Friday, August 28, 2015

CHÂN DUNG NGƯỜI ĐÔNG DƯƠNG GẦN 200 NĂM TRƯỚC‏

CHÂN DUNG NGƯỜI ĐÔNG DƯƠNG GẦN 200 NĂM TRƯỚC

25012_20140930145531.jpg
Chân dung Tổng đốc tỉnh Hải Dương trong trang phục lên triều
95826_20140930165414.jpg
Một vị hoàng thân mặc trang phục rồng phượng cầu kì

28978_20140930165415.jpg
Chân dung nhà bác học PétrusTrương Vĩnh Ký
94851_20140930165417.jpg
Vẻ uy nghi của ông Ba Thương, Đốc phủ sứ tại Sài Gòn
44365_20140930165419.jpg
Đốc phủ Phương ở hạt Chợ Lớn nhậm chức khi còn rất trẻ
52432_20140930165420.jpg
Gia đình lãnh binh Tân

37826_20140930165422.jpg
Trang phục phổ biến của đàn ông An Nam
87338_20140930165424.jpg
Chân dung hoa khôi xứ An Nam
84608_20140930165425.jpg
Phụ nữ quý tộc ở An Nam, dễ dàng nhận biết qua chất liệu vài trên trang phục, đôi giày cầu kì và trang sức quý giá
5882_20140930165427.jpg
Thiếu nữ An Nam trong gia đình giàu có
58550_20140930165429.jpg
Hai tiểu thư An Nam là 2 chị em trong cùng 1 gia đình
69026_20140930165430.jpg
Cô gái An Nam
18539_20140930165432.jpg
Người mẹ và con gái trong một gia đình An Nam khá giả, thời xưa phụ nữ kết hôn sớm nên người mẹ trông khá trẻ khi đứng bên cô con gái trưởng thành
87569_20140930165434.jpg
Phụ nữ An Nam nhỏ nhắn (trái) đứng cạnh phụ nữ người Hoa cao lớn
37082_20140930165435.jpg
Thiếu nữ An Nam và đàn ông người Hoa
70232_20140930165437.jpg
Kiểu tóc vấn xưa kia trông khá cầu kì
55626_20140930165439.jpg
Hai cô gái An Nam mặc áo dài đeo nón quai thao truyền thống
52896_20140930165441.jpg
Bức hình chụp giới thượng lưu An Nam
2409_20140930165442.jpg
Người Hoa ở Sài Gòn bên sới bạc
77003_20140930165444.jpg
Người đàn ông quý tộc hút thuốc phiện tại nhà
51598_20140930165445.jpg
Diện mạo của binh lính An Nam 150 năm trước
26194_20140930165447.jpg
Người tiều phu gánh củi, làn da nâu căng bóng, xưa kia đàn ông cũng đội nón như phụ nữ
23464_20140930165449.jpg
Chân dung cậu bé gánh củi
8857_20140930165450.jpg
Một em bé Sài Gòn
58369_20140930165452.jpg
Cậu bé gánh nước người Hoa
7882_20140930165454.jpg
Diễn viên tuồng với khuôn mặt trang điểm kĩ càng và trang phục của bài diễn, nghệ thuật diễn tuồng xưa nay không có nhiều thay đổi

41032_20140930165455.jpg
Trang phục của phụ nữ người Hoa tại Sài Gòn, xưa kia miền Nam Việt Nam là mảnh đất phồn hoa, thu hút nhiều người Hoa tới sinh sống và buôn bán
26425_20140930165457.jpg
Trang phục và mái tóc tết dài kiểu Mãn Châu của người đàn ông Hoa
14975_20140930165459.jpg
Những người đàn ông Ấn Độ ở Sài Gòn
75285_20140930165501.jpg
Một gia đình người Ấn
97637_20140930165502.jpg
Chân dung thiếu nữ Ấn Độ ở An Nam
27632_20140930165504.jpg
Người
​thieu so ​
 S'Tiêng ở Tây Nguyên

78244_20140930145659.jpg
Thiếu nữ Campuchia với kiểu tóc truyền thống đặc biệt đang chơi đàn Chapey
68983_20140930145159.jpg
Một cô gái sinh trưởng trong gia đình khá giả ở Campuchia
34198_20140930145201.jpg
Vẻ đẹp được coi là chuẩn mực của Campuchia thời bấy giờ
20699_20140930145220.jpg
Thường phục của thiếu nữ nhà nghèo ở Campuchia
47227_20140930145238.jpg
Chân dung công chúa Campuchia trong bộ trang phục ấn tượng
83872_20140930145240.jpg
Một cậu bé quý tộc Campuchia

24758_20140930150011.jpg 

LỄ TƯỞNG NHỚ NGƯỜI KHUẤT

LỄ TƯỞNG NHỚ NGƯỜI KHUẤT 
XEM ĐƯỢC MỘT ÍT LỄ GIỐNG VU LAN VIỆT NAM , COPY KÍNH MỜI QUÝ NT/VTH XEM QUA
QThai

 Trên thế giới có nhiều ngày lễ dành để tưởng nhớ người đã mất với những quan niệm khác biệt. Trong đó, lễ Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ thể hiện đậm đà màu sắc văn hóa - tâm linh - tín ngưỡng.

LỄ CHUSEOK HÀN QUỐC

“Chuseok” là dịp lễ lớn nhất nhì trong năm của người dân Hàn Quốc (và cả Triều Tiên). Dịp lễ này đặc trưng với những điệu múa truyền thống, trò chơi dân gian… “Chuseok” cũng là thời điểm để người Hàn Quốc nhớ về gia tiên.

