Tuesday, April 11, 2017

THU trong buồng tim nhà thơ HOA VĂN qua MẤY NỐT PHÙ HOA. Duy Xuyên

THU trong buồng tim nhà thơ HOA VĂN qua MẤY NỐT PHÙ HOA.
 Duy Xuyên
Tacoma

Tôi lang thang trong vuờn thơ của một chiều thu hiu quạnh.  Trời mây thật buồn. Bất giác tôi tiếc nuối những tia nắng thu, xuyên qua kẽ lá cành cây của một buổi sáng có gió thu nhẹ. Vài vệt sáng long lanh nằm trên mái tóc ai đang chảy dài như dòng sông trôi nguợc. Tôi mơ màng trong men tình dịu vợi…


Bất ngờ tôi tìm thấy TẬP THƠ  MẤY NỐT PHÙ HOA của Nhà Thơ HOA VĂN; do Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn xuất bản. Ấn hành lần thứ nhất12/2016 San Jose, California, USA phát hành.

Tập thơ dầy 214 trang. Gòm 94 bài thơ đủ thể loại, trong đó cũng có nhiều bài thơ Xướng Họa của Hoa Văn và các thi nhân khác như: NPL, Trần Minh Hiền, Thương Anh, Nguyễn Hoàng Linh, Quốc Thái, Nguyên Bông, Nam Thảo, Vinh Hồ, LDPP, Tường Vy, Nguyễn Thanh Vân, Hồ Công Tâm, Thũy Hoài Như, Đỗ Quý Bái, Lê Ngọc Kha.
Tập thơ được trình bày trang nhã. Chữ khổ lớn dễ đọc.

 Tôi nhận được TẬP THƠ, do nhà thơ Quân Đội, kão thành HOA VĂN gởi tặng ngày 3.4.17.

Tôi ngấu nghiến và mơ hồ nghĩ vẫn vơ... Tôi đọc kỹ những bài thơ THU với một nỗi xúc động vừa dằn vặc vừa đam mê… Chữ nghĩa của thi sĩ HOA VĂN quá tuyệt vời !

HOA VĂN dùng chữ rất giản dị nhưng thanh âm cao vút đã nói lên được ý thơ, li thơ một cách tuyệt dịu.

Có ai thấy trong một bối cảnh của một mùa Thu ảm đạm thì HOA VĂN lại mơ uớc ánh nắng thu hồng quanh mùa.
"Em với tình THU đẹp áo thơ
Tóc buông từng sợi nắng quanh mùa
Mắt buồn trong mỗi  lời thơ nhỏ
Từng ngữ ngôn hồng
thu ước mơ"
Trong những lời thơ của Hoa Văn, thường thường khi diễn tả về mùa thu, thì Ông viết chữ thu rất bình thường, nhưng theo tôi nghĩ, khi Ông nhớ đến nàng THU của Ông, chữ THU, ông lại viết *hoa.
Như vậy, theo tôi thấy, trong Ông có hai thu.
Một thu cho bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Và một Thu, tên một người con gái, mà có lẽ là người yêu của thi sĩ HOA VĂN.

Thật vậy, chúng ta thử đọc và quan sát thật cẩn thận bài thơ sau đây:
37. THU  ĐẸP ÁO THƠ - trang 47, trongMấy Nốt Phù Hoa:
"Đã mấy làn tay vẫy biệt ly
Lạnh đường qua lạnh cả đường về
Ngày vui tính được bao nhiêu tuổi
Mà cứ bộn bề chuyện ở đi


Em với tình Thu đẹp áo thơ
Tóc buông từng sợi nắng quanh mùa
Mắt buồn trong mỗi lời thơ nhỏ
Từng ngữ ngôn hồng thu ước mơ

Tình dăm cõi mộng cũng hư hao
Đời những Thu Đông lắm nghẹn ngào
Một thủa vàng phai hoa với buốm
Vẫn còn xao xuyến vẫn trăng sao

Vẫn Thu buổn vẫn giọt mưa trong
Người mấy dặm xa sông mấy dòng
Ta vẫn nơi này xơ xác mộng
Cũng  Thu tàn úa xót xa trông

Em nẻo đường xa từng bước chân
Bài thơ Thu cũ dở dang vần
Gởi về đâu đó trong hồi tưởng
Và nhạc thơ vàng tặng thế nhân."

Thật vậy, những câu thơ sau này, thi sĩ muốn gởi lời tâm sự với người con gái nào đó tên Thu.



Chỉ chừng ấy thôi, tôi đã nghe thấy âm vang giao động của những giọt nắng thu đang nhảy múa, hát vang trong một buổi sáng mà những hạt sương long lanh đang ấp ủ những chiếc lá cô đơn trong vườn hoa tưoi thm mà mắt ai đang nồng.
"Mắt buồn trong mỗi lời thơ nhỏ
Từng ngữ ngôn hồng thu ước mơ"

Phải rồi! màu mắt, màu tóc như sợi nắng của da trời xanh biếc, đang tràn về hồn tôi như giục giã nhớ thuong ai!
"Em với tình Thu đẹp áo thơ
Tóc buông từng sợi nắng quanh mùa"

Cảnh cũ mà nhà thơ HOA VĂN đang ngóng trông là một khu vuờn cổtích.
"Em nẻo đường xưa từng bước chân
Bài thơ Thu cũ dở dang vần"

Hai câu thơ trên, đã đưa thi sĩ HOA VĂN về với giấc mộng thật xa xua.
" Gửi về đâu đó trong hồi tưởng
Và nhạc thơ vàng tặng thế nhân"

 Rồi người tình biền biệt ra đi, để HOA VĂN ngóng trông từng giây trong cõi quạnh hiu.
"Nhìn lá *thu buồn phơi sắc thắm
Nhìn đời chỉ thấy bóng phù vân"
(39. THU VÀTHI NHÂN, trang 49)

Chữ nghĩa của HOA VĂN là một thế giới vô hình, nó vừa thưt tha như đàn bưóm trong vườn hoang vùa trang nghiêm như cảnh chùa tinh mịch.

Tôi là người chưa biết làm thơ nên không am tường lắm nhưng qua thơ của Niên Trưởng HOA VĂN đã gieo vào tim tôi dãy đầy ấm áp như răng môi tôi đang hôn nhẹ nguời tình trong mộng mị.

Chỉ có 2 câu thơ ngắn ngủi, với từ ngữ chất phát, giản dị mà nhà tho HOA VĂN đa nói lên được nỗi lòng cách biệt, chờ mong.
"Chút ân tình cũ mùa Thu cũ
Tình chốn xa xăm tình nhớ hoài"

 Rất tiếc tôi chưa có đ tài năng để diễn đạt những ý nghĩ sâu xa trong thi ca mà nhà thơ HOA VĂN đã là một trong những người đã làm cho Văn Học Hải Ngoại, mỗi ngày mỗi phong phú hơn.
Thi sĩ HOA VĂN viết nhiều thể loại nhưng  với lục bác, Ông viết rất đậm đà, thể hiện được ngôn ngữ thích ứng với tình cảm chân thật, bình dị của Ông.

Cho phép tôi đuợc học thuộc lòng những từ ngữ tuy thật đơn giản nhưng đã mang nhiều hàm ý mà chính tôi cần học hỏi của Niên Trưởng HOA VĂN .

