."
Trong một căn phòng họp rộng ở một toà cao ốc tại một trung tâm của Cộng Đồng người Việt, Bác Sĩ Thượng Nghị Sĩ Dan cùng phu nhân, Tiến Sĩ Kinh Tế Tracy, và Ban Tham Mưu gồm toàn là Nghị Sĩ, Dân Biểu, Kỹ Sư, Bác Sĩ, Tiến Sĩ và các bạn trẻ chuyên gia mọi ngành nghề đang cầm tay ly champagne tung hô chào mừng tin tức về Việt Nam. Thượng Nghị Sĩ Dan nâng cao ly rượu, quay về phía các bạn, tuyên bố:
-Cái kết quả ngày hôm nay là do công khó của bọn chúng ta! Cha chú chúng ta không đánh đổ được bọn cầm đầu quê mùa, ù lỳ, dốt nát ở quê nhà bằng quân sự, thì chúng ta dùng sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ để đánh đổ họ! Bây giờ với áp lực kinh tế, chúng ta sẽ buộc họ phải trao trả quyền hành lại cho chính người dân Việt Nam. Đường hướng chính trị tương lai của Việt Nam ra sao? Sẽ do chính Dân Việt Nam định đoạt! Con đường chúng ta đi đã rõ nét! Xin chia sẻ với anh em niềm vui hôm nay!
Mọi cánh tay cung nâng cao ly champagne. Tiếng reo vui của những người trẻ vang lên như sấm, làm rúng động cả hội trường. Trong khi đó ở nhà ông Trầm, hai ông cụ Trầm và Thuận đang chúi mũi vào màn ảnh mạng lưới internet đọc những bản tin mới nhất xuất phát từ Việt Nam...

Ngày 15 tháng Chín, 1999
Viết cho Thế Kỷ Mới

MINH TƯỜNG

No comments:

Post a Comment