Lễ “Chuseok” diễn ra vào ngày 15/8 âm (trùng với Rằm Trung thu ở ta). Theo truyền thống xa xưa ở Hàn Quốc, thời điểm này là lúc nông nhàn, lễ “Chuseok” diễn ra trong 3 ngày là cơ hội để con cháu tưởng nhớ, cảm tạ gia tiên đã khuất vì đã phù hộ cho mùa màng tốt tươi, con cháu có bát ăn bát để.

[Hình: attachment.php?aid=11549]

Các gia đình kỷ niệm lễ “Chuseok” bằng cách đem tặng nông sản cho nhau, vì vậy, ngày lễ này thường xoay quanh lương thực, ẩm thực. Những món ăn được làm từ các nông sản vừa thu hoạch được, như các loại bánh gạo truyền thống, là không thể thiếu trong bữa ăn dịp lễ “Chuseok”.

Vào dịp này, người ta đến thăm mộ gia tiên, quét dọn sạch sẽ. Vào đúng đêm Rằm, dưới ánh trăng đẹp nhất năm, người ta bắt đầu tổ chức các trò chơi dân gian, tham gia các điệu múa truyền thống.

LỄ XÁ TỘI VONG NHÂN củaVN, TRUNG HOA, SINGAPORE, MALAYSIA…

Đối với các tín đồ Phật giáo, tháng 7 âm được coi là tháng để hướng về gia tiên, về người âm. Dù trong tháng này có những kiêng kỵ, nhưng nổi bật hơn tất thảy, đó là lòng thành kính hướng về người thân quá cố và sự thương cảm dành cho những người đã khuất không ai thờ cúng. Dịp lễ này mang đậm nét đẹp văn hóa, thể hiện sự nhân văn, nhân ái.( xin phân biệt lễ xá tội vong nhân trúng tháng 7 âm nhưng kg có nghĩa là lễ vu lan)

Trong cộng đồng người Hoa, dịp lễ này có nhiều hoạt động khá phong phú, như tổ chức ca kịch, diễn xướng trên đường phố để “vong nhân” giải khuây hay thả thuyền giấy, đèn hoa đăng trên sông sau khi đã cúng lễ xong xuôi, để chỉ đường cho những linh hồn phiêu dạt khỏi bị lạc trên dương thế, có thể trở về âm phủ trước khi cửa cõi âm đóng lại.

[Hình: attachment.php?aid=11550]

Khi các gia đình thả đèn trên sông, họ hy vọng đèn giấy nhà mình sẽ cháy sáng thật lâu với niềm tin rằng đèn càng sáng lâu thì gia đình sẽ càng may mắn.

Trong dịp lễ này, người ta làm cơm cúng gia tiên, nhiều người còn làm thêm mâm cúng cô hồn đặt trước cửa nhà, trên hè phố. Việc đốt vàng mã, quần áo giấy, cúng dâng tiền lẻ, đồng xu lẻ… cũng rất thường thấy ở các nước có ngày lễ này.

LỄ OBON NHẬT BẢN

Lễ “Obon” có nhiều điểm tương đồng với lễ “xá tội vong nhân”, tuy vậy, dịp lễ này có nhiều nét riêng độc đáo khác biệt…

Vào dịp này, người Nhật thường trở về quê nhà, gia đình đoàn tụ đông đủ để cùng đi thăm lại mồ mả tổ tiên, trong khi đó, tổ tiên đã khuất được tin rằng sẽ quay trở về nhà con cháu để hưởng lòng thành kính, đồ thờ phụng của con cháu.

Vì Nhật Bản là một nước có nhiều giao lưu văn hóa với phương Tây nên họ có tới… 3 cách tổ chức lễ “Obon”. Có nơi “biến thể” - tổ chức lễ “Obon” vào 15/7 dương, có nơi pha trộn lịch âm và dương - tổ chức vào 15/8 dương, có nơi vẫn theo lịch cổ - tổ chức vào 15/7 âm.

[Hình: attachment.php?aid=11551]

Trong dịp lễ này, con cháu sẽ bày tỏ ước nguyện với gia tiên đã khuất bằng cách viết ước nguyện ra giấy rồi treo lên cây trúc với hy vọng điều ước sẽ được phù trợ, trở thành hiện thực.

Lễ “Obon” dù không phải dịp lễ chính thức trong lịch nghỉ lễ của người Nhật nhưng đã trở thành dịp đoàn viên quan trọng trong năm, vì vậy, những người đi làm ở xa sẽ dễ được cho nghỉ phép để về nhà trong dịp lễ này.

[Hình: attachment.php?aid=11552]

Lễ “Obon” thường kéo dài trong 3 ngày, để kết thúc dịp lễ, nhiều gia đình thường lên núi, lên đồi, đốt lên những đống lửa lớn khi đêm xuống với niềm tin rằng những đống lửa này sẽ dẫn dắt linh hồn người quá cố trở về cõi âm.

LỄ EL DIA DE LOS MUERTOS MEXICO

“El Día de los Muertos” (Ngày của người quá cố) là một dịp lễ pha trộn giữa tín ngưỡng cổ xưa và đạo Thiên Chúa, là một dịp lễ lớn của người Mexico, ngoài ra, “El Día de los Muertos” cũng được tổ chức ở nhiều nước Mỹ Latinh khác. Dịp lễ này thường kéo dài trong hơn 2 ngày.