Cho phép tôi được ca tụng HOA VĂN như một thi si tài danh... của Thế Kỷ 21 như các Văn Thi Hữu trong Diễn Đan Văn Nghệ Tự Do  như Vinh Hồ, Thương Anh, Tố Anh, Người Xứ Vạn, Song Phượng, Nam Thảo, Phước Hồ, Minh Hiền,  Mai Sa Mạc, U     yên Thúy Lâm, Hàn Tiểu Thơ, NPL,  Trần Minh Hiền, Nguyễn Hoàng Linh, Quốc Thái,  
 Nguyên Bông, LDPP, Tường Vy, Nguyễn Thanh Vân, Hồ Công TâmThụy Hoài Như, Đổ Quý Bái, Lê Ngọc Kha...



Thật vậy, chỉ trong một thoáng giây như ngm ngùi, như tiếc nuối, nhà thơ HOA VĂN  không chần chừ gieo vận để nỗi lòng chìm nghỉm :
" Ta còn bao nữa, mùa Thu
Mấy Thu vàng nhỉ giã từ cuộc vui"
(84. CÒN ĐƯỢC MẤY THU, trang  97)

Chỉ vỏn vẹn có hai câu lục bát nhập đề, 14 chữ, thi si HOA VĂN đã sáng tạo đuợc cái hiện thực của tình si, một bức tranh nghẹn ngào: "Thu này lá đổ màu chưa?
Em còn bên đó hay vừa bước đôi"
Sự trầm mặc của nhà thơ là cái tĩnh mịch của trí óc lãng mạn "bước đôi" của Niên Trưởng HOA VĂN, đưa tôi vào cảnh mộng mị trong giấc chiêm bao, để tôi ngỡ ngàng trong mộng du, thấy em thơ của tôi đang sánh bước cùng ai mà hồn tôi ngậm ngùi tiếc nhớ! Tôi òa khóc vì biết thật sự mình đã mất Người rồi!

Thơ như Thu đang về, rét muớt.  như mùa đông  còn lạnh lẽo, giá buốt phủ giăng, cho ta cái cảm giác cô đơn và buốt giá! Trời mây ảm đạm. Bầu trời như u - uẩn một tình khúc trong một buổi sáng buồn.

Tho HOA VĂN nói lên nỗi nhớ, niềm mong đợi. ngẫu nhiên cũng đã đáp lại được lời  Người tình xưa, vẫn chờ, vẫn đợi:
“Hôm nay sao bỗng vui còn
Vẫn đây mũ áo thơ nguồn cội xưa”
Cám ơn nhà thơ HOA VĂN đã đánh thức tôi dậy, người tình nhỏ vẫn mỉm môi cười"Rằng em vẫn đợi...vẫn chờ đợi ... anh." 

HOA VĂN  đã không để cho người tình đang chờ đang đợi mà thi si niên trưởng HOA VĂN còn nhân cách hóa cả một rừng thơ đang đứng ngẩn ngơ với những cành cây, dung nhu mõi mòn ngóng trông!
“Thu đến  thơ đời thêm nở hoa
Như trăng mười sáu giữa bao la
Soi tình thơ tỏa trên đường lụa
Cung bạc trời hồng tiếng hát ca.”
(66. MÙA THU HOA CÚC, trang 78)

Sao người tình chung chưa đến? Hay người chưa về? Hàng cây vẫn  lặng thinh đứng đợi trong vô vọng... khi người tình vẫn mãi mãi phương xa.
“ Ngày buồn để lại hắt hiu
Bên đời kỷ niệm ít nhiều dấu chân
Tình đi như đã riêng phần
Trăm năm đời cũng chỉ ngần ấy hoa.”
(67. CHỈ NGẦN ẤY HOA, trang  79)
Theo tôi hiểu Chỉ ngần ấy hoa cũng còn có nghĩa: Chỉ một mình em nếu không muốn nói rõ thêm ra: Chỉ một mình THU thôi!

Thơ HOA VĂN có tà áo lụa vàng, có bàng hoàng nắng roi, có mắt ai trời biếc, có tình về xa ơi là xa.
Thơ HOA VĂN lại có gió, có mây trời lồng lộng, mà lại còn có bước chân ai khép nép *buớc-đôi trên thảm cỏ non xanh.
Thơ HOA VĂN cũng chẳng thiếu
Nhớ Ninh Kiều quá đi thôi!
Nhớ sông nhớ biển nhớ người tình ca“
Rồi đưa ta ngậm nùi:
"Nhớ đò đưa nhớ Ba Càng
Sông bao nhiêu tuổi nước tràn mặt sông"

Thật vậy, 
dòng sông thuở xa xưa, có mây trời hiu hút mờ khói sương chiều, có mây bay thật thấp trên phiến đá buồn, lạnh câm trong im ắng, mà người tình đang ngồi để chờ đợi một hình bóng xa xưa, nhưng hoài công.

Vô thường là thế!  Có,,, có!  Không ... Không. Vì chẳng còn tồn tại trên cõi đời này.

Thơ của HOA VĂN là những bài thơ tình, thật lãng mạn như bỗng dưng rưng rức buồng tim.

Cái có trong triết học Phật giáo, trong ngôn ngữ vô thường nhưng bao dung cả cái có với cái không. Để ta ngây ngô một thoáng, lim dim bóng nàng.
"Chờ nàng thơ đến cùng vui
Viết rồi lại xóa, xóa rồi lại xây"
(NINH KIỀU, trang 54)
Bóng dáng, hình ảnh của nguời tình xa, buông thả trong nội tâm thật cổ điễn, và ngay cả những triết lý mà bản ngã của con nguời từ không đến có, rồi thân xác cũng sẽ thành cát bụi. Từ cái có đến cái không!
Không! Không! Có! Có!
Có! Có! Không! Không!
Tôi mất Nha Trang quê tôi rồi tôi lại có Nhatrang trong mộng mị! Tôi mất Nha Trang cũng thật xa! Mà nay tôi lại có NHATRANG thật gần!
Như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, đã ba lần “không” còn yêu em nữa.
Rồi Ông cung ngập ngừng  trong chữ nghia “đam mê!”
Cát bụi phải trở về cát bụi. Ồi ! Người Tình từ cái có lại trở thành không, quanh quẩn trong ta. Vô thuờng là thế!

Bỗng chốc nhà thơ HOA VĂN dở lại những dòng thu thật trử tình, gợi nhớ lại người mình yêu thương, song một thoáng giây tận cùng của nỗi nhớ cho đến vinh hằng và vô thường trong tình yêu đôi lứa như
mắt em, trời biếc, tình oi!
Để cho thi sĩ HOA VĂN  năm tháng tả tơi lưu đày.
"Niềm thương ta vẫn êm đềm
Người đi kẻ ở có mềm lòng đau???"

HOA VĂN là một nhà tho đã thành danh từ trong nước và đến hôm naytại hải ngoại.

Tôi đã không dám bình thơ của Niên Trưởng HOA VĂN mà tôi chỉ đọc thơ của người lính trận HOA VĂN qua cảm xúc ghi nhận của con tim trong nhiều bài thơ của HOA VĂN.