[Hình: attachment.php?aid=11553]

Ngày lễ các Thánh diễn ra vào 1/11 và Ngày lễ các Linh hồn diễn ra vào 2/11. Trọng tâm của dịp lễ này là tưởng nhớ những người đã khuất với nhiều hoạt động đa dạng như diễu hành, nhảy múa, tiệc tùng, trang trí mộ…

Tất cả những hoạt động này đều mang không khí vui vẻ bởi người ta tin rằng đây là dịp để linh hồn người quá cố trở về, hòa vào các hoạt động vui nhộn bên cạnh người sống.
Để tưởng nhớ người thân đã khuất, người Mexico sẽ tới thăm phần mộ để quét dọn, trang trí thật rực rỡ phần mộ với hoa tươi, bày biện những đồ cúng lễ mà sinh thời người đã khuất ưa thích.

Bánh mì ngọt dành cho người đã khuất - “pan de muerto” - là một thức cúng quan trọng không thể thiếu, các gia đình sẽ nướng bánh mì ngọt trông sao cho giống những… khúc xương rồi đặt giỏ bánh mì trên phần mộ cùng với các đồ cúng khác.

Lễ “El Día de los Muertos” đặc trưng với không khí vui vẻ và những màu sắc rực rỡ. Hình ảnh đầu lâu và bộ xương xuất hiện ở khắp nơi vào dịp lễ này, tượng trưng cho cái chết và sự tái sinh.

Vào dịp lễ này, đến thăm các nghĩa trang ở Mexico, nơi buồn bã này được thay áo mới, không còn vẻ u ám, ảm đạm mà ngược lại, tươi tắn, rực rỡ bởi các phần mộ đều được trang trí với nhiều hoa tươi.

LỄ “GAI JATRA” NEPAL

Dịp lễ này xoay quanh… những chú bò cái và là một trong những dịp lễ quan trọng nhất năm ở Nepal, thường được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9.

Các gia đình có ngời thân qua đời trong năm trước đó sẽ dắt một chú bò cái (hoặc một đứa trẻ được hóa trang thành chú bò, nếu nhà họ không có bò) đi dọc đường làng, hòa trong đoàn rước. Người dân Nepal tin rằng những chú bò này sẽ giúp đưa đường chỉ lối để linh hồn người quá cố bước sang thế giới bên kia.

[Hình: attachment.php?aid=11554]

Lễ “Gai Jatra” của người Nepal được cho là bắt đầu từ thế kỷ 17 khi vua Pratap Malla của Nepal mời người dân trong nước vận trang phục hóa trang rực rỡ tới nhảy múa, diễn kịch, làm xiếc trước cung điện để giúp hoàng hậu vui vẻ trở lại sau khi hoàng tử qua đời.
Quả thực hoàng hậu đã cười trở lại trước khung cảnh vui tươi, náo nhiệt và kể từ đó lễ diễu hành được tổ chức hàng năm với những ý nghĩa tâm linh được gửi gắm trong đó.

LỄ PCHUM BEN CAMPUCHIA

Cuộc sống của người Campuchia sẽ chậm lại một chút khi họ hướng tới ngày lễ “Pchum Ben” - một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong lịch tôn giáo của người Khmer, bắt đầu từ ngày 15/10 theo lịch riêng của họ.

[Hình: attachment.php?aid=11555]

Dịp lễ này kéo dài trong 15 ngày, người Campuchia sẽ đến các đền chùa trong trang phục màu trắng - màu của sự tiếc thương người quá cố - để tưởng nhớ về tổ tiên, người thân đã khuất.

Trong 15 ngày diễn ra lễ “Pchum Ben”, người ta tin rằng khoảng cách giữa người âm và người dương được thu hẹp, linh hồn người quá cố sẽ trở về dương thế, thăm lại con cháu, họ hàng thân thích và cũng là dịp để “vong nhân” được “xá tội” nếu từng làm điều gì không phải khi còn đang sống.

[Hình: attachment.php?aid=11556]

Dịp lễ “Pchum Ben” này có nét tương đồng với lễ “xá tội vong nhân” khi quan niệm rằng trong số các “vong nhân” trở lại dương thế có cả những “vong đói”, vì vậy, người ta dâng đồ ăn thức uống lên chùa để các sư thầy cúng tế cho các vong đói.

( theo dan tri )





 

Dien Van Khai Mac Le Hiep Ky Lich Dai To Su Ngay Ve Nguon 9 tai Chùa Khanh Anh, Paris Phap Quac 2015‏

TĂNG NI VIỆT NAM HẢI NGOẠI
BAN TỔ CHỨC
Ngày Về Nguồn 9 - Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư


Diễn Văn Khai Mạc

Nam Mô Trung Thiên Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam Mô Tây Thiên, Đông Độ, Việt Nam, Hải Ngoại Truyền Giáo, Truyền Giới Lịch Đại Tổ Sư,

Kính bạch chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni,
Kính thưa quý quan khách,
Kính thưa quý đồng hương, Phật tử,

Thật là phước báo cho Ban Tổ Chức chúng con được cung nghinh chư tôn Thiền Đức từ các châu lục đã từ bi quang lâm chứng minh và tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn Lần Thứ 9 được long trọng tổ chức tại ngôi Phạm Vũ Già Lam Khánh Anh này. Chúng tôi cũng xin thay mặt Ban Tổ Chức trân trọng chào đón quý đồng hương Phật tử từ các nơi về tham dự đại lễ.
Khi sinh tiền, Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu, bậc tôn túc đã nỗ lực vận động hình thành Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại và tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn, vị khai sáng ngôi Tam Bảo Khánh Anh, đã từng ước nguyện được đứng ra tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn vào dịp Khánh Thành Chùa Khánh Anh. Hôm nay, dù Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã Chích Lý Tây Quy, nhưng tâm nguyện năm xưa của Ngài đã thành hiện thực với Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn lần thứ 9 được trang nghiêm cử hành song song với Đại Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh và Lễ Đại Tường của Ngài. Kính mong Giác Linh Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm từ bi chứng giám.
Kính bạch chư tôn Thiền Đức,
Kính thưa quý liệt vị,
Từ hơn hai mươi lăm thế kỷ nay, ngôi nhà Phật Giáo được đứng vững giữa cuộc đời bể dâu khổ lụy này chính là nhờ sự tồn tại bất khả phân ly của ngôi nhà Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Đức Phật ứng thân Thích Ca Mâu Ni dù đã thị hiện nhập Đại Bát Niết Bàn cách nay 2559 năm, nhưng Pháp Thân vô tướng của Ngài vẫn có mặt trong tất cả các pháp, trong mỗi mảnh đất tâm của từng chúng sinh. Giáo Pháp mà đức Phật đã dạy dù trải qua những biến thiên sinh diệt của các thời đại lịch sử vẫn giữ được phẩm chất tinh anh khế cơ và khế lý để làm diệu dược trị lành bệnh khổ cho muôn loại chúng sinh cho đến ngày nay. Cộng Đồng Tăng Già mà đức Phật đã thiết lập khi Ngài còn tại thế, dù mang sứ mệnh đi khắp mười phương để giáo hóa chúng sinh trong trăm ngàn quốc độ trải qua nhiều đổi thay của hàng ngàn năm lịch sử vẫn giữ được phạm hạnh thanh tịnh và chí nguyện cao vời trên cầu Phật Đạo, dưới cứu khổ quần sinh. Đó chính là những yếu tố nền tảng và trọng đại không thể thiếu để giữ vững tòa nhà Phật Pháp.
Đối với chư vị Trưởng Tử của đức Như Lai là những người gánh vác trọng mệnh trực tiếp giữ gìn ngôi nhà Phật Giáo giữa thế cuộc đổi thay, nhân tâm điên đảo thì trách nhiệm và bổn phận thiêng liêng đối với tự thân và tập thể lại càng nặng nề và khó khăn muôn phần. Vì lẽ đó, sự ra đời của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại cách nay 8 năm và Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn trải qua 9 lần tổ chức luân phiên qua các châu lục là nhằm tạo cơ duyên cho tất cả thành viên của cộng đồng Tăng Già, không phân biệt hệ phái, giáo hội, tông môn, pháp phái để ngồi lại và cùng nhau sách tấn, học hỏi, trao truyền kinh nghiệm hành đạo cho nhau. Có như thế cộng đồng Tăng Già mới có thể cùng nhau bảo tồn và phát huy bản thể thanh tịnh và hòa hợp để làm chỗ dựa tu học cho thất chúng đệ tử Phật giữa thời đại pháp nhược ma cường.
Đối với chư vị thiện nam tín nữ, ngoài tâm nguyện nhiếp thọ Chánh Pháp để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày hầu mưu tìm giác ngộ và giải thoát cho tự thân, còn có nguyện lực hộ trì Tam Bảo giúp giữ gìn ngôi nhà Phật Pháp ngày càng vững mạnh và khang trang. Xin chư vị hãy phát nguyện trợ giúp cho cộng đồng Tăng Già hoàn thành sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp cao cả này.
Trong niềm hoan hỷ vô biên của ngày cộng đồng Tăng Gìa thanh tịnh và hòa hợp, thay mặt Ban Tổ Chức xin long trọng tuyên bố khai mạc Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn Lần Thứ 9.
Nhất tâm cầu nguyện cho Phật Pháp cửu trụ thế gian để lợi lại tất cả hữu tình và vô tình chúng sinh.
Thành kính tri ân chư tôn Thiền Đức và trân trọng cảm ơn liệt quý vị.
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh.

Phật lịch 2559, Evry, Pháp Quốc, Khánh An Tự, ngày 13 tháng 8 năm 2015
Ban Tổ Chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn 9