 Tôi kính trọng HOA VĂN vì nhà thơ đã có những vần thơ thật vô củng lãng mạn, trong thơ đã gói ghém tính chất buông thả rồi tự biết kiềm hãm với ngôn ngữ thật giản dị, như tiếng nói của các người lính hiền hòa, thủy chung, nhưng rất bình dị: viết rồi lại xóa,  áo bà ba, đò đưa, nhớ quá đi thôi, đường này lối nọ...
HOA VĂN đã chọn cho mình một chỗ đứng riêng biệt trong thi ca, do đó nhà thơ HOA VĂN rất được nhiều người ưa thích và có rất nhiều thơ của HOA VĂN được nhạc sĩ LMST (Linh Mục Si Tình) và nhạc si Anh Bằng và nhiều nhạc sĩ khác phổ nhạc.
Duy Xuyên
Tacoma
4/9/17


Thursday, April 6, 2017

VẼ !!!


VẼ !!!

Tác giả: Lại Thị Mơ

Tác giả cho biết bút hiệu là tên thật.  Bà định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. 


Chắc chắn bất kỳ ai khi vừa đọc tựa bài cũng nghĩ ngay, tôi đang nói về hội họa. Xin thưa hoàn toàn không, vì tôi không biết vẽ, lại chẳng có chút kiến thức nào về hội họa, tranh ảnh. Tuy tôi cũng biết tên mấy ông họa sĩ nổi tiếng xưa và nay. Còn về tranh trường phái này trường phái nọ thì chịu thua. Có điều ngày xưa nhà tôi ở gần xưởng làm tranh sơn mài, đa số quanh đi quẩn lại có vài đề tài như: ngư tiều canh mục, mai lan cúc trúc, ba cô gái Trung Nam Bắc…
Đề tài đơn giản như vậy thì tôi hiểu. Chứ mấy tranh trừu tượng khác thì nhìn vào tôi không tưởng tượng được. Chỉ thấy toàn là những vệt màu,mà mẹ tôi bảo là “ quẹt ngoe ngoét” khi em tôi mang khoe bức tranh trừu tượng của nó.
Người trần mắt thịt như tôi đi xem triển lãm tranh, thì cũng như đàn gẩy tai trâu, hay vịt nghe sấm, khi được ông bồ ngày xưa đưa đi nghe hòa nhạc cổ điển Chopin, Beethoven… Trên đường về, chàng hỏi: em có thưởng thức được gì không? Tôi rất hồn nhiên nói rằng, em chỉ thấy ô mai ngon ơi là ngon. Thì ra mỗi người thưởng thức một thứ khác nhau, chàng đê mê nghe bằng tai, còn tôi tận hưởng cái ngọt ngào bằng lưỡi, nhờ gói ô mai chàng mua.
Tôi chuyên môn làm người ta chưng hửng, vì kết quả ngược lại với điều người ta mong đợi.
Ngày xưa khi vào nhà hàng, tôi thường gọi món cua rang muối, hay mì xào dòn, chỉ một món thôi cho hai đứa. Lấy nhau rồi, khi đi ăn ngoài, không bao giờ tôi gọi cua rang muối. Ông chồng tôi thắc mắc, ngày xưa em thích lắm mà. Tôi đã phải “ vạch trần sự thật”. Dạ thưa, một ông mới ra khỏi tù cải tạo, áo thì sờn vai. Quanh đi quẩn lại chỉ có Xuân Thu nhị kỳ. Nghĩa là quần áo chỉ có hai bộ, mà mẹ tôi thường nói quần một manh, áo một mảnh. Ấy thế mà mấy ông đi học tập về, vẫn ráng đưa bồ vào nhà hàng (nhỏ), chứ không dám ghé quán cóc bên đường. Cô giáo nghèo cũng tội nghiệp nên đòi ăn cua rang muối, hay mì xào dòn, để mà nhâm nhi cho lâu. Chứ em biết chắc khuya về, cả hai đều lục cơm nguội.
Khi chưa lấy nhau, Nguyên Sa bảo “em là con mèo ngái ngủ trên tay anh”. Lấy nhau rồi, em biến thành sư tử Hà Đông. Valentine mua hoa về thì không nghe khen, mà còn bị cằn nhằn phí tiền. Phí tiền nhất là khi đi ăn cưới, gia chủ đãi nhà hàng Tàu cứ phải có món Lobsters, cho ra vẻ sang trọng. Các bà ăn mặc rườm rà, ai cũng chỉ khều khều, vì sợ phấn nhạt son trôi. Các ông thì cũng không dám ăn như hùm như hổ, quan trên trông xuống, người ta trông vào. Rốt cuộc chỉ có nhà bếp là hưởng lợi. Nhìn đĩa tôm hùm hay cua rang muối mắc tiền mà tiếc hùi hụi. Bởi vậy khi ăn ngoài, tôi chỉ ăn món nước, vì họ mang ra thật nóng hổi. Còn cua tôm phải ăn ở nhà, để mà dùng cả mười ngón tay. Mặt mày dính tùm lum, tha hồ mút mát như trẻ con. Ăn như vậy mới thấy thoải mái, chứ khều khều sợ mặt như mặt mèo, thì quá uổng tiền. Bởi vậy đi ăn cưới, tôi gọi là ăn kiểu “sĩ”, nói tắt theo lối ở VN bây giờ là sĩ diện.
Thường thường cuối tuần anh em tôi tụ tập ăn uống. Có một hôm tôi đề nghị cả nhà lên xe, lái độ một tiếng, qua thành phố bên cạnh thưởng thức món há cảo đặc biệt của Đại Hàn. Em tôi nghe vậy đã gạt phắt đi “vẽ”, làm tôi tiu nghỉu. Mặc dù tôi cố quảng cáo món này rất ngon. Mỗi viên há cảo có vỏ bọc mỏng dính, bên trong là bọc nước súp có chứa nhân tôm thịt. Khi ăn phải rất cẩn thận, nếu không bọc nước sôi bên trong có thể làm phỏng miệng. Dù nói thế nào, em gái tôi cũng chỉ buông ra một tiếng cụt lủn: vẽ! Vẽ ở đây là vẽ chuyện, vẽ vời, bày vẽ. Chứ không phải vẽ rồng vẽ rắn, vẽ hươu vẽ vượn.
Về Việt Nam nghe người ta nói ngắn gọn, mới nghe lần đầu, chúng ta không hiểu. Chẳng hạn khi nghe bà chủ quán bún chửi quát: cút, xéo, biến. Có nghĩa là bà từ chối bán cho khách, hãy biến mất hay cút xéo đi ra khỏi hàng của bà.
Một cô gái ôm con chó đi vào chợ, tới hàng giò chả, õng ẹo hỏi có giò nóng mới làm hôm nay, để mua cho con chó cưng ăn. Vì ăn giò cũ sợ chó bị đau bụng. Bà bán hàng tức mình quát lên: đừng có chảnh. Mày đừng nói điêu, đừng nói nhảm, không mua thì xéo. Hàng của bà là hàng độc.
Độc không phải là độc hại, mà là độc đáo, độc nhất, độc quyền. Chữ ngắn gọn đã làm sai hẳn nghĩa của chữ đứng một mình. Xéo là cút xéo, chứ không phải là xéo xắt.
Cô gái cũng chẳng vừa đốp lại ngay: bán hàng mà bày đặt sĩ. Rồi cô ngoe nguẩy nựng nịu con chó cưng, gọi bằng em, xưng mẹ với nó “thôi để mẹ mua ba- tê cho em ăn với bánh mì nhé, hôm nay không thèm ăn giò”.
Cô gái đi rồi, các bà bán hàng ngó nhau. Họ bảo: ai còn lạ gì con ghệ này, bây giờ làm gái, cứ tưởng mình là hot gơ (girl). Ngày xưa lê la đầu chợ cuối chợ kiếm ăn. Gặp cái gì cũng chộp, chẩu nhanh như ăn cướp. Mới bốc lên đã bày đặt ôm chó đi mua giò.