Trưởng Ban


Sa Môn Thích Tánh Thiệt

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -- - - - - - - - - - - -
NHỮNG CÁNH HOA RƠI
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có cái gì là của mình, ngay cả tài sản, của cải, người thân, địa vị, học thức, bằng cấp v.v... Tất cả rồi cũng chỉ còn là con số không to tướng như những cánh hoa rơi trước gió mà thôi“.
Sống 67 năm trên trần thế, tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu là nỗi biệt ly của nhiều người, ngay bản thân mình cũng có, mà cho những người thân, những bạn bè gần xa cũng không thiếu, nhất là những Phật tử qua đời mà tôi đã đến trợ niệm cho họ. Đặc biệt lần nầy tôi chỉ muốn ghi lại những cảm xúc của mình khi đối diện với những sự biệt ly nầy. Trước đây hai năm, vào ngày 8 tháng 8 năm 2013 Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh tại Pháp, đồng thời Ngài cũng là nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, đã ra đi chưa một lời dặn dò với môn đồ đệ tử cũng như các thành viên của Giáo Hội và suốt hai năm qua, chúng tôi đã cùng với Quý Thầy Cô trong Giáo Hội và Đệ tử xuất gia cũng như tại gia của Ngài tiếp tục gánh vác con thuyền của Giáo Hội và nhất là việc xây dựng ngôi phạm vũ Khánh Anh vẫn còn trong thời kỳ dang dở. Để rồi cuối cùng Giáo Hội Âu Châu cũng đã tổ chức được các lễ quan trọng từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2015 vừa qua; có cả hằng ngàn Phật tử khắp năm châu và hơn 300 Tăng Ni khắp các nơi về tham dự. Đây là một thành quả, một hãnh diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu nói chung cũng như môn đồ pháp quyến của Cố Hòa Thượng Minh Tâm nói riêng vậy.
Đại Giới Đàn Khánh Anh quy tụ hơn 40 giới tử đến từ 10 quốc gia tại Âu Châu cũng như Mỹ Châu, trong nầy có 10 giới tử là người Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Đan Mạch, Scotland v.v... Giới Đàn nầy đã mở ra phương tiện cho những người Tây Phương, đặc biệt là nữ giới, đã xuất gia với các trường phái Phật Giáo Tây Tạng suốt trong hơn 30 năm hay hơn 20 năm vẫn chưa được thọ Thức Xoa và Tỳ Kheo Ni, kể từ sau khi Thọ giới Sa Di Ni. Chúng ta đã bắc một nhịp cầu cho những người nữ Tây Phương nầy, và trong tương lai, sau khi họ đã thọ giới Tỳ Kheo Ni, có đủ hạ lạp trong 5 mùa An Cư Kiết Hạ trở lên, họ có thể thâu nhận đệ tử và nếu đủ 10 vị Ni, họ có thể bắt đầu truyền các giới cho chư Ni Âu Mỹ, để họ có cơ hội tiếp cận với giáo lý của Đức Phật theo tinh thần của Tứ Phần Luật, mà chư Ni Việt Nam đang hành trì. Đây là điểm son của Giới Đàn Khánh Anh trong những ngày 13 và 14 tháng 8 năm 2015 vừa qua.
Kế đến là Lễ Hiệp Kỵ chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 9) được tổ chức trọng thể vào ngày 15 qua những đề tài thuyết trình về hành trạng của Tổ Khương Tăng Hội và Tổ Khánh Anh, lồng vào đó trong những ngày 13,14 có những đêm “trà đàm hội ngộ“ cũng như “ Hội luận Tăng Ni trẻ“ v.v... đã làm cho không khí sinh hoạt của ngày Về Nguồn lại càng nổi sắc hơn. Một đài truyền hình đến từ Hoa Kỳ có phỏng vấn tôi rằng: “Thưa Thầy, nhiều người tại Hoa Kỳ khi nghe đến hai chữ Về Nguồn lại liên tưởng đến tổ chức nầy có liên hệ đến Cộng sản. Vậy xin Thầy cho biết về ý kiến của Thầy như thế nào về vấn đề nầy“. Tôi trả lời rằng: “Cách đây 9 năm, tại chùa Pháp Vân Toronto, Canada đã tổ chức Về Nguồn lần thứ nhất, có gần 100 Tăng Ni tham dự và sau đó bị các cơ quan truyền thông la hoán lên là Về Nguồn, chính là về với Cộng sản, nhưng xin thưa, Cộng sản đâu có nguồn gốc dân tộc mà về. Vả lại suốt trong 9 năm qua, trong gần 100 vị Tăng Ni tham dự lần đầu ấy có ai là Cộng sản đâu, xin quý vị chỉ dùm cho tôi“. Đó là câu trả lời đơn giản của tôi. Ở những xứ tự do nầy người ta có quyền chỉ trích xây dựng, nhưng không phải để phỉ báng và chụp mũ. Nếu nói họ có, mà thiếu bằng chứng để chứng minh, thì sẽ có luật pháp hiện hành nghiêm trị. Đã có nhiều trường hợp như vậy xảy ra rồi và xin những người hay chụp mũ người khác hoặc vu cáo người khác không có bằng chứng thì hãy lấy đó làm gương. Theo tôi thì nên thấy cái hay cái đẹp của người khác, tâm mình sẽ thanh thản hơn; còn nếu chỉ thấy cái xấu cái sai của đối phương thì lúc nào tâm ta cũng khó chịu. Có lần Nguyên Đạo Văn Công Tuấn viết: “Có nhiều người chỉ muốn vạch lá tìm sâu, thì kẻ ấy chỉ thấy sâu và không bao giờ thấy lá“. Xin nhớ cho rằng chúng ta là những người học hạnh Thánh để thực hành theo các Thánh nhơn, chứ không phải chúng ta là Thánh. Do vậy con người vẫn còn có những lỗi lầm, thì cũng là chuyện bình thường thôi, không có gì để khó hiểu cả.
Đêm thứ Bảy ngày 15 tháng 8 “Tưởng niệm bậc xuất trần thượng sĩ“ đã làm cho nhiều người thương cảm nhớ đến Sư Ông Minh Tâm. Những giọt nước mắt vẫn vô tình tuôn chảy như để nhớ lại một bậc Thầy đã dày công hy hiến đời mình cho Giáo Hội cũng như những công việc chung đại sự khác. Ngày hôm sau, 16 tháng 8 năm 2015 là ngày cắt băng Khánh thành (tuy chưa được phép chính thức của chính quyền Pháp, vì còn những công trình chính chưa hoàn thiện), nhưng chư Tôn Đức cũng như đồng bào Phật Tử khắp nơi đều hoan hỷ để được nhìn thấy hình ảnh nầy, sau 20 năm xây dựng. Lễ Hiệp Kỵ chư Lịch Đại Tổ Sư và tuyên đọc tâm niệm của Tăng Ni Hải Ngoại cũng như lễ Đại Tường của Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã được diễn ra vô cùng trang nghiêm thành kính. Kế tiếp là phần tấn phong Trụ Trì cho Thượng Tọa Thích Quảng Đạo và Ni Sư Diệu Trạm. Thầy Quảng Đạo sẽ lo cho ngôi chùa mới ở Evry với sự cố vấn của Chư Tôn Hòa Thượng trong Giáo Hội Âu Châu cũng như môn phái Liễu