Chỉ một cô gái mà có tới ba chữ để diễn tả. Ghệ là con gái nói chung, gái là nghề của cô ấy, còn hot girl là đẳng cấp, người ta dùng để gọi các cô chân dài, muốn gặp phải có nhiều tiền, cỡ đại gia.
Các cô hot gơ được ví như máy bay. Vì các cô có nhiều phi vụ, cần các bãi đáp an toàn. Các cô được phong tặng toàn những chữ thổi phồng quá đáng. Siêu mẫu, siêu sao, đi xe siêu sang, ở nhà siêu khủng. Hễ cái gì không thể diễn tả cứ cho thêm chữ siêu vào là xong. Chữ nghĩa bây giờ quả là siêu việt. Có khi nào chữ siêu bị mang ra dùng nhiều quá, nó phải la lên: hãy cho tôi siêu thoát, quí vị ơi!
VN bây giờ thoáng lắm, người ta vẽ đủ thứ. Dựa vào truyện ngày xưa, ngay cả truyện phong thần, hay truyện tưởng tượng. Tây du Ký, có Tề Thiên Đại Thánh phò sư Tam Tạng đi thỉnh kinh. Thế là trong các lễ lộc, sư cũng có võng lọng và mặc áo như long bào của vua chúa. Chiêng trống rùm beng, và một đoàn người nghênh đón, theo kiểu đón tiếp vua quan, tiền hô hậu ủng.
Ngày xưa qua hai chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, chúng ta thấy cả Công Giáo và Phật Giáo đều cử hành các nghi thức của tôn giáo mình rất thành kính trang nghiêm, không hoa hoè diêm dúa. Ngày nay họ chú trọng quá nhiều về vẻ ngoài. Có nơi còn tổ chức ca hát hay diễn hài kịch nhảm nhí. Mục đích để thu tiền bá tánh. Sư cha gì cũng hát nhạc đời, cũng nhảy nhót tưng bừng chẳng kém chi ai. Người ta gọi như vậy là giao lưu giữa đời và đạo!
Người ta trang trí cung đình như một gánh hát (bội), từ vua quan cho tới lính lệ, quần áo loè loẹt, y hệt đào kép đóng tuồng. Người ta không biết giá trị của những công trình của người xưa. Đập phá những cái nguyên thủy, để sơn loè loẹt bằng sơn vôi bây giờ, và cho như thế là nâng cấp, các hạng mục công trình theo kịp trào lưu tiến hóa ( ùi). Một nhà văn sinh trưởng ở Huế đã than rằng: tô son trét phấn người ta đã giết chết Huế của tôi rồi!
Trước năm 1954 cho tới nay mới có hơn 60 năm. Những người có trí nhớ cũng chỉ cỡ 75 tuổi, đâu có ai thấy hội hè đình đám quá màu mè như bây giờ. Người ta xây dựng chùa chiền đủ kiểu, rồi gây dựng lại các cuộc thi cho các người tao nhã, như thi thả thơ…hay đố vui lấy thưởng. Các thí sinh toàn người có bằng cấp, nhưng lại trả lời vô cùng ngớ ngẩn về những kiến thức cơ bản của một người được đi học: El Nino là tên một loại sữa bột.
Thiệt là hết ý!
Có mỗi bài thơ của Vũ đình Liên “mỗi năm hoa đào nở,lại thấy ông đồ già, bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua”. Bây giờ ông đồ lạm phát, ngồi chen chúc như chợ trời, cũng áo dài khăn đóng, nhưng tranh giành khách hàng. Cuộc sống bây giờ căng lắm, chữ nghĩa thánh hiền cũng khó nuốt trôi.
Lễ hội văn hóa chen lẫn với các trò chơi dân gian, họ vẽ ra đủ thứ “đầu Ngô mình Sở” pha trộn tùm lum, vừa tốn tiền vừa kệch cỡm.
Mặc dù theo truyền thuyết, chúng ta là con rồng cháu tiên. Nhưng người ta chỉ dùng con rồng trang trí như những hoa văn ở đình chùa. Còn huy hiệu của nước Việt ngày xưa, chính phủ dùng cây trúc và hoa mai tượng trưng cho sự thẳng thắn (cây trúc),và người quân tử (hoa mai).
Tiền để làm con rồng khổng lồ bằng hoa tươi, rồi dẹp bỏ, đủ để xây vài cái cầu cho trẻ em khỏi lội sông đi học.
Miền Nam VN ngày xưa, ruộng đồng bát ngát, được ví như vựa lúa của cả nước. Còn miền Trung có bờ biển dài nên nghề chài lưới phát triển. Nông nghiệp và ngư nghiệp phát triển người dân sống yên lành với nghề nghiệp lưu truyền từ bao đời cha ông để lại.
Nhớ thời Đệ Nhất Cộng Hoà, Tổng Thống Ngô đình Diệm lập ra các khu trù mật, dân chúng chăm lo cày cấy, trẻ em được cắp sách đến trường học miễn phí. Thỉnh thoảng Tổng Thống đi kinh lý, thăm dân cho biết sự tình. Người dân chốn quê nghèo vẫn có dịp gặp được người đứng đầu cả nước.
Bây giờ chẳng bao giờ thấy Chủ Tịch nước đi kinh lý. Khu trù mật đâu không thấy, mà chỉ còn thấy khu trù dập. Nhiều chữ mới được hình thành: dân oan là những người dân bị chiếm đất mà họ thừa hưởng của ông bà cha mẹ để lại. Lòng tham vô đáy đã làm cho họ không ngừng ở bất cứ cái gì, mà họ có thể lấy được.
Sau ngày 30/4/75. Khởi đầu những người có nhà to sẽ bị dòm ngó. Bằng mọi cách họ phải lấy cho bằng được. Những người quân nhân cán chính của chế độ cũ có chức có quyền, tức là có tội, ra khỏi nhà trước nhất. Ngay cả Quân y Viện Cộng Hoà, ngày 30/4/75 chủ mới đuổi các thương binh tàn phế ra khỏi cổng, mặc kệ cho họ có rên rỉ vì đau đớn. Biết bao người là nạn nhân của cách đối xử vô nhân này. Ngày xưa lính của quân đội chúng ta đối xử tử tế biết bao với các tù binh CS. Còn những người chiến thắng chẳng có một chút tình người, họ trả thù thẳng tay.
Vào được miền Nam, họ ngỡ ngàng khi thấy nhà cao cửa rộng. Máu tham nổi lên, họ đặt ra đủ thứ cách để chiếm đoạt tài sản của những người thua trận.
Đánh tư sản mại bản để chiếm nhà. Chiếm nguyên căn nhà không được, thì họ lục lại hồ sơ xây cất của căn nhà. Người còn lại chỉ được chia cho một tầng hoặc một phòng của căn nhà.
Họ quả là thông minh trong mọi cách lươn lẹo để chiếm đoạt tài sản.
Có quốc gia nào đổi tiền ba lần trong 10 năm. Cướp tiền một cách công khai.
Cướp hết tiền, nhà, đất, ruộng. Họ bắt đầu xâm phạm tới tài nguyên của quốc gia. Đốn cây, phá rừng làm nhà. Cho mướn đất công (Formosa)... Họ coi như khi có chức có quyền thì của công cũng là của họ.