Quán gần và xa. Để điều hành ngôi đại tự nầy Thầy Quảng Đạo phải cần sự trợ duyên của chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng trong các Tổng Vụ của Giáo Hội. Phần nội tự sẽ do Thượng Tọa Quảng Đạo cũng như Huynh đệ tỷ muội cùng quý Phật tử tại gia đảm trách. Ni Sư Diệu Trạm cũng đã phát biểu thật là dõng mãnh và cảm động, khi Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt trao quyền Trụ Trì ngôi chùa cũ Khánh Anh tại Bagnneux mà Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã Trụ Trì tại đó từ năm 1977 cho đến năm 2013. Đây là những hình ảnh đẹp vô cùng trong những Đại Lễ được cử hành tại chùa Khánh Anh trong những ngày nầy. Mặc dầu một cánh hoa đã rụng, nhưng có hai cánh hoa đã mọc lên để tiếp tục con đường của Thầy Tổ mình đã dày công vun đắp trong suốt hơn 40 năm qua. Tiếp theo là lễ cúng dường Trai Tăng cho gần 400 Tăng Ni hiện diện. Đây có lẽ là số Tăng Ni đông nhất tại Âu Châu có mặt trong những ngày nầy tại chùa Khánh Anh để tham dự những Đại Lễ vừa trình bày. Hẳn rằng Hòa Thượng Minh Tâm ở một nơi xa xôi nào đó, Ngài đã đoái mắt nhìn về ngôi Đại Tự Khánh Anh và mỉm cười hoan hỷ cho những việc truyền đăng tục diệm đã được kế vãng khai lai như thế.
Trong tháng 8 năm 2015 vừa qua tại Hoa Kỳ và Canada đã có ba cánh Hoa cùng rơi một lúc vào những ngày 3, ngày 18 và ngày 20. Đó là Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Giác Nhiên, Viện Chủ Tổ Đình Minh Đăng Quang tại Westminster California, ra đi ở tuổi thượng thọ 93. Tiếp đến là Hòa Thượng Thích Viên Diệu, Trụ Trì chùa Thuyền Tôn tại Montreal, Canada ra đi ở tuổi 62 và một bậc danh Tăng thạc đức nữa, đó là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu, ra đi ở tuổi 95 với 84 năm hành đạo và 74 Hạ Lạp trên khắp mọi miền đất Việt và năm châu, bốn bể kể từ hơn 40 năm nay, không có nơi nào là không có hình bóng của Ngài hiện hữu. Tôi sẽ viết về ba cánh Hoa đặc biệt nầy của Pháp Phái Khất Sĩ, của Liễu Quán Pháp Phái và của Trúc Lâm Yên Tử Pháp Phái. Dĩ nhiên sẽ có nhiều phần khiếm khuyết, kính mong chư Tôn Đức và Quý thiện hữu tri thức bổ túc cho. Xin vô vàn đa tạ.
Phái Khất Sĩ do Ngài Minh Đăng Quang sáng lập vào tiền bán thế kỷ thứ 20 và chỉ có Việt Nam mới có, chứ trên thế giới không có Phái nầy, ngoại trừ chư Tăng Việt Nam sang Mỹ hay các châu lục khác đã mang truyền thống Khất Sĩ nầy của Việt Nam đến thành lập ra. Căn cứ theo bộ “Chơn Lý“ gồm hai quyển của Ngài Minh Đăng Quang truyền lại, thì đầu tiên Ngài tu theo Đại Thừa ở Việt Nam, sau đó Ngài sang Cao Miên để tham cứu Thiền học với các Sư Nam Tông và cuối cùng Ngài về lại Việt Nam thành lập phái Khất Sĩ nầy. Chư Tăng Ni dùng chay, đi khất thực, thịnh hành nhất là ở miền Nam Việt Nam. Và năm 1954 thì Ngài Minh Đăng Quang vắng bóng. Kể từ đó các Môn Đồ của Ngài đi du hóa khắp nơi để thành lập Tịnh Xá và giáo hóa chúng sanh theo thể loại văn thơ được sáng tác hay dịch thuật từ các Kinh điển Đại Thừa. Cố Hòa Thượng Thích Giác Nhiên là vị Đệ tử sau cùng của Tổ Sư Minh Đăng Quang, Ngài sang Mỹ tỵ nạn Cộng sản vào đầu thập niên 80 và đã gầy dựng chừng 20 Đạo Tràng, Tu Viện, Tịnh Xá có liên quan đến hệ phái Khất Sĩ tại Hoa Kỳ. Băng giảng của Ngài được gửi đi khắp các nơi, nên Phật tử có cơ duyên để nghe và hành trì. Cuối đời, Ngài bị bệnh duyên trong 9 năm và vào ngày 3 tháng 8 năm 2015 Ngài đã ra đi ở tuổi đời 93 và hơn 60 hạ lạp. Đây là một mất mát to lớn của Giáo Đoàn Khất Sĩ Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước. Sau đó nhục thân của Ngài được đưa về Việt Nam và hỏa thiêu tại Sài Gòn. Môn Đồ Pháp Quyến của Ngài đã cử hành những lễ nghi quan trọng để nhớ lại ân xưa của một bậc Thầy cao cả đã dày công huấn dục các tử đệ nên người.
Cách đây chừng 3 tháng Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ của chúng tôi có ghé Canada và nghe tin Hòa Thượng Viên Diệu, Trụ Trì chùa Thuyền Tôn tại Montreal bịnh nặng, nên đã ghé thăm và Thầy cho biết rằng: “Bác sĩ đã chê, cho về lại chùa an nghỉ, chắc chỉ còn 3 tháng nữa sẽ đi“. Tôi nghe cũng hơi đột ngột, vì tin ấy chính từ Thầy nói ra, vả lại tuổi đời Thầy mới 62, chưa phải có gì bi quan lắm. Thế nhưng ngày 18 tháng 8 năm 2015 vừa qua, Thầy đã ra đi vĩnh viễn rồi. Hòa Thượng Viên Diệu thuộc Pháp Phái Liễu Quán. Phái nầy được thành hình tại Đàng Trong vào cuối thế kỷ thứ 17 do Ngài Nguyên Thiều từ Trung Hoa qua giáo hóa, Tổ Liễu Quán người Sông Cầu Phú Yên ra Huế học đạo và đắc pháp với Ngài Nguyên Thiều. Và kể từ đầu thế kỷ thứ 18 đến nay, tại Huế nói riêng cũng như khắp các miền Trung và Hải Ngoại ngày nay, nhiều chư Tôn Đức thuộc về dòng Thiền nầy. Ngài Liễu Quán là người Việt Nam, nên Thiền Phái nầy được phát triển rất mạnh khắp nơi trên thế giới ngày nay. Thầy Viên Diệu ra đi để lại 3 ngôi chùa tại Canada và chắc rằng môn phong pháp phái Liễu Quán sẽ cử người ra đảm nhiệm.