Người ta vẽ vời ra đủ thứ xây cái này, xây cái nọ. Chẳng cần biết cái đó có cần thiết không? Vì một lẽ dễ hiểu: có vẽ mới có phần bỏ túi.
Biết bao công trình dở dang vẫn còn sờ sờ trước mắt mọi người.
Tham nhũng và bất lương là hai thứ đồng hành. Không phải tự nhiên mà ma túy lan tràn khắp nơi. Vì đất nước mình đâu có trồng cây á phiện. Nếu những người canh gác biên giới không lơ là để ma túy lọt vào.
Nhìn ra xứ ngoài, họ cũng muốn tỏ ra chẳng kém ai. Con ếch nhưng muốn to bằng con bò. Người ta chơi golf, thì mình cũng xây sân golf thật to. Môn giải trí của những người thừa tiền lắm bạc. Như vậy họ chỉ làm những gì để lôi kéo du khách, chứ đâu phải nhu cầu cho người dân nghèo là nhà thương và trường học.
Tết đến thì chăng đèn kết hoa ở các thành phố lớn, và cho nghỉ rất lâu. Trong khi ở xứ Mỹ tất cả lễ chỉ có một ngày (được trả lương).Nhưng họ đã tạo ra tiện lợi cho người dân, bằng cách tạo ra long weekend. Bằng cách qui định các ngày lễ rơi vào ngày thứ Hai. Ngoại trừ những ngày lễ mang tính lịch sử không thể thay đổi, như Giáng Sinh, hay lễ Độc Lập. Bạn thấy họ có thông minh không? Còn VN mình, nghèo mà chơi bảnh. Nghỉ lễ nhiều nhất thế giới, ăn Tết cả tuần, phí phạm đủ mọi thứ, có bao nhiêu tiền dốc hết vào Tết. Tiền trang trí bên ngoài ở các thành phố lớn, cũng là tiền đóng thuế của dân mà thôi.
Thật là vẽ vời. Muốn vời du khách về, thì phải vẽ.
Ruộng vườn dẹp bỏ để lấy đất làm khách sạn, sân golf, khu giải trí. Du khách khi tới VN chỉ thấy toàn là nơi giải trí, nhiều hơn cả ở những nước phát triển. Không thấy nhà máy kinh doanh sản xuất. Không thấy sản phẩm nào mang ra thị trường thế giới.
Tất cả chỉ dùng sức lao động để đi làm thuê.
Trong nước thì có các nhà máy, nhưng của các công ty nước ngoài mang vào. Người ta chỉ dùng sức lao động của người được thuê.
Làm thuê, nhưng chủ nhà không bảo vệ người dân của mình. Họ chỉ cần tiền theo đúng kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Trước kia có chuyện một công ty sản xuất giầy của chủ Đại Hàn, họ đã đánh đập nhân công, và xúc phạm tới thân thể của đàn bà con gái, bằng cách lột trần truồng để khám xét. Cũng tại thói ăn cắp mà ra.
Người ta thường nói, túng làm liều, bần cùng sinh đạo tặc. Đằng này con của quan to, tiền bạc đầy ắp. Vẫn đi ăn cắp, đến nỗi người ta phải treo bảng cảnh cáo, bằng tiếng Việt, mới là nỗi buồn cho những người Việt khác, trong và ngoài nước.
Chỗ nào ăn cắp được là ăn cắp. Bớt xén vật liệu xây dựng, mới tưng bừng cắt băng khánh thành. Ít lâu sau đã sụp đổ. Không ai chịu trách nhiệm. Mọi thứ đã chia chác xong. Tiếp tục vẽ thêm cái khác.
Kể từ khi chiếm được miền Nam, người Việt được ra nước ngoài rất nhiều, không phải học hành để về phục vụ cho đất nước, tất cả chỉ đi làm thuê.
Thanh niên nam nữ đi làm thuê, ông già bà cả cũng được tận dụng sức lao động. Nấu ăn dọn dẹp trong nhà hay săn sóc người già yếu, bệnh tật.
Các cô gái trẻ thì đổi đời bằng cách lên thành phố để bán bia ôm, làm gái mãi dâm, làm gái bao (vợ hờ).
Trẻ em thì đánh giày hay bưng bê ở các quán nhậu, hoặc đi bán vé số.
Nói chung ai cũng có công ăn việc làm hết! Bằng cách cho thuê thân xác hay dùng sức lao động của mình.
Một xã hội ăn xổi ở thì.
Ngày xưa các cụ khuyên con cháu: đừng bán lúa giống. Cũng như ruộng đất để canh tác cung cấp hoa màu nuôi sống gia đình hay toàn dân. Nhưng vì nhu cầu hưởng thụ đã làm mờ mắt mọi người.
Dân bán ruộng để lấy tiền xây nhà lầu, mua xe hơi. Chính phủ thì cho mướn đất (Formosa). Mà cho mướn tới 70 năm hơn một đời người, nghĩa là ông bà ăn hết cả phần của con cháu.
Nhìn bên ngoài mọi thứ phô bày trước mắt du khách. VN là một quốc gia giàu có, bởi vì những khu du lịch thật là hào nhoáng. Những toà cao ốc cũng vươn cao ngạo nghễ chẳng kém ai. Những chiếc xe hiệu Rolls Royce hàng trăm ngàn đô.
Chỉ có điều người ta xây nhà nhưng không xây cống, nên chỉ cần mưa lớn vài giờ là đường biến thành sông. Người ta quên nhiều thứ, nhà vệ sinh công cộng đi mỏi chân cũng chẳng tìm ra. Có một cái gì “khập khễnh” mà người ngoài thấy, nhưng chính quyền không thấy.
Có phải vậy không? Hay đó là do sự vô tình cố ý. Khi trẻ em và người già nghèo khổ, vẫn còn lê la đầu đường xó chợ xin ăn.
Người ta còn vẽ đủ thứ để ru ngủ người dân. Nhiều đài truyền hình như nước ngoài, các tỉnh cũng có đài truyền hình riêng, không còn phải tiếp cận đài trung ương như trước kia.
Người ta tạo ra đủ mọi tên gọi để gây ra lòng ao ước của quần chúng bình dân: Diva, người mẫu, siêu sao, danh hài… Rất nhiều cuộc thi để tuyển chọn người theo những hình tượng đó.
Nhu cầu cuộc sống chỉ có giải trí và hưởng thụ. Còn lại các nhu cầu khác đều quên, hay giả vờ quên.
Chúng tôi những người con xa xứ, nhìn về quê nhà với nỗi buồn khôn nguôi.
Đã gần 42 năm trôi qua, người biểu tình đã trải qua nhiều thế hệ. Nhưng mọi chuyện vẫn không hề thay đổi. Chỉ có nhà tù càng lúc càng nhiều. Mặc kệ biểu tình phản đối biển chết, cá chết. Chỉ có một sự im lặng tuyệt đối. Người ta đã ví đồn công an là nơi vào sinh ra... tử. Nghe thật là mỉa mai cay đắng.
Người dân chỉ biết âm thầm than thở bằng những câu ca dao thời hiện đại: cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng nhiều tiền.
Xin đừng vẽ vời thêm nữa. Cũng xin đừng lấy thúng úp voi, khi đâu đâu cũng chỉ nghe xí xa xí xô tiếng người lạ. Mà có nhiều con tàu lạ cứ lởn vởn quanh hải phận quê nhà.
Vẽ, để mời mọi người cùng về ăn bánh vẽ.

                                                                               Lại Thị Mơ NJ 

Tuesday, April 4, 2017

Nuôi Con Xứ Mỹ

Nuôi Con Xứ Mỹ

L. T. M.
Hồi còn ở VN, trong xóm tôi, nhà nào cũng có hơn nửa tá con nít. Có nhiều bà sinh năm một, thậm chí có nhiều anh chị em chỉ cách nhau có 11 tháng. Các ông chồng tuy làm lương chẳng khấm khá gì nhưng các bà thật sự chẳng lo lắng, họ giỏi vặt đầu cá vá đầu tôm, giật gấu vá vai.Vả lại Trời sinh voi sinh cỏ mà lo gì.

Tôi cũng nằm trong số những gia đình đông con nên chẳng được chăm sóc ngó ngàng từng ly từng tí. Từ lúc 7 tuổi là tôi đã tự đi học một mình. Chỉ có 7 tuổi thôi, nhưng tôi phải đi bộ (cở nửa miles) tới trường vào sáng sớm khi trời chưa sáng hẳn. Lầm lũi đi, chân cứ ríu lại sợ ma và nghe chó sủa. Mẹ tôi bắt ông anh kế  (hơn 3 tuổi) chở tôi đến trường bằng xe đạp. Anh tôi chỉ đi một khúc ngắn, đuổi tôi xuống , về nhà ngủ tiếp. Tôi không dám méc mẹ, dẫu sao cũng qua được cái nhà có con chó dữ, to như con heo nái, vô cùng hung dữ, dù có hàng rào sắt chận lại, nhưng mõm nó chĩa qua hàng rào, sủa với hàm răng nhọn hoắc, con bé 7 tuổi cũng không dám nhìn. Khi về nhà, ông thợ mộc trong xóm đã thắc mắc, sao không thấy tôi đi học.
Qua năm sau lại học buổi trưa, khi đi ngang rạp hát, tôi đã ngủ ngon lành ở bên trong, nơi quầy bán vé. Ngủ chán thì đi bộ về nhà, cũng chẳng ai biết tôi về sớm hay muộn. Mọi người chỉ gặp nhau vào bữa cơm tối. Nghe nói dưới quê, nhiều con quá, tới khi đi ngủ, bố mẹ phải gọi đếm con thiếu hay đủ bằng số.

Khi hơi lớn thì phải bồng em, như mèo tha chuột. Cơm còn không đủ ăn, nói gì tới chữbabysitter xa lạ. Các bà cứ việc đẻ, đứa trước (chứ không phải lớn) trông đứa sau. Ăn thì rau cháo qua ngày. Không biết tới khi nào thì có kế hoạch hạn chế sinh sản.
Xứ nghèo nên trẻ em cứ lớn lên như cây cỏ theo kiểu Trời nuôi Trời dưỡng. Chẳng ai thắc mắc chuyện đi bộ đến trường của một đứa bé 6 tuổi. Chẳng có Cảnh Sát tới nhà hỏi tại sao đứa nhỏ bị bầm mặt khi đi học. Không có ai trông thì khóa cửa nhốt trong nhà, dù có nhiều em rất nhỏ

Qua bao thế hệ, mọi người sống thản nhiên, coi như đó là chuyện bình thường. Cho đến khi làn sóng Cộng Sản tràn vào miền Nam, đẩy mọi người phiêu dạt tới khắp phương trời Âu Mỹ.
Kể từ đó, họ bắt đầu làm quen với luật lệ. Mọi thứ vô cùng xa lạ với cách sống ở quê nhà. Ai cũng có quyền, dù đó là đứa nhỏ. Nhớ hồi xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy Ý nói cha mẹ quyết định mọi chuyện, áo mặc sao qua khỏi đầu. Thật là chẳng còn hợp thời hợp cảnh chút nào.

Nhớ hồi mới qua, tôi giữ 8 đứa trẻ: 4 đứa free. Mọi người hỏi: “Tại sao có 4 đứa free”. Vì đó là 2 đứa con và 2 đứa cháu. Thằng con học mẫu giáo, chỉ mới 5 tuổi. Nhưng khi tôi bỏ cookies vào cái đĩa, bảo mang ra cho các bạn. Nó đã đưa cho con nhỏ cháu trước khi đưa cho con trai, miệng thì nói: “You take first, Lady first”.Chỉ “mới nứt mắt” nó đã biết ở xứ này: đàn bà trên hết.

Một con nhỏ 3 tuổi cũng có cái quyền của nó: quyền không ăn, nếu nó không muốn. Hâm canh nóng trộn với cơm, múc một muỗng, miệng tôi thổi phù phù rất lâu, cho tới khi nguội hẳn. Tôi năn nỉ, nhưng con nhỏ cứ tròn xoe mắt, lộ vẻ khiếp sợ (nóng), tay thì che miệng, đầu thì lắc. Tôi cứ năn nỉ nguội lắm rồi con. Cuối cùng nó nói: “Nhưng mà nó nóng cho con”. Tôi bỏ chén cơm xuống, chịu thua. Tôi đã học được một bài học từ con bé 3 tuổi : không phải ai cũng nghĩ như mình.
Sau đó tôi đã được khuyến cáo: chờ cơm nguội, không được thổi bằng miệng: mất vệ sinh.

Qua rồi cái thời, nhai  mớm cơm cho con. Đọc báo, thấy có người viết thư hỏi bà Abby (chuyên phụ trách mục “gỡ rối tơ lòng trên các tạp chí bên Mỹ). Đứa con mới 14 tuổi nhưng nó muốn có một line điện thoại riêng  (thời chưa có cell phone) để trong phòng của nó. Đúng hay sai? Câu trả lời làm hỡi ơi bà mẹ: nó được phép, với điều kiện nó phải trả tiền. Kết quả đứa con gái sẵn sàng nhịn tiền quà, để có một đường điện thoại riêng, nói chuyện cho thỏa thích. Bố mẹ không được tự tiện vào phòng riêng của những đứa tuổi teen. Sự tự do quá đáng cũng làm cho các bà mẹ Việt Nam lo lắng. Làm sao mà dạy con gái :
Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái.
Hoa nồng hương, mà trái lắm khi chua.( Thu Hồng)
Nuôi một đứa con ở xứ Mỹ thật là vất vả. Đủ thứ luật lệ bao trùm, con bé hàng xóm muốn qua chơi với con mình, cũng phải có phép của mẹ nó.Thậm chí nó xin ăn kẹo, cũng phải gọi điện thoại hỏi.Bởi vì chẳng may nó bị dị ứng sau khi ăn( ví dụ kẹo có đậu phọng..) thì mình sẽ mang họa.
Yêu trẻ, trẻ đến nhà.