Vào ngày mồng 7 tháng 7 năm Ất Mùi, nhằm ngày 20 tháng 8 năm 2015 Ngài Thượng Thủ của GHPGVN trên Thế Giới đã viên tịch tại Montreal với tuổi thọ 95. Xuất gia tại Ninh Bình từ 11 tuổi, 21 tuổi thọ giới Tỳ Kheo, nên Ngài đã có 74 Hạ Lạp trong Thiền Môn, là một trong những vị Trưởng Lão của Phật Giáo Việt Nam. Đó là cố Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Ngài thuộc dòng phái Trúc Lâm Yên Tử của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tôn. Đến năm 1954 Ngài theo làn sóng người tỵ nạn Cộng sản, đã xa lìa miền Bắc vào Nam và Ngài đã thành lập hay chứng minh cho nhiều ngôi chùa tại miền Nam Việt Nam như: Vĩnh Nghiêm, Giác Minh, Việt Nam Quốc Tự v.v... Trong giai đoạn nhiễu nhương của Phật Giáo bị nhà Ngô đàn áp, Ngài làm Trưởng Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo để đối thoại với chính quyền nhà Ngô và sau cuộc cách mạng thành công vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, Ngài đã được bầu lên làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đầu tiên của GHPGVNTN từ năm 1964, đến năm 1966 thì Giáo Hội tách rời làm hai thành Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự. Ngài giữ nhiều vai trò quan trọng trong nhiều giai đoạn khác nhau của Phật Giáo Việt Nam. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Ngài một lần nữa đi tỵ nạn Cộng sản sang Pháp. Đến Pháp, Ngài lập chùa Từ Quang, rồi Hồng Hiên và sau đó qua Hoa Kỳ cũng như Canada để cố vấn cho chùa Giác Hoàng, Liên Hoa và tiếp đến Ngài trở lại Montreal để thành lập Tổ Đình Từ Quang. Năm 1984 Ngài đã thành lập GHPGVN trên Thế Giới tại chùa Liên Hoa Brossard Canada và Ngài làm Thượng Thủ. Đến năm 2014, đúng 30 năm sau Ngài tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập tổ chức nầy rất trọng thể tại Tu Viện Viên Quang ở Hoa Kỳ.
Gần một thế kỷ Ngài đã kinh qua. Do vậy có không biết bao nhiêu điều đã nói, nhưng với người viết bài nầy xin cung kính đảnh lễ Ngài như bao lần Ngài đến tham dự những lễ lộc quan trọng của chùa Viên Giác tại Hannover trong những năm 1991 (Đại Hội Ban Chấp hành của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới), năm 2003 (lễ truyền trao Trụ Trì) và năm 2008 (lễ được tấn phong lên Hòa Thượng). Mỗi lần chúng tôi sang Canada cũng đều xin phép đến đảnh lễ Ngài và mỗi lần như thế đều được nghe những lời giáo huấn của Ngài rất chí tình về sự hòa hợp Tăng Già cũng như cố gắng phát triển Phật Giáo tại các nơi v.v... Băng ngâm thơ và kinh sách của Ngài, tôi được nhận rất nhiều, đã nghe và đã đọc. Từng chữ, từng lời như được gợi nhớ đâu đây. Lẽ ra tôi phải sang tận nơi Tổ Đình Từ Quang tại Montreal Canada để tiễn đưa Ngài lần cuối, nhưng trong Giáo Hội Âu Châu đã có nhiều vị đại diện đến để đảnh lễ kim quan Ngài rồi, vả lại ngày Vu Lan quá cận kề, nên không thể đến Canada được. Như những gì Ngài đã có lần dặn dò thân mật rằng: “Thầy Như Điển đừng quên tôi nhé! “Vâng! Con sẽ không bao giờ quên Ngài cũng như những hành hoạt của Ngài trên suốt một chặng đường dài của lịch sử Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam như thế và con sẽ đến Tổ Đình từ Quang vào những dịp sau nầy như hình ảnh của Ngài đã thị hiện trên bầu trời Montreal vào lúc 10 giờ đêm ngày 21 tháng 8 năm 2015 khi đưa nhục thân của Ngài đi nhà quàn vậy. Vâng! Chính những sự thị hiện của cánh Hoa vĩ đại ấy giống như “Cánh Hoa Tâm“ mà Ngài đã trước tác, tạo nên những vần thơ Đạo Lý tuyệt diệu để gửi lại cho Đời vậy.
 Trước sau gì rồi mọi người cũng sẽ có một ngày ra đi như vậy, nên ngay từ bây giờ chúng ta nên sẵn sàng đón nhận những niềm vui lẫn sự lo toan cho cuộc sống và hãy để như vậy cho dòng đời trôi chảy mãi đến tận vô cùng, không đợi chờ, không phủ nhận, mà hãy chấp nhận nó Như Là thì mọi việc sẽ qua đi.
Những cánh hoa rơi trên bầu trời Âu Mỹ ngày nay của thế kỷ thứ 21 đã làm cho chúng ta gợi nhớ lại những cánh hoa ngày trước, khi Đức Phật còn tại thế, mà trong Kinh Tạp A Hàm, Ngài A Nan một hôm đã bạch lên với Đức Thế Tôn rằng:
“Kính bạch Ngài, con đang nhặt được một cành hoa, khi con ngửi, mùi thơm của nó tỏa khắp, cảm thấy rất dịu dàng, thơm tho. Ngay cả cành và lá của nó cũng thơm nữa. Không những thế! bạch Ngài, cả rễ của nó con ngửi cũng cảm thấy thơm. Không biết có loài hoa nào ngược gió mà có thể bay khắp muôn phương chăng?
Nầy A Nan! Có chứ. Đó là hương thơm của những người Phật tử tại gia giữ tròn 5 giới cấm. Đó là hương thơm của những người Phật tử tại gia trai giới gìn giữ cẩn thận trong sáu ngày, vào ngày mồng 8, 23,14, rằm, 30 và mồng một. Đó là hương thơm của những người Phật tử tại gia giữ tròn Bát Quan Trai giới trong những ngày trên. Hương thơm nầy, dầu cho có ngược gió cũng bay khắp muôn phương”. Như vậy đó, hương thơm của những người Đức Hạnh, dầu ngược gió cũng có thể bay khắp muôn phương, ngay cả hàng Cư Sĩ, Đức Phật vẫn ca ngợi tán dương như vậy; còn ở đây, như trên chúng ta đã thấy, các bậc Đại Sư đi vào đời, mang theo biết bao nhiêu nguyện lực để phổ hóa chúng sanh, thì hương thơm của giới, của định, của tuệ, của giải thoát và giải thoát tri kiến hương ấy vẫn còn lan tỏa khắp nơi trên hoàn vũ nầy.
Chúng ta tưởng niệm đến các Ngài cũng có nghĩa là chúng ta muốn noi theo những hạnh nguyện của các Ngài, đi vào đời, dấn thân vì Đạo. Dầu cho bao hiểm nguy đến tánh mạng đi chăng nữa chúng ta vẫn không lùi bước trước những nghịch cảnh thử thách lòng mình. Có như vậy mới xứng đáng là Đệ tử của Phật. Ngày nay pháp nhược, ma cường nên những thế lực vô minh đang rình rập bên ta. Vậy chúng ta hãy can đảm hơn lên để đi vào đời, phải làm sao giống như lời thệ nguyện của Ngài A Nan trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm rằng:
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước
Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật
Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
Hãy dũng mãnh và tinh tấn lên, như voi chúa xông vào trận mạc. Chúng ta phải đối diện với vô minh và chúng ta phải chuyển hóa vô minh thành trí tuệ và chuyển hóa phiền não thành Bồ Đề. Đây mới là bổn phận của người tu Phật. Xin cầu nguyện cho tất cả chúng ta hãy vững lòng tin nơi Tam Bảo và nơi tự thân của mỗi người như vậy.
Thích Như Điển
Viết xong vào mùa Vu Lan báo hiếu năm 2015-Phật Lịch 2559.