Nhưng khi nghe cậu em kể ra đủ thứ chuyện lôi thôi tới luật lệ rắc rối của xứ này. Tôi không dám cho con bé hàng xóm qua chơi với cháu tôi. Nào là, nhỡ nó té là mình cũng bị thưa. Bởi vì cho nó qua chơi, thì mình cũng phải trông nó. Thôi, tự dưng ách giữa đàng mang vào cổ. Không có rảnh mà ôm rơm cho nặng bụng.
Em dâu tôi đi làm về trễ, nên cậu em tắm cho hai con gái. Tới khi hai con chừng 4 tuổi bố không còn tắm cho con gái nữa, vì sợ…”quấy nhiễu tình dục”

Tới khi báo đăng um sùm vụ ông nội ( Việt Nam) tắm cho cháu nội và thằng Mỹ con hàng xóm. Chẳng là ở nhà nên ông giữ trẻ để kiếm thêm chút đỉnh. Bên VN người ta hay nói đến “cái ấy” của con trai một cách tự nhiên. Mẹ mắng yêu con, mới bằng trái ớt, mà đã đòi vợ. Ông tắm cho cháu, và thằng Mỹ con, ông chà xát cái ấy, dọa đùa: làm biếng ăn, ông sẽ cắt đem xào, nhắm rượu. Con nít 3 tuổi không hiểu, nhưng cái camera nó khiến ông phải ra tòa. Ở xứ này, họ đa nghi quá. Gửi con, tối về họ xem lại camera. Họ đưa ông lão ra tòa về tội” xách nhiễu tình dục”. Cả nhà bối rối, con có chức phận, nổi tiếng trong cộng đồng, mà bố thì bị thưa về cái tội khó nói.

Quả thật cái tội “ xách nhiễu tình dục “ đã làm thân bại danh liệt biết bao người. Từ ông Tổng Thống tới ông Thống Đốc, khắp bàn dân thiên hạ. Một nhà báo nói rằng, có nhà (Mỹ) họ để hộp bao cao su ở phòng khách. Con trai con gái khi cần bốc vài cái mang theo, thậm chí chúng còn nhắc mẹ: “Mom, run out”. Hộp bao cao su  để ở phòng khách, bình thường như hộp giấy chùi mũi.  Phong tục VN đâu có khi nào, mẹ bắt con gái teenager uống thuốc ngừa thai. Nói tới chuyện ấy, người ta còn dùng những chữ xa xôi như trong truyện Kiều” vành ngoài bẩy chữ, vành trong tám nghề.”
Còn ở đây, hơi một chút là chụp cho tội “ xách nhiễu, đe dọa”.
Ông nội tắm cho cháu, chà xát, dọa đem xào nhắm rượu. Còn bà ngoại dơ kéo hăm cắt cái đó. Cả hai cùng bị ra tòa.

Chuyện kể rằng, bà vừa nấu cơm, vừa trông cháu.  Cháu trai có bạn hàng xóm qua chơi, bà đang cắt tôm, trong tay đang cầm cái kéo. Hai thằng nhỏ cắt giấy bừa bộn, bà hăm:” Không dọn dẹp sạch sẽ, bà cắt chim cả hai.”
Bà nói bằng tiếng Việt, cháu nghe hàng ngày nên chẳng có phản ứng gì. Chỉ có thằng hàng xóm hỏi: “What did she say?”. Mặc dù nói lõm bõm tiếng Việt, nhưng nghe bà nói hoài, thằng cháu cũng biết và giải thích cho bạn hiểu. Vừa nghe xong, thằng Mỹ con khóc bù lu bù loa về méc mẹ. Sau đó bà ngoại bị phạt đi làm công ích ngoài đường phố 1 tuần. Ông nội sau khi được tha bổng đã chắp tay vái:” Nam mô A mé ri ca”. Sợ luật lệ ở đây quá. Chẳng vị tình ai cả.
Ngoại trừ chuyện ăn uống. Đi học cũng đủ thứ luật phải theo. Trẻ con không được ở một mình cho tới khi 13 tuổi (thay đổi tùy tiểu bang). Học sinh tiểu học khi xuống xe bus phải có người đón, nếu không tài xế mang trả lại trường.

Có câu chuyện diễu khi nói về cái ấy của một bà vợ Việt dạy ông chồng Mỹ phân biệt cách dùng chữ Cái và Con của tiếng Việt. Ông chồng đã hiểu, cái gì im lìm thì gọi là cái, cái nhúc nhích thì gọi là con.
Của anh thì gọi là con. Của em thì gọi là cái.
Không được nói đến cái ấy. Nhưng hoạt động của cả hai cái ấy ,thì lại nhan nhản khắp nơi. Từ sách báo, phim ảnh, TV, băng đĩa tràn lan mọi nơi mọi chỗ. Chữ nghĩa cũng phát sinh cho dễ hiểu: bà mẹ tuổi teen. Người ta phải cho trẻ học để ngăn ngừa hậu quả các em gái có bầu khi thân thể chưa phát triển toàn diện. Người Mỹ, họ sẵn sàng nói lên sự thật. Trong buổi lễ tốt nghiệp Trung Học, có trường còn cho biết bao nhiêu em làm mẹ: từ lớp đầu tiên tới lớp cuối cùng. Trước kia, các  bà mẹ tuổi teen được chính phủ trợ cấp tiền để nuôi con. Nay chính cha mẹ (tức ông bà ngoại) phải chịu trách nhiệm, chỉ cho bảo hiểm sức khoẻ cho đứa bé mà thôi.

Nhìn những bà mẹ teen ôm con ở những nơi xin trợ cấp xã hội, tôi cứ nhớ tới câu ca dao: “Bướm vàng đậu đọt mù u, lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn hoặc là : “Ăn chưa no, lo chưa tới” khi nói về cả hai trai hay gái lúc còn thiếu niên, chưa biết thế nào là bổn phận làm cha mẹ.

Trong số những trẻ em bị ra đời bất đắc dĩ đó, có bao em là nạn nhân của hãm hiếp. Bao em là do khờ khạo và bao em do cha mẹ không quan tâm tới con với đủ lý do: nghèo vì sinh kế. Nhưng gần nơi tôi ở, có một bà làm chủ vài cửa tiệm bán mọi thứ cần dùng cho tiệm Nails. Sinh hoạt hàng ngày của bà: ngủ dậy lúc 11 giờ sáng, sau đó ra tiệm và về nhà lúc 11 giờ đêm. Hai con gái thì đi học có xe bus, cả ngày chẳng thấy mặt con. Cho tới khi nhà trường gọi cho biết, con gái 14 tuổi sắp sanh, cả khu Cộng đồng giật mình, con nhỏ đó còn chơi lò cò mà. Chẳng biết bố của đứa bé là ai, bà ngoại thản nhiên ẵm cháu ra tiệm, để mẹ học cho xong Trung Học. Cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia trong cái gia đình phức tạp đó.

Ngày mới qua đây, khi điền giấy tờ cho con đi học, tôi rất ngạc nhiên, sao có cái cột hỏi : có bao nhiêu đứa trẻ cùng sống chung trong nhà với nó, và sự liên hệ với những đứa này. Ngày xưa ở VN có câu: “Con anh, con em và con chúng ta.” Nay ngữ vựng bên Mỹ phân biệt : Half và Step.Nhưng không rõ ràng như VN: cùng cha khác mẹhay cùng mẹ khác cha.

Nuôi con xứ Mỹ không còn đơn giản như ngày còn ở bên nhà. Không cần có sự ràng buộc bằng tờ Hôn Thú( bảo vệ quyền lợi cho người vợ). Luật ở Mỹ bảo vệ quyền lợi cho đứa con: dù chỉ là Boyfriend, nếu không còn ở chung, vẫn phải trả tiền nuôi đứa bé tới 18 tuổi. Nếu đứa con muốn học Đại Học phải nuôi tới 23 tuổi  (sau khoảng  thời gian này, không học xong, cha cũng hết trách nhiệm). Ngoài ra, cha còn chịu phần mua bảo hiểm sức khoẻ cho đứa con (chỉ khi nào cha không có, sẽ theo mẹ, trường hợp cha mẹ không có, mới cho theoTrợ cẩp xã hội).
Yêu cuồng sống vội, là những tiếng dùng hơn nửa thế kỷ trước. Ngày xưa bà nuôi cháu mồ côi.Ngày nay hình như chữ mồ côi ít dùng cho nghĩa cha hay mẹ đã chết.
Trẻ em bây giờ mồ côi nhiều lắm!
Tất cả đổ tội vì Cái Ấy.

Kỵ nói tới cái ấy, dù là của con trai hay con gái. Nếu trời nóng trẻ em có thể cởi áo, nhưng luôn luôn mặc quần. Trong khi con nhà nghèo ở VN, trong các xóm lao động, con nít mặc áo và cởi truồng.(Có lẽ để tiện cho việc tiêu tiểu). Cái áo còn tốn vải hơn cái quần. Có điều cái nào quí thì che, cái nào không quí thì khoe. Bây giờ mặc quần áo, phụ nữ thích khoe đủ thứ, tức là chả có cái gì quí cả. Quan niệm “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” có vẻ mơ hồ, hoặc tục lệ con gái về nhà mẹ  (sau ngày cưới) với con heo quay đã bị cắt tai (để mắng vốn cô dâu) chắc chẳng ai còn giữ. Hay là không muốn thấy sự thật phũ phàng, dẹp luôn con heo quay!!!

Có con gái trong nhà như giữ bom nổ chậm. Nỗi ám ảnh ngày xưa của các ông bố bà mẹ có con gái. Đừng lo, bên Âu hay Á gì, đều nghe nói tỷ lệ phá thai chỉ nghe tăng, chứ không giảm.Thuốc  phục vụ chuyện ấy cũng thay đổi theo nhu cầu. Bạn có thể mua thuốc kích thích nhan nhản ở các tiệm tạp hóa, còn thuốc ngừa thai và bao cao su thì chẳng xa lạ với học trò Trung Học.

Hồi xưa, người ta hay nói :” Cha làm con chịu”. Qua xứ người, khỏi lo, số An sinh xã hội của người nào, nguời đó chịu. Có điều cha mẹ phải chịu (một số) trách nhiệm cho tới khi đứa con 18 tuổi.Vì vậy, có nhà, con thì hăm he: 18 tuổi sẽ  ra khỏi nhà, không còn bị kềm kẹp vì luật pháp, muốn làm gì không ai cấm cản. Ngược lại, nhiều cha mẹ cũng hằm hè: tới năm con 18 tuổi, hết trách nhiệm.Vậy là huề. Cái gì cũng đem luật ra làm chuẩn.
Không thể vơ đũa cả nắm.Nhưng quả thật qua xứ người, cha mẹ có phần nào cảm thấy không được vui trọn vẹn như những ngày còn ở quê nhà.

Tuổi già sức yếu, ngôn ngữ bất đồng, khả năng hòa đồng bị hạn chế: không biết lái xe, mù mờ những vật dụng hàng ngày. Từ máy giặt, microway, hệ thống alarm…Tất cả đã khiến không ít trẻ nhỏ không coi trọng ông bà. Cha mẹ thì bù đầu với công việc, đủ mọi thứ đã làm cho mối liên hệ tình cảm huyết thống bắt đầu rạn nứt.
Ông Bà giữ cháu, nhưng tuyệt đối phải nuôi theo ý cha mẹ của chúng.

Điều quan trọng nhất là phải tuân theo những gì Bác Sĩ ghi: trong thời gian nuôi bằng sữa ( dưới 6 tháng )không cho uống nước!!!  Bà ngoại có 9 đứa con, lẩm bẩm:  “vậy hả?”.
Mọi kiến thức, kinh nghiệm của bà dẹp hết.Con bà nuôi thành ông này bà nọ không thành vấn đề.
Vấn đề chính là con cái đã coi ông bà như một người lạc hậu.Con của chúng phải được nuôi theo tiêu chuẩn hiện đại, theo kịp trào lưu tiến hóa
Đó là “ cái bệnh” vô cùng phổ biến ở đây.
Nuôi con xứ Mỹ, quả là nhiêu khê. Thức ăn sáng, ăn trưa, ăn tối hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng bà hỏi cháu: ăn xôi, ăn phở… cháu lắc đầu. Hỏi mãi mới được biết mấy món đó chỉ dùng cho dinner, bữa chính trong ngày. Trong khi người mình nghĩ rằng thức ăn là thức ăn. Sáng thì ăn ít, tối thì ăn nhiều.

Nuôi trẻ em bên Mỹ phiền phức hơn con nít bên VN, vì nó có quyền chọn lựa. Không như ngày xưa, có cái gì ăn cái đó,thức ăn giống nhau cho cả nhà. Anh ăn món này, nhưng em muốn món khác. Dần dần, do được thỏa mãn đòi hỏi.Khi tuổi càng lớn, ý thức càng tăng,trở thành bướng bỉnh.Thật sự ra trên một tuổi, khi làm điều gì không đúng,phạt ngay.Đánh vào tay, vỗ vào mông, sẽ là tín hiệu của phản xạ có điều kiện.Từ từ trẻ sẽ nhận ra, đàng này tuyệt đối cấm đánh . Trước năm 1965, mẹ của Tổng Thống Kennedy nói rằng, bà dùng roi vọt để răn dạy 9 đứa con của bà.Nay không được đánh, ông bà trong cái nhìn của đứa bé chỉ là hình ảnh của một người giữ trẻ.

Còn đâu hình ảnh :” Ngũ đại đồng đường “ như ngày xưa. Nay chỉ chờ tới 18 tuổi để bỏ ra ngoài sống cho tự do. Trẻ cậy cha, già cậy con hình như không cha mẹ nào dám nghĩ đến. Nuôi con mới biết lòng cha mẹ cũng chỉ cho người ta thấy cái nợ đồng lần ,chứ không phải để cảm thông cho nỗi lòng cha mẹ.

Âu và Á chẳng bao giờ gặp nhau. VN và Tầu thì nói :” Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. “ lại còn :” Con gái con của người ta, con dâu mới thực mẹ cha mang về.”
Mỹ thì bảo:” Con trai chỉ là con của bạn cho tới khi lấy vợ, còn con gái là con suốt đời.”
Muốn tới nhà con trai phải lấy hẹn, còn tới nhà con gái thì thoải mái hơn.Mặc dù nói giỡn, nhưng nghe như có phần chua xót.Con của con gái, chắc chắn là cháu ngoại. Nhưng con của con dâu, chưa chắc là cháu nội .Coi chừng nhà ông bà nội là cái tổ tò vò đấy.
Tò vò mà nuôi con nhện,
Tới khi nó lớn, nó quyện nhau đi.
Tò vò ngồi khóc tỉ ti.
Nhện ơi! Nhện hỡi: mày đi đường nào?

Nuôi con xứ Mỹ quả thật không đơn giản như bên VN. Tuổi già xứ Mỹ cũng khiến không ít người chạnh lòng. Bao nhiêu luật lệ trói buộc, nếu đừng có nạn Cộng Sản, mọi người vui sống nơi chôn nhau cắt rốn, có lẽ tuổi già bớt quạnh quẽ hơn.

Tác giã L. T. M.