Nhớ bấm vao nút đỏ phía bên dưới đề chử : Nhấn vào đây : Le Hiep Ky Lich Dai To Su 08-15 Khanh Anh
Trang Gia Đình Phật Tử Quảng Đức

kính gởi các links để xem một số hình ảnh sinh hoạt trong dịp các đại lễ tổ chức tại chùa Khánh Anh Evry vừa qua. Con cũng đang gom hình để gởi thêm nữa.

(Chẩn Tế Cô Hồn)
(Lễ Đại Tường cố HT Thích Minh Tâm)
(Lễ Lạc Thành chùa Khánh Anh Evry và Ngày Về Nguồn 9) 
(Phim Dâng Hoa Kính Mừng Lễ Khánh Thành chùa Khánh Anh Evry  ngày 16.08.2015)
(Giới đàn thọ Bồ Tát Giới và phát thưởng tân Tỳ kheo xuất sắc)
(Trở về trú xứ với niềm hỷ lạc)

Lễ Hiệp Kỵ Lịch đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn 9 - LỄ CUNG AN CHỨC SỰ



Subject: Hoang Phap sent you a video: "Lễ Khai Mạc Hiệp Kỵ Đại Tổ Sư Về Nguồn 9 tại Chùa Khánh Anh,Paris Pháp Quốc 2015"

©2015 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066
Nguyen AT a partagé un post avec vous sur Google+. Google+ : partagez le Web comme vous le vivez. En savoir plus
Rejoindre Google+
Khanh Anh EVRY LE CAU NGUYEN KHANH THANH

image non affichée

Afficher l'album de Nguyen AT ou y ajouter »
Vous avez reçu ce message, car Nguyen AT a choisi de le partager avec thichquangdao@khanhanh.fr. Se désabonner de ces e-mails.
Vous ne pouvez pas répondre à cet e-mail. 
Affichez le post
 pour ajouter un commentaire.
Google Inc., 1600 Amphitheatre Pkwy, Mountain View, CA 94043 USA
Chùa Khánh Anh Sau 30 Năm
Hồi ký đặc biệt của HT Thích Minh Tâm

Kình mời xem: