Wednesday, March 29, 2017

ĐỈNH SƯƠNG MÙ-DX


ĐỈNH  SƯƠNG  
Kính mời Quý Thầy, Quý Cô, Quý Niên Trưởng,  Quý Văn Thi Hữu, Quý bạn, đọc Đỉnh Sương Mù cho vui.
TRUYỆN gồm 8 Chương:
Chương  1: Mẹ già
Chương 2: Gặp gỡ
Chương 3: Chàng trai tuấn tú
Chương 4: Tiếng ai đàn
Chương 5: Giáo sư Minh và tôi
Chương 6: Chiều thu êm ả
Chương bảy: Cơm tối tại biệt thự
Chương tám:
Phu nhân
CẢNH  TRÍ: Thành phố sương mù Dà Lạt
Nhân vật chính:
- Hạ Hạ: Cô gái 24 tuổi vừa tốt nghiệp Cử Nhân, Triết
- Giáo sư Minh: Giáo sư Tiến sĩ Triết,  tại Viện Đại Học Đà Lạt
- Tuấn: Tiến sĩ Khoa Học, làm việc tại Nguyên Tử Lực Đà Lạt
Phu Nhân, vợ Giáo sư Minh.
Giáo sư Âm nhạc tại Viện Âm Nhạc Sài Gòn
- Vú già,  trong gia đình giáo sư Minh
* Nhân vật phụ:
- Đức cha Viện trưởng Viện Đại Học Đà lạt
- Mẹ của Hạ Hạ, người bán xôi dạo
- Loan Loan: Vũ nữ: không xuất hiện
- Vy Vy, Nữ tài xế của giáo sư Minh.
- Cô bếp: không xuất hiện
Cảnh trí:
Biệt thự Đỉnh Sương Mù là một biệt thự rất sang trọng, nằm trên Quốc lộ  (Đà Lạt - Sài Gòn) ngay cây số 3. Biệt thự này trước đây của một bác sĩ Pháp, khi hồi hương về Pháp đã bán lại cho vợ chồng Giáo sư Minh.
Biệt thự nằm dối diện với Cư Xá Sĩ Quan Ngự Lâm Quân.
Sau đó Ngự Lâm Quân bị giải tán và sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.
Cư xá Sĩ Quan Ngự Lâm Quân, được giao lại cho Trung Tâm Huấn Luyện Hạ Sĩ Quan  Địa Phương Quân.
Đến năm 1962, Trung Tân Huấn Luyện này bị di chuyển về Quận Đức Trọng, để nhường chỗ xây dựng một cơ sở khác ...
Đỉnh Sương Mù
Duy Xuyên
Tacoma
Chương Một
Mẹ già
Tôi, Hạ Hạ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo.
Cha mất từ năm 1945 trong cuộc chiến Việt Nam, khi Mẹ còn rất trẻ.
Mẹ phải thay cha bảo bọc và nuôi nấng khi tôi vừa mới sinh ra đời chưa tròn ba tháng. Tuổi thơ của tôi đã sống với những ngày bất hạnh, cơm không đủ no, áo mặc không đủ ấm. Mẹ phải buôn tảo bán tần mới đủ tiền cho tôi ăn học.
Mẹ thường tâm sự với tôi:
-  Con phải học cho thật giỏi, để tương lai của con mới sung sướng được! Con nghe mẹ nói chưa Hạ Hạ?
-Dạ, con nghe rồi Mẹ ạ.
 Tôi chưa bao giờ có khái niệm học đến đâu mới gọi là giỏi. Nhưng nghe lời Mẹ, tôi cố học đến khi thi đậu Tú Tài Toàn Phần.
Trước năm 1965, miền Nam Việt Nam có rất ít trường đại học.
Hồi đó, các trường đại học không thu học phí như bây giờ. Các sinh viên chỉ phải đóng tiền ghi danh cho mỗi niên khóa.
Tôi nhận kèm thêm một vài em học sinh Trung-Tiểu Học để có tiền theo bậc đại học và không phụ lòng hy sinh của Mẹ. Đường học vấn tuy gặp nhiều gian khổ nhưng cũng trôi nhanh, tôi tốt nghiệp Cử Nhân Triết vào năm 24 tuổi.
Tôi làm đơn gởi cho Bộ Quốc Gia Giáo Dục, tại số 7 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn, xin dạy học tại bất cứ nơi nào cũng được.
Đơn vừa nộp, sau hai tuần lễ, tôi được Bộ Quốc Gia Giáo Dục bổ dụng lên Đà Lạt, tỉnh Tuyên Đức, dạy môn Triết cho trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân. 
Khi làm đơn xin dạy học, tôi chỉ mong kiếm được việc làm ở một nơi nào đó, tại Sài Gòn, Chợ Lớn hay Gia Định, Thủ Đức hoặc Biên Hòa, những nơi lân cận Sài Gòn, gần chỗ mẹ con tôi đang sinh sống.  Tôi cứ tưởng, mình dạy học tại những nơi đó, chiều chiều sẽ về với Mẹ.
Nào ngờ, theo đơn xin việc của tôi, vì không nói rõ những địa điểm mà tôi muốn xin việc, do đó, việc bổ dụng một giáo sư mới ra trường như tôi phải đi làm xa:  đó là lỗi tại tôi hay cũng có lẽ... đây là duyên nợ đưa đẩy tôi vào một khối tình u uẩn, vừa hạnh phúc, chen lẫn với niềm đau của mối tình đầu mộng mơ, nhiều ngang trái.
(Rồi chuyện gì sẽ xảy ra khi Hạ Hạ đến Đà Lạt, tìm Đỉnh Sương Mù. Mời Quý độc giả, đọc tiếp Chương 2: Gặp Gỡ.)
 Chương 2
GẶP  GỠ
Tôi trao đổi với Mẹ, bà cũng đồng ý để tôi lên Đà Lạt dạy học và vài tháng về thăm Mẹ một lần cũng được. Hoặc trong ba tháng Hè, tôi về lại Sài Gòn, sống chung với Mẹ, và sau đó trở lại Đà Lạt tiếp tục việc làm, để cho Mẹ bớt khổ và tôi cũng có việc làm, để mưu cầu hạnh phúc mai sau.
Còn gần 2 tháng nữa, tôi mới phải trình diện với trường Bùi Thị Xuân.
Tôi dự định sẽ lên Đà Lạt trước, để thu xếp nơi ăn chốn ở và dự định đưa Mẹ theo sinh sống với tôi.
Từ nhiều năm nay, Mẹ con tôi ở trong một căn nhà thật nhỏ, lụp xụp, xiêu vẹo. Vách tường được chấp vá bởi những tấm ván mỏng manh, gió lùa qua khe hở buốt lạnh. Mái nhà được lợp bằng những miếng tôn phế thải, nên mưa đến đâu, dột đến chỗ đó!
Mẹ tảo tần hằng ngày hai buổi. Sáng bán xôi đậu xanh trước con hẻm nhỏ. Chiều Mẹ quảy gánh đi bán dạo quanh vùng.
Mẹ phải lặn lội từ bên này con đường đến bên kia khu lao động, mãi đến gần nửa khuya mới về đến nhà.
Mẹ tôi vừa đặt lưng trên chiếc giường gỗ ọp ẹp thì trời cũng vừa hừng đông.
Mẹ lại thức dậy, tiếp tục một ngày mới bắt đầu.
Cuộc sống lao đao, vất vả trăm chiều nhưng Mẹ chưa có lần nào than thân trách phận. Mẹ chỉ khuyên tôi ráng đỗ đạt để có được hạnh phúc trong tương lai.
Rồi chuyện gì cũng bắt đầu từ ngày ấy...
Sáng hôm đó, tôi tình cờ đọc được một tờ nhật báo cũ, có tin đăng:
"Cần một nữ giáo sư. Lương hậu.
Liên lạc: Biệt Thự Đỉnh Sương Mù, cây số 3, Quốc Lộ Đà Lạt-Sài Gòn, đối diện Cư Xá Sĩ Quan Ngự Lâm Quân. (cũ)".
Vô cùng sung sướng, nên tôi bàn với Mẹ, tôi sẽ lên Đà Lạt nhận làm công việc này trong hai tháng hè, luôn tiện tìm nơi ăn chốn ở tại thành phố Sương Mù, để tiện đi đi về về khi đảm nhiệm dạy môn Triết tại trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân.
Mẹ tôi cũng rất vui mừng khi nghe tôi bàn về việc này.
Thế là hai mẹ con chia tay vài ngày sau đó.
Mẹ  tiễn tôi ra tận bến xe Sài Gòn - Đà Lạt.
Mẹ rưng rưng hai dòng lệ trên khuôn mặt nhăn nheo và Mẹ còn nhắc nhở tôi:
-   Cẩn thận nghen con.
Mẹ trìu mến:
-   Con gái của Mẹ, tuy 24 tuổi đời nhưng còn khờ lắm. Đường đời rất nguy nan. Con luôn cẩn thận nghen con!
Lần chia tay nào lại không buồn, hơn thế nữa, đây lại là lần đầu tiên tôi xa Mẹ, để thân gái dặm trường xa nhà, tự lập nơi xứ người.
Phút chia tay bắt đầu với bàn tay khẳng khiu của Mẹ vẫy chào.
Tôi cố can đảm để những giọt lệ khỏi trào ra mí mắt cho Mẹ khỏi buồn.
Xe bắt đầu nổ máy, bóng dáng Mẹ chỉ còn nhạt nhòa trong làn khói đen mờ ảo, cho đến khi dáng dấp hư hao của Mẹ không còn nữa, mất hút sau rặng cây ở vệ đường. Bỗng dưng nước mắt tôi tuôn trào.
Tôi chưa bao giờ xa Mẹ.
Ngồi trên xe, mà lòng quay về xóm nhỏ, đìu hiu.
Đường đá gồ ghề lởm chởm như bàn tay xương xẩu của Mẹ già.
Mẹ tôi đã không có một ngày nào vui. Mẹ lam lũ làm việc suốt ngày mà chỉ đủ cơm ăn.
Tôi thương Mẹ, với những đêm mưa, Mẹ phải ngồi hứng nước mưa chỗ tôi ngủ, hoặc Mẹ phải lăn tôi qua, xích tôi lại để tránh những giọt mưa vô tình rơi xuống, ướt cả hồn tôi, những tháng ngày ấu thơ.
Đời sống của mẹ con tôi là thế đó! Mẹ sống và chờ đợi ngày Mẹ chết. Còn sống là còn thức khuya dậy sớm nấu từng nồi xôi.  Cơm trưa, cơm tối gắn liền với rau muống luộc, chấm nước mắm cho qua ngày.  Dễ quá! Đêm về mẹ con tôi,  xõng lưng chung với nhau trên chiếc giường gỗ, nằm nghe mưa dột. Dột chỗ nào tránh chỗ đó! Có lúc không còn chỗ nào để tránh, Mẹ và tôi, thức dậy, co quắp trong chiếc mền rách duy nhất còn lại ...ngồi chờ sáng, để thấy mình còn sung sướng hơn những kẻ không cửa, không nhà!
Tuyến đường Sài Gòn- Đà Lạt cũng chẳng xa gì cho lắm.
Xe cũng qua Định Quán, rồi Bảo Lộc, Tùng Nghĩa, Liên Khương và tôi đã đi qua cây số 3 nơi có Cư Xá Sĩ Quan Ngự Lâm Quân hồi nào, tôi cũng không hay biết. 
Khi xe ngừng tại khu phố Đà Lạt, trước bờ hồ Xuân Hương, gần chợ Hòa Bình Đà Lạt, tôi mới biết xe đã chạy qua nơi tôi muốn tìm đến. 
Tôi là một cô con gái nghèo, chưa bao giờ son phấn, nên hành trang  mang theo rất đơn giản, chỉ ba chiếc áo dài, cũng đủ cho tôi mặc trong một tuần lễ khi phải đi dạy học.
Tôi dự định khi có chỗ ở tôi sẽ mua thêm quần áo và một ít vật dụng cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày.
Hành trang đưa tôi vào đời cũng gọn nhẹ như một người lính trận.
Là một sinh viên nghèo, tôi chưa bao giờ có một cái bóp đầm hay cái xách tay nào cả. Căn cước cá nhân hay giấy tờ tùy thân, tôi đều bỏ vào túi áo. Tôi chỉ cần ba chiếc áo dài trắng của thời nữ sinh trung học mãi cho đến thời vàng son của thời sinh viên đại học.
Hôm đó, tôi hỏi thăm các nhân viên trạm xe, và được biết nơi tôi muốn tìm đến cũng không xa bến xe Đà Lạt là bao nhiêu.
Nghe nói, từ trạm xe đến biệt thự Đỉnh Sương Mù, nếu đi bộ khoảng chừng 20 phút, nên tôi quyết định đến ngay chỗ đó xem sao.
Biệt thự nơi tôi muốn tìm đến cũng dễ thôi. Tôi đi một đoạn đường, leo dốc khá mệt rồi cũng đến.
Cư xá Sĩ Quan Ngự Lâm Quân rất rộng, nằm trên một ngọn đồi thoai thoải dốc,  bên tay phải của Quốc lộ Đà-lạt-Sài Gòn.
Biệt Thự Đỉnh Sương Mù  nằm phía tay trái của Quốc lộ.
Biệt thự ẩn mình, nằm cách đường Quốc lộ khá xa. Phải đi vòng vèo theo đường xoáy ốc, nên biệt thự rất cao, nằm chênh vênh trên một ngọn đồi thông heo hút.
Trước con đường vào biệt thự có một tấm bảng nhỏ, ghi chữ: Biệt Thự Đỉnh Sương Mù, với mũi tên trắng hướng dẫn đường vào.
Trên đường lên biệt thự, thỉnh thoảng, tôi nhìn thấy một vài tấm bảng ghi chữ: "Cẩn Thận. Đường dành riêng cho Biệt Thự Đỉnh Sương Mù. "
Càng leo dốc càng cao, tôi mệt nhoài đến lã mồ hôi mà chỉ vừa leo lên được gần đỉnh đồi.
Biệt thự sơn màu trắng toát, nằm khuất sau hàng dương phủ đầy bóng mát.  Vừa đi, tôi vừa ngẩng đầu nhìn ngôi biệt thự đang đứng sừng sững phía trước mặt.
Bất ngờ, tôi nghe tiếng xe đang đổ dốc thật nhanh. Tôi vội ép mình vào lề đường để tránh xe.
Nào ngờ, chỗ tôi đang lách mình để tránh xe là một chỗ đất đá gập ghềnh. Tôi bị mất thăng bằng và ngồi phịch xuống lề đường.
Một chiếc xe La-Đà-Lạt, do một phụ nữ rất trẻ lái, lao nhanh qua chỗ tôi đang loay hoay phủi những vết bụi trên tà áo dài. Thoáng chốc xe vòng quanh, ngừng lại trước mặt tôi.
Người đàn ông trạc độ 50, bước xuống xe, vội vàng đến chỗ tôi đang đứng ngơ ngác. Tôi chưa biết chuyện gì xảy ra. Người đàn ông, nghiêm nghị hỏi tôi:
- Có sao không cô bé?
Tôi chưa kịp trả lời, ông ta lại căn dặn:
- Cẩn thận nghen cô bé!
Tôi đang đứng phân vân tự hỏi, sao người đàn ông xa lạ này lại gọi tôi là cô bé?
Tôi còn trẻ lắm sao?
Theo tôi nghĩ, "cô bé" có nghĩa là còn trẻ lắm, dành cho các em nữ sinh trung Học. Còn tôi đã tốt nghiệp đại học, sao người đàn ông này lại gọi tôi là cô bé'?
Người đàn ông này hỏi tôi:
-  Chứ cô bé không thấy mấy tấm bảng treo dọc đường đã ghi:
"Cẩn thận! Đường dành riêng cho Biệt Thự Đỉnh Sương Mù!"
Tôi còn bỡ ngỡ không biết phải đối đáp với người đàn ông này như thế nào? Nhưng ông ta vội hỏi:
-  Mà cô đến đây tìm ai? Có việc gì không? Cô là sinh viên thanh nhạc hả?
Tôi rất ngạc nhiên, vì không hiểu tại sao ông ta nghĩ tôi là sinh viên thanh nhạc?
Sau này tôi mới được biết vợ ông là một giáo sư đang dạy nhạc tại  Viện Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. 
Từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác, tôi vụng về lấy mảnh giấy nhỏ có đăng tin quảng cáo: "Cần một nữ giáo sư", đưa cho ông ta xem.
Người đàn ông chỉ liếc qua trang báo nhỏ, vừa trả lại cho tôi, vừa vui vẻ nói:
-May cho cô lắm đó. Chỉ trể chừng 15 phút nữa, cô sẽ phải đợi tôi đến 2 ngày, vì tôi phải đi Sài Gòn ngay bây giờ, để đón 'nhà tôi', cùng nghỉ cuối tuần.
Ông nhìn tôi nói tiếp:
-Thôi được, tôi sẽ trở về để bàn chuyện với cô cho xong việc, rồi sau đó tôi đi Sài Gòn cũng không muộn.
Nói xong, ông trở lại xe. Vừa đi ông vừa nói:
-Tôi về trước và chờ cô ở phòng khách nghen. Cô chỉ còn đi độ 50  mét nữa là đến nơi rồi. 
Nói xong, ông cho xe trở về biệt thự và tôi lủi thủi kéo lê từng bước chân nặng nề.
Đứng trước biệt thự, tôi như một người từ hành tinh xa xôi nào đó, đi lạc đến ánh sáng văn minh của loài người.
Chưa bao giờ tôi được trông thấy một ngôi biệt thự tráng lệ như vậy. 
Bên trụ cửa ngõ, phía tay phải có gắn một tấm bảng bằng đồng, nằm ngạo nghễ, sáng chói với hàng chữ 'Biệt Thự Đỉnh Sương Mù,'  làm tôi muốn chùn bước...
Tôi sợ người đàn ông xa lạ đó, có vóc dáng như một tài tử màn bạc, vừa trang nhã, vừa như bất cần đời. 
Nhưng đã đến đây, chẳng lẽ lại bỏ ra về. Hơn thế nữa, người đàn ông này đã quay lại và hẹn gặp tôi tại phòng khách. 

Tôi ngần ngại nửa muốn vào nửa muốn không, nên tôi đứng tần ngần ở cánh  cửa sắt đến vài phút mới quyết định phải vào biệt thự, như cái gật đầu của tôi, tỏ ý đồng ý gặp người đàn ông xa lạ đó tại  phòng khách của ông ta.
Tôi đẩy cánh cửa sắt bước vào nhưng cánh cửa đã đóng thật chặt.
Tôi ngần ngại không biết cách nào để gọi người trong nhà ra mở cửa.
May mắn dấu hiệu 'bấm chuông' nằm kề cái bảng đồng không xa lắm. 
Tôi đưa cả bàn tay ấn thật mạnh vào chuông điện, reo thật dài, bàn tay tôi mới chịu thả ra.
Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi mới biết bấm chuông và đứng đợi. 
Người đàn bà trạc 60, thân hình mảnh khảnh như hạt sương mai, mái tóc lốm đốm ngả mầu muối tiêu, bước ra mở cửa cổng.
Miệng bà cười tươi như thân quen với tôi tự bao giờ.
Tay bà mở khóa nhưng mặt nhìn tôi vui vẻ nói:
''Giáo sư đang chờ cô !"
Vừa đến phòng khách, vú già mời tôi ngồi. Sau đó, bà rót hai tách trà, mang ra đặt trên salon.
Tôi chưa kịp ngồi xuống, người đàn ông mà vú già gọi là giáo sư, thong thả bước ra phòng khách. Ông tươi cười, nói nhanh:
-Chúng ta chỉ có 40 phút để thảo luận việc này, và sau đó tôi sẽ phải đi Sài Gòn gấp.
Tôi chưa kịp phản ứng ra sao. Ông vừa mời tôi uống trà, vừa nói:
-Tôi là giáo sư Minh. Còn cô?
Tôi đáp thật khẽ:
-Dạ. Tôi là Hạ Hạ.
-Cô đang dạy ở trường nào?
Tôi đáp:
-Dạ, thưa... tôi chưa dạy ở trường nào cả. Nhưng hết hè này, tôi sẽ dạy ở Bùi Thị Xuân.
Ông nghiêm nghị, hỏi tôi:
- Cô dạy môn gì?
- Dạ Triết.
Ông nhìn tôi một chập lâu, rồi thong thả nhìn sâu vào mắt tôi hỏi tiếp:
- Cô người Đà Lạt?
- Thưa giáo sư, không. Tôi cư ngụ tại Sài Gòn.
- Cô mới lên đây?
- Dạ đúng. Tôi vừa đến.
Giáo sư Minh tiếp:
- Tôi cần một người đọc sách cho tôi nghe và ghi chép lại những điều tôi căn dặn. Cô chịu nhận làm việc đó không?
Tôi không ngần ngại, đáp vội:
- Thưa giáo sư. Tôi nhận làm công việc đó.
Ông hỏi tôi:
- Tôi phải trả công cho cô một tháng là bao nhiêu?
- Tuỳ giáo sư.
Giáo sư Minh ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:
 - Theo tôi được biết, các giáo sư môn Triết mới ra trường, mỗi tuần chính thức chỉ được dạy 28 giờ. Ngoài ra phải kiếm các trường khác, để dạy thêm, Cô xin được trường nào nữa chưa?
Tôi như từ trên trời rớt xuống vì lần đầu tiên tôi biết được chuyện này. Nên tôi chưa biết phải quyết định ra sao? Ông từ tốn nói:
- Nếu dạy 28 giờ thì mỗi tháng cô chỉ được nhận lương 3.000$ Nhưng tôi sẽ trả cho cô mỗi tháng 5.000 $.
Tôi ngạc nhiên vô cùng và  đang phân vân vì không biết, mình sẽ làm những gì, mà giáo sư Minh, trả lương cho tôi cao như vậy! Tôi trầm ngâm một hồi, rồi khẽ gật đầu.
Ông nói:
- Thôi cô thu xếp công việc của cô. Tôi phải đi Sài Gòn ngay bây giờ.
Giáo sư Minh đứng dậy, giơ tay cho tôi bắt nhưng sực nhớ ra điều gì, ông hỏi:
- Cô hiện nay ở đâu, để chúng tôi dễ liên lạc với cô?
Tôi suy nghĩ một chập lâu sau, rồi đáp:
- Tôi chưa biết.
Ông ngạc nhiên:
''Sao vậy?
- Tôi vừa đến Đà Lạt và đến ngay đây! Tôi sẽ tìm nơi cư trú sau, thưa giáo sư.
- Cô ở lại đây với chúng tôi được không?
Tôi mừng rỡ đáp vội:
- Dạ thưa giáo sư. Được giáo sư cho tôi ở tạm nơi đây, tôi vô cùng cám ơn giáo sư.
Ông nói rất nhanh, như vội vàng:
- Cô theo tôi.
Ông đưa tôi vào một căn phòng trống với một chiếc giường nhỏ, thật xinh. Ông nói vội:
- Tạm thời cô ở tại căn phòng này.
Nói xong, ông đưa tôi vào phòng để chỉ cho tôi cách xử dụng các vật dụng trong phòng. Bỗng khi tôi vừa đến nơi chiếc giường ngủ, vừa lúc đó, cửa phòng đóng kín lại. Hồn vía tôi lên mây.
Tôi cố nép mình vào vách với tư thế phòng ngừa.
Ông biết tôi sợ, nên nói thật to:
- Đừng sợ! Tôi không làm hại cô đâu!
Nói xong, ông vội bước đến cửa phòng đang khép kín. Ông mở rộng cánh cửa và bật đèn trong phòng sáng lên.
Trong khi đó, phản ứng tự nhiên, tôi đang nép mình trong một góc phòng. Hai tay ôm chặt lấy ngực. Mặt tôi xanh như tàu lá chuối.
Tim tôi đập mạnh, hơi thở dồn dập, khó chịu. Hai chân tôi muốn quỵ xuống đất. Thân thể tôi không còn giữ được thăng bằng, làm tôi muốn xỉu. Ông sợ tôi té, nên vực tôi bằng cách giữ hai cánh tay tôi thật chặt và dìu tôi đến giường.
Khi tôi ngồi được trên mé giường, ông gọi vú già thật lớn:
- Bà Hai ơi! Mang lên cho tôi một ly nước lạnh. Mau lên! Mau lên bà Hai!
Thoáng chốc vú già mang nước lên. Ông bảo vú già:
- Bà giúp giùm ,cho cô ấy uống hết ly nước.
Vú già đặt ly nước vào môi, tôi hớp mạnh một vài hớp nước và thấy người khoẻ lại. Lúc bấy giờ, tôi ngước lên, thấy gương mặt ông còn xanh xao hơn tôi.
Ông vội hỏi:
- Cô có sao không? Cô khoẻ lại chưa?
Tôi gật đầu:
- Cám ơn ông. Tôi không sao!
Tôi chống chế:
- Có lẽ tôi trúng gió.
Ông hỏi:
- Cô thấy trong người cô có sao không? Hay tôi đưa cô đến Phòng Cấp Cứu?
Tôi sợ làm ông ngại và sẽ không giao việc cho tôi làm, nên sắc mặt tôi tươi hẳn lên:
 - Cám ơn ông, tôi khoẻ rồi.
Thật tình tôi cũng biết, ông hiểu vì cánh cửa phòng tự nhiên bất ngờ đóng sập lại, làm tôi sợ. 
Ông thấy tôi tỉnh lại, nên quay qua nói với vú già:
- Tôi phải đi ngay bây giờ. Vú già săn sóc Hạ Hạ giùm tôi.
Lần đầu tiên tôi nghe ông gọi tôi là Hạ Hạ.
Tôi nghĩ:  ''Người đàn ông này phải có cái gì đó thật bí mật, cũng thay đổi thật nhanh và thật bất ngờ. Từ cô bé, đến tiếng cô trống rỗng, đến Hạ Hạ và chừng nào 'em' đây?
Sau ít phút ông căn dặn vú già, săn sóc tôi cẩn thận và ông chào tôi để đi Sài Gòn.
Ông không quên chìa tay cho tôi bắt.
Tôi cảm thấy bàn tay ông mềm, ấm áp làm cho tôi cũng bớt lo sợ hơn.
Ông đi rồi. Vú già hỏi tôi:
''Mời cô xuống phòng ăn. Chúng ta cùng dùng cơm tối.
Nghe vú già nói, tôi mới nhớ ra, từ sáng sớm đến giờ, tôi chưa có gì trong dạ dày, nên đói và xỉu thì đúng hơn là vì tôi sợ.
Cũng có lẽ cả hai điều trên, đến cùng một lúc với cơ thể tôi mệt nhoài vì chuyến xe trên đường dài mà tôi thì chưa có chút gì cầm hơi, nên xỉu là phải.
Tôi định đi theo vú già xuống phòng ăn, nhưng chợt nhớ ra mình còn đang mặc áo dài trắng. Tôi ngước nhìn vú già. Bà hiểu ý, bước ra khỏi phòng. Vừa đi bà vừa nói:
- Tôi đợi cô bên ngoài. Khi nào xong, cô ra ngoài đi với tôi đến phòng ăn nhé.
Một mình tôi trong phòng, tôi mới thấy chiếc áo dài của tôi thật nhăn nheo sau một ngày trên chuyến xe chật ních người.
Hơn thế nữa, vạt áo phía sau bám đầy bụi bẩn. Tôi thấy thẹn và không biết ông Minh nghĩ mình ra sao?
Thay xong quần áo, tôi vội bước ra khỏi phòng. Vú già cũng đang đứng chờ.  Bà đưa tôi đến phòng ăn.
Lần đầu tiên, tôi thấy một phòng ăn sang trọng như thế này.
Gia đình tôi nghèo, nên các bạn mà tôi quen trong những năm đại học cũng nghèo. Nhà các bạn cũng chỉ hơn nhà tôi một chút chứ cũng chẳng sang trọng gì. Có những đứa từ miền Trung hay Lục Tỉnh, đến Sài Gòn học, còn xơ  xác hơn tôi nhiều.
Tôi không có dịp giao tiếp với những người giàu có, sang trọng trong xã hội, nên Biệt Thự Đỉnh Sương Mù là những gì vừa bí mật như ma quỷ vừa trang trọng như cung đình vua chúa, với những điều tôi chưa hiểu. Nó cũng đơn giản nhưng thật thanh cao. Nó nề nếp nhưng thật vô cùng lãng mạn. Tôi đang đói, nên phải tìm cái gì để ăn.
 Như tôi đã kể. Phòng ăn quá sang trọng.
Tôi ngồi ăn một mình mà lòng thấy nao nao!  Sao những thức ăn ngon như vầy lại không có Mẹ!
Ước gì mai đây mốt nọ, tôi cũng sẽ cùng Mẹ ngồi ăn chung với nhau, trong một căn phòng sang trọng như thế này, để đền bù cho Mẹ, những ngày dầm mưa dãi nắng, đội xôi đi bán dạo quanh năm. Nghĩ thế mà lòng tôi se lại.
 Thức ăn chiều hôm đó quá nhiều.
Món cánh gà chiên bơ, vàng lượm như thách thức môi miệng tôi.
Một tô 'súp' thật to, đặt trong một bát sành, có tám ông tiên quảy rượu lên rừng. Một lát cá thu chiên, xốt cà chua còn nóng hổi.
Tôi liếc mắt đếm. Cả món tráng miệng bằng táo trắng nữa là sáu món.
Nhớ lại mới ngày hôm qua thôi, với những tháng năm chồng chất lên vai Mẹ, mỗi bữa cơm, chỉ có rau muống với nước mắm. Thế cũng ngon lắm rồi. Thỉnh thoảng Mẹ mới cho ăn cơm với mực muối mặn thì cơm lại sạch nồi.
Mới hôm qua, bữa cơm chiều còn thiếu thốn, mà chiều nay lại dư thừa.
Vú già không ngồi chung với tôi, mặc dù tôi nài nỉ mãi, nhưng vú già vẫn từ chối.
Bà còn căn dặn tôi: - "Cô là khách của giáo sư. Còn tôi luôn luôn phải giữ tư thế của 'vú già'!"
Tôi nghe bà nói như vậy nên đành ngồi ăn một mình.
Món ăn nhiều quá! Món nào cũng ngon. Đây là lần đầu tiên tôi có một bữa ăn thịnh soạn như vầy. Món nào tôi cũng ăn cho biết.
Tôi cố ăn theo kiểu cách của một nhà quý phái nhưng tay chân tôi vẫn vụng về, lấn cấn.
Trên bàn ăn, đặt đến 5 cái dĩa đủ cở và 4 cái muỗng đủ loại, từ nhỏ đến lớn. Một con dao ăn và một cái nĩa. Các thứ đã được tráng nước sôi và xếp bên tay phải của tôi.
Tôi không tìm thấy một cái chén nào, nên định hỏi vú già nhưng tôi  sợ hỏi ra không đúng cách.
Tôi cũng không biết dùng cái dĩa nào trước với muỗng nĩa nào, nên còn chần chờ.
Tôi định ăn món cá với cơm trước, vì cá thu chiên xốt cà chua còn đang bốc hơi, mùi thơm tỏa ra bát ngát bờ môi. Tôi nhìn quanh chẳng thấy một cái chén nào để xới cơm.
Vú già biết ý, nên bà rời bàn đến giúp tôi:
Bà lấy một cái dĩa trên bàn với một cái muỗng to nhất. Bà múc súp trong tô ra dĩa và hỏi tôi:
- Cô dùng thêm tiêu không?
Tôi đáp khẽ như lưỡng lự:
- Dạ cám ơn vú già.
Tôi vừa nói xong, bà rắc một ít hạt tiêu vào đĩa súp cho tôi.
Tôi định lấy cái muỗng mà bà vừa múc súp cho tôi. Vú già lại giúp tôi, lấy một cái muỗng khác, bà đặt nhẹ trên đĩa súp. Tôi hiểu ý nên múc súp ăn.  Súp còn nóng, quá ngon.
Vừa húp súp, tôi vừa nhìn vú già nói:
- Vú già nấu súp ngon quá!
 Vú già ôn tồn đáp:
- Cám ơn cô! Không phải tôi nấu đâu.
Cô bếp nấu các thức ăn đó!
Tôi tò mò:
- Cô bếp tên gì? Thưa bà?
- Ấy chết! Đừng gọi tôi là Bà nghen cô. Tiếng Bà chỉ để gọi Phu Nhân thôi.
Vú già tiếp:
- À! Nhà này, ngoài tôi ra, còn có cô bếp, cô tài xế và bây giờ thêm cô giáo sư nữa là 4.
Tôi ngơ ngác không biết tại sao, vú già lại biết tôi là giáo sư?
Nhưng tôi đoán có thể trước khi đi, ông chủ có dặn vú già săn sóc tôi và ông đã nói với vú già về việc làm của tôi trong ngôi biệt thự này.
Tôi vội lên tiếng:
-Còn phu nhân nữa chứ! Như vậy là năm, chứ vú già!
Vú già trịnh trọng đáp:
-Đúng rồi cô giáo. Nhưng Phu Nhân là Phu Nhân.
Vú già không giải thích tiếp nhưng tôi hiểu, phu nhân không được tính trong số người ăn kẻ ở.
Thấy khuôn mặt tôi ngơ ngác, vú già giải thích thêm:
- Phu Nhân giảng dạy ở Sài Gòn, thỉnh thoảng mới về đây! Hàng tuần ông chủ phải về Sàigòn để sống chung với Phu Nhân, rồi chiều Chủ Nhật mới về lại đây. Hai Ông Bà cũng có một biệt thự ở đường Công Lý, sang trọng như ở đây. Có khi cả 5 hay 6 tháng, Phu Nhân mới về đây một lần.
Tôi định tò mò hỏi tiếp, nhưng thấy đã quá  khuya, nên tôi chào vú già và trở lại phòng ngủ của mình.
(Chuyện gì lại xảy ra với cô giáo Hạ Hạ... Xin đọc Chương Ba: Chàng trai tuấn tú và Tuấn là người như thế nào?)



Chương Tám
Phu Nhân và Tôi
Sáng Thứ Bảy, hôm đó,  trời vừa rạng đông, tôi chợt thức giấc vì tiếng ai đang đàn piano, trên lầu 2, nơi có đặt một cây đàn piano bằng gỗ mun tuyệt đẹp.
Thỉnh thoảng vào những ngày nghỉ lễ hoặc Thứ Bảy hay Chủ Nhật, Tuấn vẫn thường về đây đàn cho tôi nghe và sau đó chúng tôi rủ nhau xuống phòng khách ngồi uống cà phê và tâm tình cùng nhau.
Sau đó, Tuấn cũng ở lại ăn cơm trưa và  dùng cả cơm chiều cùng với giáo sư Minh và lẽ dĩ nhiên cũng có tôi trong những bữa cơm tràn đầy ấm cúng đó.
Giáo sư Minh vẫn ân cần xem tôi như một cộng sự viên của ông. Tuy không nói ra, nhưng lúc nào ông cũng dành thời giờ thuận tiện để Tuấn và tôi trao đổi những nhận định về nhân sinh quan. Có khi thì dị biệt cũng có lúc chúng tôi cùng một quan điểm với nhau.
Giáo sư Minh không bao giờ góp ý với chúng tôi về những vấn đề khá phức tạp đó.
Thường thường sau giờ ăn tối, ông hay ra vườn đi quanh quẩn, nhả khói thuốc pipe rồi trở về phòng riêng, gọi điện thoại nói chuyện với vợ.
Tuấn đợi tối mịt mới chịu trở về biệt thự riêng của chàng.
 Nhưng sáng hôm nay, khi mới nghe tiếng đàn dạo bản 'Tình Si' tôi cũng ngỡ là chàng và tự hỏi sao hôm nay Tuấn đến đây sớm quá vậy.
Tôi lắng nghe tiếng đàn.
Trời Đà Lạt se lạnh, dù trăng hạ vẫn còn ngập ngừng hư ảo trên lối đi.
Bên kia đồi thông vẫn còn phủ đầy một vầng mây mỏng đang xao xuyến giữa trời mây.
Tiếng đàn bỗng chìm nghỉm dưới mạch sầu ray rứt.
Tôi chết đi trong men tình diệu vợi.
Tiếng đàn từ bể sâu thăm thẳm bỗng chốc trổi dậy trong tiềm thức nhạt nhòa xa xưa.
Tôi nghe thấy tiếng đàn đong đưa thật dài rồi ngập ngừng ngẩn giọng xót xa trong nỗi mơ màng, hụt hẩng để những thanh âm khác kế tiếp kéo dài trên đồi thông xám xịt, với nhịp tim tràn đầy mộng mơ của một buổi sáng… còn đang chờn vờn trong sương mù giăng thật thấp trên cỏ cây ngậm ngùi.
Phải rồi! tôi  vẫn còn ngồi đây đợi mà người tình  đâu rồi!
Tôi lạc đi  cùng với hạnh phúc trên vai.
Tôi lắng nghe những notes đàn không trở về để dư âm thôi thúc rồi đậu lại ở đâu đó trên gác chuông nhà thờ gõ 5 tiếng thanh thoát nghe như tiếng sương khuya chưa tan.
Tôi nhìn ra khung cửa sổ, trải dọc dài xuống tận duới lưng đồi, mơ hồ như có bóng dáng của Tuấn đang leo dốc... tìm thăm tôi, bỗng dưng nhớ ... bỗng dưng buồn.
Tôi định hình: - Tiếng đàn màu gì?
Ngỡ ngàng, tôi không thể phân biệt được, ngôn ngữ của tiếng đàn có màu sắc gì?
Có lẽ tiếng đàn là màu lưu ly như nắng rung tà áo? Một màu sắc chỉ có trong âm thanh hoang đường như mây hồng vỡ cánh hoa rơi.
Thanh âm lúc thật cao, lúc chìm nghỉm dưới vệt sầu ray rứt của tiếng nất gọi mời.
Sao vậy?
Ai đang đàn thế?
Vì chỉ có thanh âm cùng cảm của rừng núi tĩnh mịch mới định hình được màu sắc của tiếng đàn đang trôi nổi bồng bềnh trên những giọt sương sa.
Tiếng đàn chợt tắt hẳn để nhường chỗ cho ký ức đong đưa như vừa vỡ vụn.  Lòng tôi rộ lên niềm hớn hở vì sắp được gặp Tuấn.
Trong ảo giác, một buổi bình minh lưng lững một trời vui, tôi thấy  trời mây tươi mát, bầu trời trong xanh, chờn vờn những áng mây hồng mà nghe như tiếng rơi thăm thẳm giọt sương khuya.
Phải rồi tôi đã nghe tiếng đàn đó ở một nơi thật đầm ấm, lẫn lộn trong tiếng cười vui của một ngày nắng thật đẹp trong một căn phòng xinh xắn với một cặp tình nhân hiền hòa của thành phố buồn, chân chưa đi, đã mỏi...
Thật hoang đường! Tôi đưa hai bàn tay nhỏ xíu của ‘người con gái đang sống xa nhà’ để cố rượt bắt những âm thanh kỳ bí đang trôi bềnh bồng, lang thang theo một đám mây hồng bay thật thấp.
Hạnh phúc đến với tôi quá  đỗi. Các âm thanh vừa nằm trọn trong năm ngón tay của tôi. Tôi cất giữ những âm thanh dị thường đó vào tâm tư riêng của mình, để giữ gìn tiếng đàn, bên ly cà phê pha thật đậm, mỗi buổi sáng, tôi chờ Tuấn đến để đàn cho tôi nghe những thanh âm huyền diệu đó!
Tôi lặng thinh, thay quần áo và bước nhẹ lên thang lầu.
Tôi đứng bên ngoài nhìn vào.
Tôi vô cùng ngạc nhiên vì người đang đàn không phải là Tuấn mà là một phụ nữ, có thân hình mảnh mai, hai tay bà đang lướt nhẹ trên các phím ngà, trong khi đó vai bà cũng đong đưa theo tiếng nhạc rả rích âm điệu còn bay bổng.
Tôi nép mình vào cánh cửa. Tình cờ tiếng người phụ nữ hỏi tôi:
- Hạ Hạ con đó sao?
Tôi giật mình lúng túng, nhẹ bước vào phòng, cung kính thưa:
- Thưa Phu nhân. Con nghe tiếng đàn quá tuyệt vời, nên con đã vô lễ lén nghe tiếng đàn của Phu nhân. Mong Phu nhân tha lỗi cho con.
Phu nhân vẫn nhỏ nhẹ, bà không ngẩng đầu nhìn tôi, mười đầu ngón tay ngà ngọc, nhỏ xíu như những búp măng, lướt nhẹ trên các phím ngà. Bà nói:
- Không có chi đâu Hạ Hạ! Chính ta đã làm con thức dậy sớm hơn mọi ngày.
Bà liếc nhìn đồng hồ đang treo lủng lẳng trên vách tường, rồi quay mặt nhìn tôi:
- Nhưng không sao! Sáng nay ta cũng muốn nói chuyện với con.
Vừa nói bà vừa đẩy chiếc ghế vào sát cây đàn, vừa đứng dậy.
Phu nhân đứng trầm lặng hướng mắt về một cõi xa, bỗng quay phắc lại, mắt bà dịu dàng nhìn tôi.
Bà nói:
- Cũng đã sáng rồi. Chúng ta đi xuống phòng khách, uống cà phê nghen?
Vừa nói bà định bước xuống cầu thang. Tôi nhanh chân bước xuống trước bà một cấp, như để đề phòng nếu bà bị vấp ngã.
Phu nhân vừa bước xuống vừa cám ơn tôi.
Chúng tôi vừa xuống tới cái bàn nhỏ, đặt cạnh cửa ra vào, để có thể nhìn thấy mấy hàng hoa Ly Ly đang e ấp trước gió.
 Vú già cũng vừa mang đến một cái khay trà khảm xà cừ, có hai tách cà phê với một bình trà cùng hai cái tách màu trắng thật xinh xắn.
Vú già đặt một ly cà phê và một tách trà trước mặt Phu nhân, sau đó bà đặt tách cà phê và một tách trà nữa trước mặt tôi.
Vú già để bình trà vào giữa bàn, nhìn tôi như cố nhắc nhở tôi nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói với Phu nhân.
Vú già nói:
- Mời cô giáo cùng uống trà và hầu chuyện với Phu nhân.
Tôi nhìn vú già với ánh mắt đầy hàm ơn.
Tôi khẽ đáp:
- Dạ. Xin cám ơn vú già.
Tôi nâng bình trà và rót vào tách của Phu nhân và lễ phép mời:
- Xin mời Phu nhân dùng trà.
Phu nhân từ  nãy giờ vẫn chăm chú nhìn tôi có ý thăm dò.
Bà đặt ngón tay trỏ của bàn tay phải vào quai của tách trà, rồi xoay nhẹ tách nửa vòng tròn.
Hơi nóng bốc lên nghi ngút, lan tỏa như áng mây bay ngỡ ngàng.
Bà nhìn tôi âu yếm nói:
- Hạ Hạ, con rót trà cho con và cùng uống với ta chứ!
Tôi rót trà vào tách, bưng lên và trịnh trọng mời:
- Thưa Phu nhân. Mời Phu nhân uống trà.
Phu nhân đưa tách trà vào môi, bà hỏi khẽ.
- Hạ Hạ, con còn độc thân chứ?
- Dạ thưa Phu nhân. Con còn độc thân.
- Ba Mẹ con đang ở Sài Gòn chứ?
- Dạ thưa Phu nhân, đúng vậy.
- Ông bà làm gì? Và hiện nay đang ở đâu?
Hạ Hạ nhìn Phu nhân, không chút e dè:
- Ba con đã mất sớm. Con chỉ còn mẹ. Nhà con ở trong một con hẻm nhỏ trên đường Bùi Viện.
- Mẹ con đang làm gì ở Sài Gòn?
Tôi đã chuẩn bị câu hỏi này từ lâu, nên không còn ngần ngại nên tự tin trả lời.
- Dạ thưa Phu nhân. Mẹ con đang bán xôi dạo.
Tôi thấy Phu nhân hơi khựng lại, có vẻ ngạc nhiên trong giây lát, bà khẽ hỏi tôi:
- Con và Tuấn đã trao đổi với nhau những gì rồi?
- Chúng con chỉ đề cập đến một vài vấn đề thuộc về tương lai thôi.
- Con nói cho ta biết được không?
- Dạ chúng con đã bàn những việc như sau:
Cá nhân con sẽ phải học thêm để dủ điều kiện trở thành giáo sư thực thụ của Viện Đại Học Đà Lạt, dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư Minh.
Còn phần anh Tuấn sẽ cố gắng tìm ra phản ứng hóa học trong lãnh vực nguyên tử học.
Bà hỏi tiếp:
- Còn chuyện hôn nhân của chúng con thì sao?
- Thưa phu nhân, chúng con chưa dám lạm bàn về vấn đề ấy vì còn phải chờ quyết định của Phu nhân và Giáo Sư Minh.
Bà nhìn tôi có ý hài lòng nhưng còn thắc mắc, nên bà trầm giọng hỏi:
- Tuấn có biết về hoàn cảnh gia đình của con không?
- Thưa Phu nhân, anh Tuấn chưa bao giờ đề cập đến gia đình của con.
Ánh mắt của Phu nhân không còn thể hiện những nét vui. Trên môi bà cũng đã tắt mất nụ cười duyên dáng. Bà ngồi im như pho tượng nhưng những cử chỉ ấy đủ khiến lòng tôi thêm đau xót.
Tôi chợt nghĩ đến Mẹ, suốt đời của mẹ hy sinh cho tôi.
Nét lo âu, tiều tụy của mẹ! Cả cuộc đời Mẹ chỉ ước mơ và chờ đợi ngày tôi đi làm.
Lúc tôi còn đi học, bà hằng nguyện cầu cho tôi sớm thi đậu để con của Mẹ khỏi khổ.
Hạ Hạ biết, rồi đây, mai sau, vấn đề môn đăng hộ đối, cũng sẽ được đặt ra và đó cũng là những trở ngại cho cuộc hôn nhân của nàng và Tuấn.
Hạ Hạ đang suy nghĩ miên man, bỗng có tiếng Phu nhân hỏi:
- Hạ Hạ có biết trước đây vài tháng, Tuấn đã mua một biệt thự gần đây không? Và Tuấn có bao giò đưa con về thăm biệt thự đó lần nào chưa?
- Dạ thưa Phu nhân. Anh Tuấn có cho con biết ngôi biệt thự đó. Con cũng có đến biệt thự của anh Tuấn một vài lần.
Anh Tuấn cũng có cho con biết, anh dùng biệt thự đó để nghiên cứu các vấn đề về khoa học và dùng làm các phòng thí nghiệm về phản ứng hóa học thực nghiệm.
Bà nghiêm nét mặt, hỏi thăm dò:
- Còn biệt thự Đỉnh Sương Mù, hai con sẽ tính sao?
- Con nghe anh Tuấn nói:
- Biệt thự Đỉnh Sương Mù là mồ hôi nước mắt của Phu Nhân và Giáo sư Minh gầy dựng, do đó khi Phu nhân và Giáo Sư về hưu, biệt thự Đỉnh Sương Mù sẽ là nơi tĩnh dưỡng của Phu nhân và Giáo Sư.
Phu nhân mỉm cười. Bà nhìn Hạ Hạ, ân cần nói tiếp:
- Chúng tôi dự định khi hưu trí sẽ về Sài Gòn nghỉ tĩnh dưỡng để thuận tiện giao tiếp với bạn bè hơn. Ở Sài Gòn chúng tôi cũng có một biệt thự khác trên đường Công Lý.
Hạ Hạ nghiêm nghị trả lời:
- Dạ thưa Phu nhân, con có nghe anh Tuấn nói về ngôi biệt thự ở đường Công Lý. Nhưng con không nghe anh ấy nói gì về tuổi hưu của Phu nhân cùng với giáo sư Minh. Biệt thự Đỉnh Sương Mù trong tương lai cũng sẽ là Nhà Thờ Từ Đường Họ Nguyễn.
Phu nhân  cười:
- Chuyện đó, chúng tôi chưa bàn bạc gì với Tuấn, nên Tuấn chưa biết nguyện vọng của chúng tôi nhưng nói cho cùng, khi cha mẹ đã qua đời, thì con cái sẽ quyết định mọi việc. Đó cũng là nguyên tắc của đời sống. Phải vậy không Hạ Hạ?
- Thưa Phu nhân! Những người con hiếu thảo, bao giờ cũng đi theo đúng hướng nguyện vọng của cha mẹ.
Bà mỉm cười, tự tin nhưng dẫu sao vấn đề hoàn cảnh gia đình và môn đăng hộ đối vẫn là tiền đề, làm bà ngập ngừng trong giây lát, bà nhìn Hạ Hạ nhỏ giọng bảo:
- Con gọi điện thoại, nói với Tuấn, ta cần gặp Tuấn lúc 11 giờ sáng nay và mời Tuấn ở lại cùng ăn cơm trưa với chúng tôi.
Hạ Hạ liếc nhanh đồng hồ tay và xin phép Phu nhân đi gọi điện thoại cho Tuấn.
Hạ Hạ rời phòng khách, đi thẳng ra phòng ăn. Nàng nói chuyện với vú già trong khoảnh khắc rồi trở về bàn cà phê.
Vừa đến nơi, Hạ Hạ đã trông thấy giáo sư Minh ngồi đó tự bao giờ.
Hạ Hạ dừng lại, định lui về phòng, để cho Phu nhân và giáo sư Minh tự do trò chuyện riêng với nhau.
Phu nhân thấy vậy, bèn gọi Hạ Hạ:
- Con vào đây, cùng uống trà với chúng tôi.
Hạ Hạ tiến đến, cung kính chào giáo sư Minh:
- Dạ, Hạ Hạ xin chào giáo sư!
Ông ngẩng đầu nhìn Hạ Hạ, rồi hỏi:
- Cô soạn gần xong đoạn  'văn hóa tâm linh' chưa?
Hạ Hạ cung kính:
- Dạ thưa giáo sư, tôi soạn gần xong rồi nhưng các hình thức khác biệt giữa Khổng giáo và Đạo giáo, và việc xuất hiện Phật giáo Đại thừa, khiến cho vũ trụ tôn giáo của từng dân tộc trở nên đầy đủ hơn!
Vấn đề này khá phức tạp, do đó tôi cần sự hướng dẫn, giáo huấn của Giáo sư!
Hạ Hạ vừa trả lời xong, Phu nhân đã ngắt lời:
- Thôi! Chuyện đó để anh và cô ấy, bàn luận riêng với nhau đi! Tôi chẳng hiểu gì về triết học, nên không góp ý được.
Bà nhìn Hạ Hạ rồi ân cần hỏi:
- Con có nói chuyện được với Tuấn không?
- Dạ thưa Phu Nhân, con đã nhờ vú già gọi cho anh Tuấn, và cho anh ấy biết Phu nhân muốn gặp anh ấy lúc 11 giờ sáng nay.
Bà mỉm cười, nhìn Hạ Hạ, niềm nở hỏi?
- Tuấn trả lời sao?
- Dạ, con nghe vú già bảo, anh Tuấn sẽ đến thăm Phu nhân sớm hơn giờ Phu nhân đã định.
Phu nhân hỏi lại nàng:
- Con không gọi trực tiếp cho Tuấn được sao? Mà phải nhờ đến vú già?
- Dạ thưa Phu nhân, con không dám làm bận rộn anh Tuấn, vì con biết anh ấy cần thời gian để quan sát những hiện tượng phản ứng hóa học.
Con chưa bao giờ tự ý gọi điện thoại cho anh ấy.
Hạ Hạ liếc nhanh về hướng giáo sư Minh như có ý phân trần.
Trong khi đó, cả Phu nhân và giáo sư Minh cùng gật đầu tỏ ý vui...
Vừa lúc đó, có tiếng xe của Tuấn dừng trước cổng, Tuấn hăm hở bước vào sân.
Cả ba người đều trông thấy Tuấn.
Phu nhân nhìn đồng hồ và lên tiếng trước:
- Sao Tuấn đến sớm thế?
Hạ Hạ đáp:
- Con nghe vú già nhắc anh Tuấn là Phu nhân cần gặp anh lúc 11 giờ ... mà!
Vừa lúc đó, Tuấn cũng vừa mở cửa bước vào phòng khách.
Hạ Hạ đứng dậy, vui vẻ chào Tuấn:
- Anh khỏe không anh Tuấn?
Chàng không vội vàng trả lời Hạ Hạ mà cung kính chào Phu nhân:
- Mẹ mới về? Mẹ có khỏe không ... mẹ?
Trong khi đó, Giáo sư Minh đưa tay cho Tuấn bắt tay minh, rồi chỉ chiếc ghế cạnh Phu nhân mời Tuấn:
- Con ngồi đây với mẹ.
Vừa lúc đó Hạ Hạ cũng vừa đứng dậy xin phép Phu nhân và giáo sư Minh để nàng trở về phòng.
Phu nhân biết ý, cũng gật đầu đồng tình.
Hạ Hạ vừa rời bàn, Tuấn vội hỏi:
- Hạ Hạ, em có khỏe không?
Nàng dừng lại, ngẩn mặt nhìn Tuấn, tươi cười, đáp:
- Dạ. Em cũng bình thường. Nói xong nàng bước vội về phòng riêng của mình.
(Hàn huyên những gì về Hạ Hạ? Và quyết định của Phu nhân ra sap? Mời Quý độc giả đọc tiếp...)
CHƯƠNG CHÍN
CHUYỆN TRÒ GIỮA PHU NHÂN-GIÁO SƯ MINH - VÀ TUẤN
Để cho Hạ Hạ đi thật xa, Phu nhân lên tiếng hỏi Tuấn, để thăm dò:
- Sao con đến sớm thế? Mẹ bảo Hạ Hạ gọi con đến gặp mẹ lúc 11 giờ kia mà!
Tuấn cầm tay mẹ, nâng niu.
- Thưa mẹ, vú già gọi con, chứ không phải Hạ Hạ. Bà  bảo con, mẹ muốn con về gặp mẹ lúc 11 giờ sáng nay nhưng con biết mẹ đã có mặt ở đây, nên con vội về trình diện với mẹ đây!
Phu nhân nguýt yêu Tuấn, bà nói:
- Khéo nịnh nghen!
Bà nghiêm nghị hỏi Tuấn:
- Con nghĩ sao về Hạ Hạ?
Tuấn đáp:
- Con cũng chẳng dám nghĩ sao về Hạ Hạ, nhưng con muốn thưa với mẹ, con cũng đã lớn tuổi rồi. Mẹ cho con lập gia đình nghen mẹ.
Phu nhân hỏi Tuấn thêm một lần nữa:
- Mẹ muốn biết, con đã nghĩ gì về Hạ Hạ?
Tuấn đáp:
- Con chưa dám nghĩ gì về Hạ Hạ, vì còn phải chờ ý kiến của Mẹ.
Chàng hỏi mẹ tiếp:
- Còn mẹ đã nghĩ gì về Hạ Hạ?
- Ta chưa dám nghĩ gì hết nhưng vấn đề đáng quan ngại nhất là hoàn cảnh gia đình của Hạ Hạ.
Tuấn vội lên tiếng:
- Mẹ à! Con chỉ sợ mẹ không bằng lòng về nhân cách của cô ấy, chứ gia đình của Hạ Hạ, chỉ là phụ thuộc thôi mẹ!
Phu nhân nhỏ nhẹ nói:
- Không đơn giản tí nào đâu con ạ!
Hôn nhân nào cũng phải có lễ hỏi, đám cưới; rồi họ hàng, khách khứa hai bên. Chuyện cũng khá phức tạp đó!
Giáo sư Minh, nãy giờ vẫn im lặng. Ông nhìn vợ, nhã nhặn góp ý:
- Em cho tôi góp ý được không?
Phu nhân nhìn chồng, âu yếm nói:
- Nào! Ý kiến của anh ra sao?
Giáo sư Minh thong thả nhồi thuốc 'half-and-half, vào tẩu pipe nhưng không bật lửa hút.
Ông nhìn vợ nói:
- Theo anh thấy, chẳng có gì là trở ngại. Thời buổi bây giờ là nhân cách.
Hạ Hạ, cô ấy đủ tư cách và nhân cách để làm vợ của Tuấn. Còn các thủ tục về nghi lễ, ta thực hiện cả lễ hỏi và lễ cưới tại hai Nhà Hàng khác biệt nhau. Sáng Lễ Hỏi chiều Cưới! Có sao đâu!
Ông tiếp:
- Thường thường khách mời, nếu có thắc mắc, họ chỉ hỏi:
- Cô Dâu, chú Rể đang làm việc ở đâu. Chứ chẳng ai đề cập đến, cha mẹ cô Dâu làm gì?
Phu nhân nhỏ nhẹ hỏi lại chồng:
- Anh nghĩ đơn giản quá, nhưng theo ý em, vấn đề thật khá phức tạp đó!
Giáo sư Minh, nhìn vợ, âu yếm hỏi:
- Ví dụ có những điều gì phức tạp, em thử đặt câu hỏi xem sao?
- Phu nhân đưa vấn đề:
- Nếu có người hỏi:
- Sao không làm đám hỏi ở nhà cô Dâu, mà lại phải làm đám hỏi tại Nhà Hàng?
- Em ạ!  Đám hỏi, thường được cử hành theo nghi thức thủ tục.
Bên họ đàng trai và họ đàng gái chỉ mời một vài người khách, gọi là đại diện ... tượng trưng thôi. Bên họ đàng trai, một nửa là bạn của em, còn lại một nửa là bạn của anh. Các bạn của chúng ta, chẳng có ai muốn biết hoàn cảnh gia đình của cô Dâu để làm gì đâu? Nhưng liệu có ai muốn hỏi kỹ hơn; mình cứ trả lời: - Nhà cô Dâu cũng gần đây nhưng không thuận tiện, do đó phải làm đám hỏi tại Nhà Hàng thôi.
Còn nếu có ai hỏi: - Mẹ cô Dâu đang làm gì thì mình đáp:
- Buôn bán nhỏ, thế là đủ, nhưng anh nghĩ bạn bè của chúng ta, toàn là những giáo sư Đại Học, họ rất từng trải việc đời, ít ai có thì giờ để tra hỏi những chuyện nhỏ nhặt đó đâu em!
Phu nhân chưa vừa lòng, gặn hỏi Tuấn:
- Con có biết mẹ của cô ấy đang bán xôi dạo trong các xóm lao động không?
- Thưa mẹ. con chưa biết điều này nhưng nếu mẹ của Hạ Hạ có bán xôi dạo cũng chẳng có quan hệ gì đến tình cảm của con.
Phu nhân nhăn mặt hỏi chồng:
- Còn anh! Anh nghĩ như thế nào, nếu bà sui gia của mình là người bán xôi dạo?
Giáo sư Minh ôn tồn:
- Em ạ! Anh cũng nghĩ như Tuấn. Hai vấn đề giữa hôn nhân và gia đình, trên thực tế, nó chẳng có gì liên quan đến nhau!
Chẳng một giây suy nghĩ, khuôn mặt Phu nhân lạnh lùng nhìn chồng rồi quay đi thật lẹ, sau đó bà gắt:
- Hai cha con ông lúc nào cũng đồng thuận với nhau trên mọi vấn đề thật đơn giản!
Bà hơi nhíu mày:
- Loan Loan, vũ nữ cũng chẳng sao! Hạ Hạ, với người mẹ bán xôi dạo cũng chẳng quan hệ gì! Người nào cũng được chứ chẳng sao! Cha con ông không thấy thẹn sao?
Bà trừng mắt, nhìn Tuấn hỏi:
- Ở đây, con không kiếm một cô nào khác được hay sao? Nào là con gái ông Thị Trưởng, đang dạy ở Bùi Thị Xuân! Con gái ông Trưởng Ty Bưu Điện sắp ra Nha sĩ hay Bác sĩ gì ... gì ...đó! Nếu được như thế, mẹ có vui hơn không?
Sau đó bà đứng dậy, mặt lạnh lùng nhìn chồng:
- Cha con ông muốn gì thì cứ làm. Riêng tôi, nhất định không tán thành.
Bà nhìn Tuấn nói:
- Thôi để mẹ yên. Mẹ về lại Sài Gòn đây.
Nói xong, bà về phòng, kéo va-ly ra thẳng xe. Trong khi đó cả giáo sư Minh và Tuấn đứng ngơ ngác nhìn bà.
Một chập lâu sau, Tuấn vội chạy theo mẹ, nhưng bà gạt tay Tuấn.
Phu nhân lên xe và lái ra khỏi biệt thự Đỉnh Sương Mù.
CHƯƠNG MƯỜI
TUẤN và HẠ HẠ
Một chập lâu sau, khi Phu nhân rời khỏi biệt thự, giáo sư Minh nhìn Tuấn thông cảm nhưng ông chẳng có một lời nào khuyên hay giải thích gì với Tuấn.
Ông biết quyết định của vợ thật vô lý nhưng ông hiểu không thể nào thay đổi được ý kiến của vợ.
Ông thất vọng trở về phòng riêng của mình.
Còn lại một mình Tuấn, chàng nhờ vú già đến phòng Hạ Hạ, mời nàng ra phòng khách  bàn chuyện với Tuấn.
Hạ Hạ ra đến nơi, không thấy Phu nhân và giáo sư Minh, trong khi đó, khuôn mặt của Tuấn buồn tênh như một ngày không nắng.
Hạ Hạ hỏi Tuấn:
- Lại chuyện gia đình em. Lại chuyện môn đăng hộ đối phải không anh?
Tuấn ngồi thừ người ra và không biết trả lời với Hạ Hạ ra sao, để vừa khỏi làm tổn thương Hạ Hạ lại vừa không công kích thái quá về quyết định của mẹ.
Hạ Hạ hỏi Tuấn:
- Giáo sư có quyết định gì không?
Tuấn hăm hở, đáp:
- Ba luôn luôn đồng tình với chúng mình.
Hạ Hạ hỏi tiếp:
- Còn quyết định của anh ra sao?
Tuấn không ngập ngừng:
- Anh không thể nào xa em được.
Hạ Hạ hỏi Tuấn:
- Anh có muôn biết, quyết định của em không?
Tuấn nhìn Hạ Hạ trìu mến, ngập ngừng nói:
- Anh muốn biết ý kiến của em lắm chứ!
Hạ Hạ nghiêm nghị trả lời:
- Tình yêu và hôn nhân phải dựa trên nền tảng kính trọng nhau. Mà đã không có được sự dung hòa thì hạnh phúc lứa đôi cũng sẽ bị tổn thương.
Anh nên nghe lời mẹ, để khỏi bị tội bất hiếu.
Hạ Hạ nhìn Tuấn, giải thích thêm:
- Em cũng không thể để cho bất cứ ai làm tổn thương đến mẹ em. Do đó, chúng mình phải xa nhau thôi!
Tuấn kéo ghế xích lại gần Hạ Hạ dỗ dành:
- Anh không thể nào xa em được. Em có biết điều đó không?
Hạ Hạ  đáp:
- Em còn buồn và thất vọng ngàn lần hơn anh.
Em không trách mẹ anh tí nào nhưng dẫu sao vẫn là quan niệm đặc thù của xã hội ta từ trước đến giờ. Mẹ anh có lý của bà nhưng em cũng phải có quyết định sáng suốt của em. Chúng ta cũng không thể đong đưa trên một sợi giây không đủ sức kéo trọng lượng quá nặng của hai người trong một thời gian lâu dài. Sợi giây sẽ đứt và cũng không có sợi giây nào còn có thể cột chặt chúng ta vào nhau được nữa đâu anh ạ!
Tốt hơn hết, anh và em sẽ phải xa nhau để mình còn có nhau trong tâm tưởng của chúng ta!
Thôi anh về đi! Bắt đầu tuần sau, em sẽ xin phép giáo sư Minh rời khỏi ngôi biệt thự này.
Tạm biệt anh!
Nói xong, Hạ Hạ đi về phòng, để lại Tuấn ngồi ngỡ ngàng một mình.
Tuấn hiểu rõ Hạ Hạ cũng không bao giờ nhân nhượng với mẹ chàng trong trường hợp này và mẹ chàng bao giờ cũng quyết định dứt khoát, khó lòng lay chuyển nổi được bà.
Tuấn lững thững lái xe ra về, quên cả lời từ giã vú già.
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
NỖI BUỒN CỦA HẠ HẠ
Hạ Hạ đau khổ dường nào. Niềm hy vọng ấp ủ vừa chớn lên nay đã lịm tắt như một đốm lửa rơi vào biển cả mênh mông.
Bên ngoài từng hạt sương đang rơi. Có ai hiểu được trong nàng nỗi niềm bâng khuâng đau xót khó tả. Nội tâm lẫn tiềm thức đang dằn vặt réo gọi niềm đau xót cho thân phận của một người con gái nghèo!
Nàng thương mẹ vô cùng.
Cha mất sớm, mẹ nuôi Hạ Hạ trong cơn nghèo túng. ..
Những giọt nước mắt của nàng trào ra quanh mi.
Nàng nhớ lại, sáng hôm đi thi lấy bằng Cử Nhân, mẹ nhét vào tay nàng 50 đồng  và âu yếm, nói với nàng:
- Con cầm lấy, mua cái gì để ăn. Ráng thi cho đậu, mẹ mừng nghen con.
Nói xong, bà bưng thúng xôi rảo bước ra khỏi con hẻm nhỏ với tiếng rao: 'Xôi đậu xanh đây!'.
Hạ Hạ cầm tiền của mẹ cho trong tay, Hạ Hạ biết cái khổ của mẹ nàng, suốt đời mẹ chỉ là một người đàn bà bán xôi dạo thì làm sao có nhiều tiền cho con được.
"Năm mười đòng con cầm lấy, mua cái gì đó để ăn. Câu nói bình thường của mẹ nhưng đó là cả những lời khuyến khích của mẹ cũng là một số tiền lớn nhất của mẹ cho nàng.
Sáng đó, Hạ Hạ mới ý thức rõ ràng, muốn tránh cho gia đình mình cảnh nghèo, chỉ còn có cách phải vươn lên bằng con đường học vấn. Chỉ còn có cách - phải thi đậu - mới xóa được, cảnh nghèo khổ của gia đình nàng.
Mẹ đi rồi, nàng cũng vội vàng bước ra khỏi con hẻm lầy lội của đêm qua. sau cơn mưa nặng hạt, để đến trường thi tốt nghiệp.
Vừa đi nàng vừa suy nghĩ, nhiều năm qua, mẹ đã bưng thúng xôi đi bán dạo để nuôi sống hai mẹ con nàng.
Chiều hôm đó, nàng trở về, trả lại cho mẹ 50 đồng vì nàng biết, đó cũng không phải là một món tiền nhỏ đối với mẹ, kiếm được vất vả cả ngày trời.
Hồi đó, 50 đồng của mẹ, mua được năm gói xôi, lót dạ dân nghèo...  
Hạ Hạ đang nghĩ triền miên về thân phận, về sự nghiệp và nhất là mối tình của nàng và Tuấn. Bên ngoài có tiếng gõ cửa nhè nhẹ và giọng vú già lên tiếng:
- Thưa cô giắo. Ông chủ đang  đợi cô tại phòng khách.
Hạ Hạ bước ra, khuôn mặt nàng cố giữ rất tự nhiên, nàng chào giáo sư Minh như thường lệ.
- Thưa Giáo sư...
Nàng còn đang ngập ngừng, Giáo sư Minh đã ân cần chỉ cái ghế đối diện với ông và chờ cho Hạ Hạ ngồi xuống, ông nghiêm nghị hỏi Hạ Hạ:
- Tuấn về rồi sao?
-Dạ.
Ông ngập ngừng hỏi:
- Hai người có bàn luận gì với nhau không?
- Dạ thưa không.
- Không giận nhau, sao Tuấn bỏ ra về?
- Con cũng chẳng rõ, nhưng con thấy anh Tuấn buồn và thất vọng lắm!
Chừng một chập lâu sau, Hạ Hạ lên tiếng:
- Thưa giáo sư. Con muốn thưa chuyện với Giáo sư.
Ông trầm ngâm một lúc. Giáo sư Minh lấy thuốc bỏ vào tẩu, ông hỏi:
- Chuyện gì cứ nói đi. Nhưng theo ta nghĩ vấn đề cũng chẳng có gì phức tạp. Hạ hạ chỉ cần kiên nhẫn thêm một chút.
Hạ Hạ cúi đầu, không nhìn Giáo sư Minh nhưng nàng cương quyết nói:
- Thưa giáo sư, cho phép con ra ở một chỗ khác, để thuận tiện hơn!
Ông nhìn Hạ Hạ thật ngạc nhiên hỏi:
- Sao vậy? Vấn đề chưa đến nỗi phải giải quyết như thế!
Hạ Hạ nói như phân trần:
- Thưa Giáo sư thông cảm. Con phải cư ngụ một nơi khác vì hạnh phúc và sự nghiệp của anh Tuấn.
Ông trầm ngâm nói:
- Quyết định của Hạ Hạ như vậy có  vội vã lắm không?
Hạ Hạ nhìn giáo sư Minh nhã nhặn đáp:
- Con nghĩ ý định của con không vội vàng lắm đâu nhưng dù sao cũng để cho anh Tuấn khỏi mang tội bất hiếu với mẹ.
Giáo sư Minh bước ra hành lang, ông nhả khói thuốc chờn vờn lơ lửng nhạt nhòa gió bay.  
Bước vào  bàn, ngồi xuống. Ông nói:
- Phạm trù của tình yêu và lòng tôn kính phụ mẫu là hai lãnh vực khác nhau. Tiền đề của tình yêu đơn thuần là hạnh phúc lứa đôi, mà con tim là sứ giả định đoạt. Còn lòng hiếu thảo thể hiện qua lý trí.
Ta cũng không muốn tranh luận với con về hai lãnh vực này, mà ta để cho con định đoạt nhưng dẫu sao từ những ngày đầu, ta đã muốn con cư ngụ tại Đỉnh Sương Mù, để đọc sách cho ta nghe và giúp ta ghi chép lại những mâu thuẫn trong triết học.
Nay con định bỏ ta ra đi, lấy ai thay thế để giúp ta hoàn tất những giáo trình trong tương lai?
- Thưa Giáo sư, con cũng biết thế, nhưng con không thể  nào lưu lại đây một ngày nào nữa. Tuy nhiên con vẫn giữ lời hứa với Giáo sư, soạn thảo một chương trình triết học Đông Phương.
Hạ Hạ tiếp:
- Con sẽ cư ngụ nơi khác nhưng vẫn đến đây để làm bổn phận của con như từ trước đến giờ.
Giáo sư Minh giải thích:
- Tiền đề vào bật nhất không phải là giáo trình Triết Học mà là tình yêu của Hạ Hạ và Tuấn.
Theo ta nghĩ, chỉ một mình con mới có thể mang lại hạnh phúc cho Tuấn và lẽ dĩ nhiên đó cũng là hạnh phúc đầu đời của con.
Hạ Hạ đáp:
- Thật sự con rất cám ơn giáo sư đã nâng đỡ con. Công ơn đó con không thể nào quên.
Con cũng thành thật cám ơn anh Tuấn đã dành cho con một tình yêu đầu đời rất trong sáng nhưng con cũng không thể nào sống trong hạnh phúc của tình yêu nhưng lại bị những dằn vặt trong lòng thì quả thật là đáng sợ.
Giáo sư Minh giải thích thêm:
- Việc đi hay ở tùy thuộc vào Hạ Hạ nhưng theo ta nghĩ chúng ta thừa biết, tình yêu xuất phát từ con tim nhưng không có con tim nào giống con tim nào. Do đó, những uẩn khúc quanh co, còn tùy thuộc phán đoán của lý trí. Vậy ta để cho Hạ Hạ tự ý định đoạt.
Hạ hạ nhìn ông phân trần tiếp:
- Thưa Giáo sư, nhưng những hệ lụy về mâu thuẫn rất phức tạp khó có thể xóa nhòa trong ký ức được.
Nghe Hạ Hạ nói vậy, ông buồn rầu trở về phòng, gọi điện thoại cho vợ.
CHƯƠNG MƯỜI HAI
Một tuần lễ sau, Hạ Hạ mướn được một căn nhà nhỏ, gần trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân.
Tiền lương nàng dành dụm được gần một năm nay cũng khá nhiều.
Hạ Hạ dự định s bàn với mẹ, bán ngôi nhà nhỏ trên con hẻm Bùi Viện, cộng với tiền lương của nàng cố gắng làm việc thêm một năm nữa, cũng có thể đủ tin để mua được một căn nhà nhỏ ở Đà Lạt.
Hạ Hạ sẽ đưa mẹ nàng về sinh sống luôn tại đây, để mẹ khỏi phải thức khuya dậy sớm, rảo bước trên các xóm lao động nghèo, rao bán từng gói xôi đậu xanh như từ trước đến nay.
Sáng Chủ nhật hôm đó, Hạ Hạ từ giã Giáo sư Minh và vú già để ra đi. Giáo sư Minh hỏi Hạ Hạ:
- Con tính đi thật sao?  Việc gì mà Hạ Hạ phải vội vàng thế?
Sao không ở lại đây ít lâu nữa rồi hãy tính?
Hạ Hạ lễ phép đáp:
- Dạ, thưa Giáo sư! Trước sau gì, con cũng phải ra đi. Nên con quyết định, phải đi càng sớm càng tốt!
Giáo sư Minh nhấp giọng bằng nước trà, ân cần nói:
- Nhưng theo ta nghĩ con nên cho Tuấn biết quyết định này của con.
Ông quay sang vú già, bảo:
- Bà Hai, gọi điện thoại cho Tuấn biết đi!
Vú già vi vàng quay bước, trở lại phòng ăn, gọi điện thoại cho Tuấn, trong khi đó, Giáo sư Minh nhìn Hạ Hạ hồi lâu, ông đang nghĩ về quyết định của vợ, vẫn cứ làm cho ông bức rứt suốt cả tuần lễ nay.
Ông nói với Hạ Hạ:
- Con nên cho Tuấn biết quyết định của con!
Hạ Hạ cung kính đáp:
- Dạ thưa Giáo sư, tuy con ra đi nhưng chiều chiều con vẫn có mặt ở đây, để đọc sách cho Giáo sư và ghi chép lại những điều Giáo sư căn dặn như thông lệ từ trước đến giờ mà.
Khi gặp anh Tuấn chiều nay, con sẽ nói với anh ấy về chuyện này để anh khỏi bị lúng lúng vì đó là quyết định của một mình con.
Vừa lúc đó, Tuấn cũng vừa đến.
Chàng vội vã bước nhanh vào nhà.
Thấy Hạ Hạ đang chuẩn bị ra đi. Tuấn ngỡ ngàng nói với Hạ Hạ:
- Sao em quyết định vội vàng thế.
Chuyện gì cũng cần phải có thời gian để giải quyết. Mẹ cũng chưa có ý kiến gì về việc em đi hay ở tại ngôi biệt thự này mà. Ba anh đã chấp thuận để em ở lại tại đây, chứ đâu cần phải có quyết định của mẹ anh!
Hạ Hạ hiền hòa đáp:
- Em biết vậy! Nhưng dẫu sao, chúng ta cũng phải nên tôn trọng, nghe theo lời giáo huấn của Phu nhân thì tốt hơn.
Em đã nghĩ nhiều rồi! Quyết định của em ra đi, sẽ rất thuận tiện cho  Giáo sư và cho cả hai đứa chúng mình nữa!
Không khí trong ngôi biệt thự Đỉnh Sương Mù tăng thêm lên sự ngột ngạt căng thẳng trên khuôn mặt của mọi người, khi Hạ Hạ quyết định phải ra đi.
Giáo sư Minh trầm ngâm hồi lâu. Ông nhìn Tuấn đang đứng ngơ ngác, không ngờ chuyện lại kết thúc một cách bất ngờ như vậy! Một chập lâu sau, ông bình tĩnh, nhỏ nhẹ nói:
- Thôi cũng được. Ta để cho Hạ Hạ và Tuấn suy nghĩ và cả hai cùng quyết định nhưng trước khi Hạ Hạ cương quyết ra đi ta mời hai con cùng dùng cơm trưa hôm nay với ta.
Nói xong ông quay sang vú già bảo:
- Bà Hai sửa soạn cho một bữa cơm trưa thật đặc biệt hơn mọi ngày.
Nói xong, ông lặng thinh bỏ vào phòng riêng của mình, trong khi đó vú già hối hả gọi chị bếp chuẩn bị bữa cơm trưa theo lời dặn của Giáo sư Minh.
Đó cũng là lần đầu tiên, không gian nặng trĩu. Một khoảnh khắc trôi lặng lẽ vô hồn nên cả hai - Hạ Hạ và Tuấn -  chẳng biết nói gì đây! Như cả hai người đang ru từng giọt sầu da diết cho nhau.
Tuấn nghèn nghẹn một chút men cay, đã mấy lần tỉnh, mấy lần say mà ân tình đã vội mgậm ngùi chia tay, mà tình yêu cũng chứa chan trong lòng.
Tuấn tha thiết van xin:
- Em bỏ anh ra đi sao?
Câu hỏi điểm đúng tâm trạng Hạ Hạ, khiến nàng ấp a ấp úng:
- Đâu có! Em chỉ dời chỗ ở thôi! Chiều nào em lại chẳng phải đến đây!
Tuấn ân cần:
- "Đâu có!"... nhưng tại sao lại phải ra đi?
Tuấn hỏi y như chất vấn làm Hạ Hạ đã lúng túng lại càng lúng túng thêm.
Hạ Hạ suy nghĩ một hồi lâu rồi nói:
- Em phải rời khỏi nơi đây để tránh sự muộn phiền cho Phu nhân!
Một chập lâu sau, hình như Tuấn đã nghĩ ra một đáp số đơn giản, chàng hăm hở đáp:
- Hay là em chuyển về biệt thự của anh trong thời gian này?
Hạ Hạ cương quyết:
- Đề nghị của anh càng  không thích hợp, sẽ làm cho Phu nhân giận thêm thôi!
Hạ Hạ nhìn  Tuấn giận dỗi:
- Hơn thế nữa, em lại càng không thích về đó, dẫu sao em vẫn là người đến sau, Loan Loan trong biệt thự của anh. Điều đó, sẽ cho em cái ám ảnh thua thiệt... Sao anh không nghĩ đến điều đó?
Tuấn thở dài, bóp trán suy nghĩ về những điều mà chàng đã đề nghị với nàng, hình như chẳng mảy may làm thay đổi được quyết định của Hạ Hạ.
Một chập lâu sau, Tuấn thở dài hỏi Hạ Hạ:
- Hay em không còn yêu anh nữa?
À! hay là em có nhiều điều giấu anh lắm đó!
Hạ hạ nhìn Tuấn, hậm hực nói:
- Anh chỉ giỏi chận đầu, chận đuôi thôi.
(Rồi chuyện tinh sẽ ra sao ngày sau. Xin mời Quý độc giả đọc tiếp...
CHƯƠNG MƯỜI BA
Vĩnh biệt Tuấn
Tôi vẫn thường ngồi bên trong khung cửa sổ, nhìn xuống ngọn đồi Hill Top. Xa xa là thành phố Tacoma, trải dọc dài theo con đường Yakima là hai hàng hoa Anh Đào đang nở rộ, khoe sắc thắm. Các loại hoa Anh Đào đủ sắc màu... trắng, tím, hồng... cũng đang mọc rải rác khắp nơi trên các ngọn đồi quanh vùng Hill Top, tạo thành một vừng hồng lung linh dưới ánh mặt trời chói chang.
Đặc biệt sáng sớm hôm nay, tôi có hẹn với hai sinh viên Triết trước 1975, hai vợ chồng đã hẹn đến đây thăm tôi.
Cặp vợ chồng này sau khi biết tin tôi đã đến định cư tại thành phố này, nên cả hai quyết định đến thăm tôi.
Tôi nghe nói trong điện thoại, cô vợ là sinh viên Triết năm thứ Nhất,còn anh chồng là cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường  Quốc Gia Đà Lạt, cũng bị đi tù cải tạo, nay được định cư tại Mỹ theo chương trình H.O.
Nghe vy, tôi cũng mun gp h đ biếĐà Lt nay ra sao. Hơn thế na, may ra ngưi chng, có th biết v cái chết ca anh Tun trong tri ci to...
Sáng  Chủ Nhật hôm đó, họ lái xe từ Seattle đến Tacoma, và tìm đến địa chỉ nơi tôi đang cư ngụ để thăm tôi.
Đã  bn mươi hai năm, sống trên xứ người, khi hoa Anh Đào sắp nở, nhất là khi bầu trời se se lạnh, làm tôi nhớ đến Đà Lạt, nhớ Tuấn, nhớ Đỉnh Sương Mù quay quắt.
Ngồi đây đợi, tôi vẫn mong sớm gặp họ, để biết về  tin tức của những người không may ở lại, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Lần đầu tiên họ đến thăm tôi, họ cũng để lại trong lòng tôi một nỗi buồn ray rức, mà tôi không thể nào quên được.
Bốn Mươi hai năm sau, mỗi lần tháng Tư Đen trở về, với niềm đau  bị khơi lại, tôi còn bị hình ảnh của Tuấn ngày nào, hiện ra cùng một lúc, làm vết thương của tôi nhức nhối thêm. 
Hôm đó, tôi cũng đã chuẩn bị một hũ mứt mận Phi-Nôm và một bình trà Blao đãi khách.
Sau một hồi trò chuyện, tôi hỏi người chồng:
- Anh bị tù ở trại nào?
- Thưa cô, em bị tù tại trại Suối Máu.
Tôi hơi thất vọng, vì anh không bị tập trung cùng một trại với anh Tuấn, nhưng tôi cũng hỏi thăm dò:
- Vậy anh có biết trại tù A.30 ở đâu không?
Người chồng  trả lời ngay:
- Em cũng có một vài người bạn bị tập trung tại đó!
Em biết trại A.30 ở Phú Yên, nhưng tình thật em không biết, địa điểm của   trại tù ở đâu?

Tôi không nhớ, tại sao tôi lại có tấm bản đồ Việt Nam, hình cong như chữ S và tôi cũng muốn biết Đà Lạt cách trại A.30 bao xa?
Tôi lấy tấm bản đồ và trải dài trên bàn. Tôi nhìn chàng cựu tù nhân chính trị, hỏi:
- Đà Lạt cách Trại Tù A.3o bao nhiêu kí-lô-mét?
Tôi ngước nhìn người vợ, tôi thấy cô ấy ngồi im, chờ chồng giải đáp.
Anh chàng cựu tù nhân chính trị, để ngón tay  trỏ lên bản đò. Anh chỉ vào thành phố Đà Lạt, rồi kéo ngón tay dọc xuống Phan Rang, rồi kéo dài xuống Nha Trang và đưa ngón tay dừng lại tại Tuy Hòa, Phú Yên. Anh  ngước mắt nhìn tôi::
- Thưa cô, em không rõ Trại A.30 nằm về hướng nào nhưng nghe các bạn kể, trại đó, xa Tuy Hòa chừng 20 cây số, nơi đó có nhiều rừng rú ...
Anh nhìn vào bản đồ và định hướng.
- Thưa cô, có thể là chỗ này.
Anh tránh cặp mắt tôi. Anh cúi xuống tấm bản đồ, tìm vị trí Đà Lạ- Phú Yên. Anh thong thả nói:
- Khoảng chừng 350 kí-lô-mét đó cô.
Tôi nghe rõ từng tiếng trả lời.
Tôi chỉ vào tọa độ của Trại Tù A.30. 
“Tuấn, anh ấy đã chết tưc tưởi tạđây. 
 Nói xong, tôi gấp tấm bản đồ lại, cất vào ngăn kéo.
Tôi nghe lòng ngực khó thở và dường như cuống phổi tôi bị nghẽn vì có một vật gì đang nghẽn trong cuống phổi mình.
Mắt tôi nhòa lệ.
 Tôi lấy tấm hình của Tuấn  mặc veston. Anh ấy còn rất trẻ, có khuôn mặt khôi ngô và đôi mắt sáng, trông giống Giáo sư Minh, cha chàng.
Khi tôi may mắn trốn thoát bằng con tàu cuối cùng rời khỏi Sài Gòn; tôi mới biết  Tuấn bị tập trung cải tạo, thế rồi anh ấy đi tù, và rồi anh ấy chết. Tôi xa Tuấn rất tình cờ và anh chết cũng thật bất ngờ. 
Tôi ngồi im như một tượng đá, trí óc như rong rêu, xám xịt. Tôi không biết phải nói gì.
Tình u của tôi và thân xác Tuấn, đều bị hệ lụy vì cộng sản Việt Nam!
Tôi đang chết trong lòng, bỗng có tiếng hét nghẹn ngào của chàng cựu sinh viên  sĩ quan Đà Lạt:
- Cô ơi! Thầy Tuấn của con đó!
Họ ra về với lòng nặng trĩu và riêng tôi một trái tim ngậm ngùi và đôi môi câm nín...
Duy Xuyên
Tacoma
Viết xong ngày 29 tháng 4 năm 2017
David Pham <phamduyxuyen@hotmail.com>
Long Pham (longpham11@rogers.com)
Long ơi,
Đọc và sửa chánh tả lại giùm dx.
Tháng 9 này có đi HN không?
dx đã mua vé rồi.
Mong gặp LONG LÊ
dx
Chương Tám
Phu Nhân và Tôi
Sáng Thứ Bảy, hôm đó,  trời vừa rạng đông, tôi chợt thức giấc vì tiếng ai đang đàn piano, trên lầu 2, nơi có đặt một cây đàn piano bằng gỗ mun tuyệt đẹp.
Thỉnh thoảng vào những ngày nghỉ lễ hoặc Thứ Bảy hay Chủ Nhật, Tuấn vẫn thường về đây đàn cho tôi nghe và sau đó chúng tôi, rủ nhau xuống phòng khách ngồi uống cà phê và tâm tình cùng nhau.
Sau đó, Tuấn cũng ở lại ăn cơm trưa và  dùng cả cơm chiều cùng với giáo sư Minh vả lẽ dĩ nhiên cũng có tôi trong những bữa cơm tràn đầy ấm cúng đó.
Giáo sư Minh vẫn ân cần xem tôi như một cộng sự viên của ông. Tuy không nói ra, nhưng lúc nào ông cũng dành thời giờ thuận tiện để Tuấn và tôi trao đổi những nhận định về nhân sinh quan. Có khi thì dị biệt cũng có lúc chúng tôi cùng một quan điểm với nhau.
Giáo sư Minh không bao giờ góp ý với chúng tôi về những vấn đề khá phức tạp đó.
Thường thường sau giờ ăn tối, ông hay ra vườn đi quanh quẩn, nhả khói thuốc pipe rồi trở về phòng riêng, gọi điện thoại nói chuyện với vợ.
Tuấn đợi tối mịt mới chịu trở về biệt thự riêng của chàng.
Nhưng sáng hôm nay, khi mới nghe tiếng đàn dạo bản 'Tình Si' tôi cũng ngỡ là chàng và tự hỏi sao hôm nay Tuấn đến đây sớm quá vậy.
Tôi lắng nghe tiếng đàn.
 Trời Đà Lạt se lạnh, dù trăng hạ vẫn còn ngập ngừng hư ảo trên lối đi.
Bên kia đồi thông,vẫn còn phủ đầy
một vầng mây mỏng đang xao xuyến giữa trời mây.
Tiếng đàn bỗng chìm nghỉm dưới mạch sầu ray rứt.
Tôi chết đi trong men tình diệu vợi.
Tiếng đàn từ bể sâu thăm thẳm bỗng chốc trỗi dậy trong tiềm thức nhạt nhòa xa xưa.
Tôi nghe thấy tiếng đàn đong đưa thật dài rồi ngập ngừng ngẩn giọng xót xa trong nỗi mơ màng, hụt hẩng để những thanh âm khác kế tiếp kéo dài trên đồi thông xám xịt, với nhịp tim tràn đầy mộng mơ của một buổi sáng… còn đang chờn vờn trong sương mù giăng thật thấp trên cỏ cây ngậm ngùi.
Phải rồi! tôi  vẫn còn ngồi đây đợi mà người tình  đâu rồi!
Tôi lạc đi  cùng với hạnh phúc trên vai.
Tôi lắng nghe những notes đàn không trở về để dư âm thôi thúc rồi đậu lại ở đâu đó trên gác chuông nhà thờ gõ 5 tiếng thanh thoát nghe như tiếng sương khuya chưa tan.
Tôi nhìn ra khung cửa sổ, trải dọc dài xuống tận duới lưng đồi, mơ hồ như có bóng dáng của Tuấn đang leo dốc... tìm thăm tôi, bỗng dưng nhớ ... bỗng dưng buồn.
Tôi định hình: - Tiếng đàn màu gì?
Ngỡ ngàng, tôi không thể phân biệt được, ngôn ngữ của tiếng đàn có màu sắc gì?
Có lẽ tiếng đàn là màu lưu ly như nắng rung tà áo? Một màu sắc chỉ có trong âm thanh hoang đường như mây hồng vỡ cánh hoa rơi.
Thanh âm lúc thật cao,
lúc chìm nghỉm dưới vệt sầu ray rứt của tiếng nất gọi mời.
Sao vậy?
Ai đang đàn thế?
Vì chỉ có thanh âm cùng cảm của rừng núi tĩnh mịch mới định hình được màu sắc của tiếng đàn đang trôi nổi bồng bềnh trên những giọt sương sa.
Tiếng đàn chợt tắt hẳn để nhường chỗ cho ký ức đong đưa như vừa vỡ vụn.  Lòng tôi rộ lên niềm hớn hở vì sắp được gặp Tuấn.
Trong ảo giác, một buổi bình minh lưng lững một trời vui, tôi thấy  trời mây tươi mát, bầu trời trong xanh, chờn vờn những áng mây hồng mà nghe như tiếng rơi thăm thẳm giọt sương khuya.
Phải rồi tôi đã nghe tiếng đàn đó ở một nơi thật đầm ấm, lẫn lộn trong tiếng cười vui của một ngày nắng thật đẹp trong một căn phòng xinh xắn với một cặp tình nhân hiền hòa của thành phố buồn, chân chưa đi, đã mỏi...
Thật hoang đường! Tôi đưa hai bàn tay nhỏ xíu của ‘người con gái đang sống xa nhà’ để cố rượt bắt những âm thanh kỳ bí đang trôi bềnh bồng, lang thang theo một đám mây hồng bay thật thấp.
Hạnh phúc đến với tôi quá  đỗi. Các âm thanh vừa nằm trọn trong năm ngón tay của tôi. Tôi cất giữ những âm thanh dị thường đó vào tâm tư riêng của mình, để giữ gìn tiếng đàn, bên ly cà phê pha thật đậm, mỗi buổi sáng, tôi chờ Tuấn đến để đàn cho tôi nghe những thanh âm huyền diệu đó!
Tôi lặng thinh, thay quần áo và bước nhẹ lên thang lầu.
Tôi đứng bên ngoài nhìn vào.
Tôi vô cùng ngạc nhiên vì người đang đàn không phải là Tuấn mà là một phụ nữ, có thân hình mảnh mai, hai tay bà đang lướt nhẹ trên các phím ngà, trong khi đó vai bà cũng đong đưa theo tiếng nhạc rả rích âm điệu còn bay bổng.
Tôi nép mình vào cánh cửa. Tình cờ tiếng người phụ nữ hỏi tôi:
- Hâ Hạ con đó sao?
Tôi giật mình lúng túng, nhẹ bước vào phòng, cung kính thưa:
- Thưa Phu nhân. Con nghe tiếng đàn quá tuyệt vời, nên con đã vô lễ lén nghe tiếng đàn của Phu nhân. Mong Phu nhân tha lỗi cho con.
Phu nhân vẫn nhỏ nhẹ, bà không ngẩn đầu nhìn tôi, mười đầu ngón tay ngà ngọc, nhỏ xíu như những búp măng, lướt nhẹ trên các phím ngà. Bà nói:
- Không có chi đâu Hạ Hạ! Chính ta đã làm con thức dậy sớm hơn mọi ngày.
Bà liếc nhìn đồng hồ đang treo lủng lẳng trên vách tường, rồi quay mặt nhìn tôi:
- Nhưng không sao! Sáng nay ta cũng muốn nói chuyện với con.
Vừa nói bà vừa đẩy chiếc ghế vào sát cây đàn, vừa đứng dậy.
Phu nhân đứng trầm lặng hướng mắt về một cõi xa, bỗng quay phắc lại, mắt bà dịu dàng nhìn tôi.
Bà nói:
- Cũng đã sáng rồi. Chúng ta đi xuống phòng khách, uống cà phê nghen?
Vừa nói bà định bước xuống cầu thang. Tôi nhanh chân bước xuống trước bà, một cấp, như để đề phòng nếu bà bị vấp ngã.
Phu nhân vừa bước xuống vừa cám ơn tôi.
Chúng tôi vừa xuống tới cái bàn nhỏ, đặt cạnh cửa ra vào, để có thể nhìn thấy mấy hàng hoa ly ly đang e ấp trước gió.
 Vú già cũng vừa mang đến một cái khay trà khảm xà cừ, có hai tách cà phê với một bình trà cùng hai cái tách màu trắng thật xinh xắn.
Vú già đặt một ly cà phê và một tách trà trước mặt Phu nhân, sau đó bà đặt tách cà phê và một tách trà nữa trước mặt tôi.
Vú già để bình trà vào giữa bàn, nhìn tôi như cố nhắc nhở tôi nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói với Phu nhân.
Vú gìa nói:
- Mời cô giáo cùng uống trà và hầu chuyện với Phu Nhân.
Tôi nhìn vú già với ánh mắt đầy hàm ơn.
Tôi khẽ đáp:
- Dạ. Xin cám ơn vú già.
Tôi nâng bình trà và rót vào tách
của Phu nhân và lễ phép mời:
- Xin mời Phu nhân dùng trà.
Phu nhân từ  nãy giờ vẫn chăm chú nhìn tôi có ý thăm dò.
Bà đặt ngón tay trỏ của bàn tay phải vào quai của tách trà, rồi xoay nhẹ tách nửa vòng tròn.
Hơi nóng bốc lên nghi ngút, lan tỏa như áng mây bay ngỡ ngàng.
Bà nhìn tôi âu yếm nói:
- Hạ Hạ, con rót trà cho con và cùng uống với ta chứ!
Tôi rót trà vào tách, bưng lên và trịnh trọng mời:
- Thưa Phu Nhân. Mời Phu nhân uống trà.
Phu nhân đưa tách trà vào môi, bà hỏi khẽ.
-Hạ Hạ, con còn độc thân chứ?
- Dạ thưa Phu Nhân. Con còn độc thân.
- Ba Mẹ con đang ở Sài Gòn chứ?
- Dạ thưa Phu nhân, đúng vậy.
- Ông bà làm gì? Và hiện nay đang ở đâu?
Hạ Hạ nhìn Phu nhân, không chút e dè:
- Ba con đã mất sớm. Con chỉ còn mẹ. Nhà con ở trong một con hẻm nhỏ trên đường Bùi Viện.
- Mẹ con đang làm gì ở Sài Gòn?
Tôi đã chuẩn bị câu hỏi này từ lâu, nên không còn ngần ngại nên tự tin trả lời.
- Đạ thưa Phu nhân. Mẹ con đang bán xôi dạo.
Tôi thấy Phu nhân hơi khựng lại, có vẻ ngạc nhiên trong giây lát, bà khẽ hỏi tôi:
- Con và Tuấn đã trao đổi với nhau những gì rồi?
- Chúng con chỉ đề cập đến một vài vấn đề thuộc về tương lai thôi.
- Con nói cho ta biết được không?
- Dạ chúng con đã bàn những việc như sau:
- Cá nhân con sẽ phải học thêm để dủ điều kiện trở thành giáo sư thực thụ của Viện Đại Học Đà Lạt, dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư Minh.
Còn phần anh Tuấn sẽ cố gắng tìm ra phản ứng hóa học trong lãnh vực nguyên tử học.
Bà hỏi tiếp:
- Còn chuyện hôn nhân của chúng con thì sao?
- Thưa phu nhân, chúng con chưa dám lạm bàn về vấn đề ấy vì còn phải chờ quyết định của Phu Nhân và Giáo Sư Minh.
Bà nhìn tôi có ý hài lòng nhưng còn thắc mắc, nên bà trầm giọng hỏi:
- Tuấn có biết về hoàn cảnh gia đình của con không?
- Thưa Phu Nhân, anh Tuấn chưa bao giờ đề cập đến gia đình của con.
Ánh mắt của Phu nhân không còn thể hiện những nét vui. Trên môi bà cũng đã tắt mất nụ cười duyên dáng. Bà ngồi im như pho tượng nhưng những cử chỉ ấy đủ khiến lòng tôi thêm dau xót.
Tôi chợt nghĩ đến Mẹ, suốt đời của mẹ hy sinh cho tôi.
Nét lo âu, tiều tụy của mẹ! Cả cuộc đời Mẹ chỉ ước mơ và chờ đợi ngày tôi đi làm.
Lúc tôi còn đi học, bà hằng nguyện cầu cho tôi sớm thi đậu để con của Mẹ khỏi khổ.
Hạ Hạ biết, rồi đây, mai sau, vấn đề môn đăng hộ đối, cũng sẽ được đặt ra và đó cũng là những trở ngại cho cuộc hôn nhân của nàng và Tuấn.
Hạ Hạ đang suy nghĩ miên man, bỗng có tiếng Phu nhân hỏi:
- Hạ Hạ có biết trước đây vài tháng, Tuấn đã mua một biệt thự gần đây không? Và Tuấn có bao giò đưa con về thăm biệt thự đó lần nào chưa?
- Dạ thưa Phu nhân. Anh Tuấn có cho con biết ngôi biệt thự đó. Con cũng có đến biệt thự của anh Tuấn một vài lần.
Anh Tuấn cũng có cho con biết, anh dùng biệt thự đó để nghiên cứu các vấn đề về khoa học và dùng làm các phòng thí nghiệm về phản ứng hóa học thực nghiệm.
Bà nghiêm nét mặt, hỏi thăm dò:
-  Còn biệt thự Đỉnh Sương Mù, hai con sẽ tính sao?
- Con nghe anh Tuấn nói:
- Biệt thự Dỉnh Sương Mù là mồ hôi nước mắt của Phu Nhân và Giáo sư Minh gầy dựng, do đó khi Phu Nhân và Giáo Sư về hưu, biệt thự Đỉnh Sương Mù sẽ là nơi tĩnh dưỡng của Phu nhân và
giáo Sư.
Phu nhân mỉm cười. Bà nhìn Hạ Hạ, ân cần nói tiếp:
- Chúng tôi dự định khi hưu trí, sẽ về Sài Gòn nghỉ tĩnh dưỡng, để thuận tiện giao tiếp với bạn bè hơn.
Ở Sài Gòn chúng tôi cũng có một biệt thự khác trên đường Công Lý.
Hạ Hạ nghiêm nghị trả lời:
- Dạ thưa Phu nhân, con có nghe anh Tuấn nói về ngôi biệt thự ở đường Công Lý. Nhưng con không nghe anh ấy nói gì về tuổi hưu của Phu Nhân cùng với giáo sư Minh. Biệt thự Đỉnh Sương Mù trong tương lai cũng sẽ là Nhà Thờ Từ Đường Họ Nguyễn.
Phu nhân  cười:
- Chuyện đó, chúng tôi chưa bàn bạc gì với Tuấn, nên Tuấn chưa biết nguyện vọng của chúng tôi nhưng nói cho cùng, khi cha mẹ đã qua đời, thì con cái sẽ quyết định mọi việc. Đó cũng là nguyên tắc của đời sống. Phải vậy không Hạ Hạ?
- Thưa Phu nhân! Những người con hiếu thảo, bao giờ cũng đi theo đúng hướng nguyện vọng của cha mẹ.
Bà mỉm cười, tự tin nhưng dẫu sao vấn đề hoàn cảnh gia đình và môn đăng hộ đối vẫn là tiền đề, làm bà ngập ngừng trong giây lát, bà nhìn Hạ Hạ nhỏ giọng bảo:
- Con gọi điện thoại, nói với Tuấn, ta cần gặp Tuấn lúc 11 giờ sáng nay và mời Tuấn ở lại cùng ăn cơm trưa với chúng tôi.
Hạ Hạ liếc nhanh đồng hồ tay và xin phép Phu nhân đi gọi điện thoại cho Tuấn.
Hạ Hạ rời phòng khách, đi thẳng ra phòng ăn. Nàng nói chuyện với vú già trong khoảnh khắc rồi trở về bàn cà phê.
Vừa đến nơi, Hạ Hạ đã trông thấy giáo sư Minh ngồi đó tự bao giờ.
Hạ Hạ dừng lại, định lui về phòng, để cho Phu nhân và giáo sư Minh tự do trò chuyện riêng với nhau.
Phu nhân thấy vậy, bèn gọi Hạ Hạ:
- Con vào đây, cùng uống trà với chúng tôi.
Hạ Hạ tiến đến, cung kính chào Giáo sư Minh:
- Dạ, Hạ Hạ, xin chào giáo sư!
Ông ngẩn đầu nhìn Hạ Hạ, rồi hỏi:
- Cô soạn gần xong đoạn  'văn hóa tâm linh' chưa?
Hạ Hạ cung kính:
- Dạ thưa giáo sư, tôi soạn gần xong rồi nhưng các hình thức khác biệt giữa Khổng giáo và Đạo giáo, và việc xuất hiện Phật giáo Đại thừa, khiến cho vũ trụ tôn giáo của từng dân tộc trở nên đầy đủ hơn!
Vấn đề này khá phức tạp, do đó tôi cần sự hướng dẫn, giáo huấn của Giáo sư!
Hạ Hạ vừa trả lời xong, Phu nhân đã ngắt lời:
- Thôi! Chuyện đó để anh và cô ấy, bàn luận riêng với nhau đi! Tôi chẳng hiểu gì về triết học, nên không góp ý được.
Bà nhìn Hạ Hạ rồi ân cần hỏi:
- Con có nói chuyện được với Tuấn không?
- Dạ thưa Phu Nhân, con đã nhờ vú già gọi cho anh Tuấn, và cho anh ấy biết Phu nhân muốn gặp anh ấy lúc 11 giờ sáng nay.
Bà mỉm cười, nhìn Hạ Hạ, niềm  nỡ hỏi?
- Tuấn trả lời sao?
- Dạ, con nghe vú già bảo, anh Tuấn sẽ đến thăm Phu
nhân sớm hơn giờ Phu nhân đã định.
Phu nhân hỏi lại nàng:
- Con không gọi trực tiếp cho Tuấn được sao? Mà phải nhờ đến vú già?
- Dạ thưa Phu nhân, con không dám làm bận rộn anh Tuấn, vì con biết anh ấy cần thời gian để quan sát những hiện tượng phản ứng hóa học.
Con chưa bao giờ tự ý, gọi điện thoại cho anh ấy.
Hạ Hạ liếc nhanh về hướng giáo sư Minh như có ý phân trần.
Trong khi đó, cả Phu nhân và giáo sư Minh cùng gật đầu tỏ ý vui...
Vừa lúc đó, có tiếng xe của Tuấn dừng trước cổng, Tuấn hăm hở bước vào sân.
Cả ba người đều trông thấy Tuấn.
Phu nhân nhìn đồng hồ và lên tiếng trước:
- Sao Tuấn đến sớm thế?
Hạ Hạ đáp:
- Con nghe vú già nhắc anh Tuấn là Phu Nhân cần gặp anh lúc 11 giờ ... mà!
Vừa lúc đó, Tuấn cũng vừa mở cửa bước vào phòng khách.
Hạ Hạ đứng dậy, vui vẻ chào Tuấn:
- Anh khỏe không anh Tuấn?
Chàng không vội vàng trả lời Hạ Hạ mà cung kính chào Phu nhân:
- Mẹ mới về? Mẹ có khỏe không ... mẹ?
Trong khi đó, Giáo sư Minh đưa tay cho Tuấn bắt tay minh, rồi chỉ chiếc ghế cạnh Phu nhân mời Tuấn:
- Con ngồi đây với mẹ.
Vừa lúc đó Hạ Hạ cũng vừa đứng dậy, xin phép Phu nhân và giáo sư Minh, để nàng trở về phòng.
Phu nhân biết ý, cũng gật đầu đồng tình.
Hạ Hạ vừa rời bàn, Tuấn vội hỏi:
- Hạ Hạ, em có khỏe không?
Nàng dừng lại, ngẩn mặt nhìn Tuấn, tươi cười, đáp:
- Dạ. Em cũng bình thường. Nói xong nàng bước vội về phòng riêng của mình.
(Hàn huyên những gì về Hạ Hạ? Và quyết định của Phu nhân ra sap? Mời Quý độc giả đọc tiếp...)
CHƯƠNG CHÍN
CHUYỆN TRÒ GIỮA PHU NHÂN-GIÁO SƯ MINH - VÀ TUẤN
Để cho Hạ Hạ đi thật xa, Phu nhân lên tiếng hỏi Tuấn, để thăm dò:
- Sao con đến sớm thế? Mẹ bảo Hạ Hạ gọi con đến gặp mẹ lúc 11 giờ kia mà!
Tuấn càm tay mẹ, nâng niu.
- Thưa me, vú già gọi con, chứ không phải Hạ Hạ. Bà  bảo con, mẹ muốn con về gặp mẹ lúc 11 giờ sáng nay nhưng con biết mẹ đã có mặt ở đây, nên con vội về trình diện với mẹ đây!
Phu nhân nguýt yêu Tuấn, bà nói:
- Khéo nịnh nghen!
Bà nghiêm nghị hỏi Tuấn:
- Con nghĩ sao về Hạ Hạ?
Tuấn đáp:
- Con cũng chẳng dám nghĩ sao về Hạ Hạ, nhưng con muốn thưa với mẹ, con cũng đã lớn tuổi rồi. Mẹ cho con lập gia đình nghen mẹ.
Phu nhân hỏi Tuấn thêm một lần nữa:
- Mẹ muốn biết, con đã nghĩ gì về Hạ Hạ?
Tuấn đáp:
- Con chưa dám nghĩ gì về Hạ Hạ, vì còn phải chờ ý kiến của Mẹ.
Chàng hỏi mẹ tiếp:
- Còn mẹ đã nghĩ gì về Hạ Hạ?
- Ta chưa dám nghĩ gì hết nhưng vấn đề đáng quan ngại nhất là hoàn cảnh gia đình của Hạ Hạ.
Tuấn vội lên tiếng:
- Mẹ à! Con chỉ sợ mẹ không bằng lòng về nhân cách của cô ấy, chứ gia đình của Hạ Hạ, chỉ là phụ thuộc thôi mẹ!
Phu nhân nhỏ nhẹ nói:
- Không đơn giản tí nào đâu con ạ!
Hôn nhân nào cũng phải có lễ hỏi, đám cưới; rồi họ hàng, khách khứa hai bên. Chuyện cũng khá phức tạp đó!
Giáo sư Minh, nãy giờ vẫn im lặng. Ông nhìn vợ, nhã nhặn góp ý:
- Em cho tôi góp ý được không?
Phu nhân nhìn chồng, âu yếm nói:
- Nào! Ý kiến của anh ra sao?
Giáo sư Minh thong thả nhồi thuốc 'half-and-half, vào tẩu pipe nhưng không bật lửa hút.
Ông nhìn vợ nói:
- Theo anh thấy, chẳng có gì là trở ngại. Thời buổi bây giờ là nhân cách.
Hạ Hạ, cô ấy đủ tư cách và nhân cách để làm vợ của Tuấn. Còn các thủ tục về nghi lễ, ta thực hiện cả lễ hỏi và lễ cưới tại hai Nhà Hàng khác biệt nhau. Sáng Lễ Hỏi chiều Cưới! Có sao đâu!
Ông tiếp:
- Thường thường khách mời, nếu có thắc mắc, họ chỉ hỏi:
- Cô Dâu, chú Rễ đang làm việc ở đâu. Chứ chẳng ai đề cập đến, cha mẹ cô Dâu làm gì?
Phu nhân nhỏ nhẹ hỏi lại chồng:
- Anh nghĩ đơn giản quá, nhưng theo ý em, vấn đề thật khá phức tạp đó!
Giáo sư Minh, nhìn vợ, âu yếm hỏi:
- Ví dụ có những điều gì phức tạp, em thử đặt câu hỏi xem sao?
- Phu nhân đưa vấn đề:
- Nếu có người hỏi:
- Sao không làm đám hỏi ở nhà cô Dâu, mà lại phải làm đám Hỏi tại Nhà Hàng?
- Em ạ!  Đám Hỏi, thường được cử hành theo nghi thức thủ tục.
Ben họ đàn trai và họ đàn gái, chỉ mời một vài người khách, gọi là đại diện ... tượng trưng thôi. Bên họ đàn trai, một nửa là bạn của em, còn lại một nửa là bạn của anh. Các bạn của chúng ta, chẳng có ai muốn biết hoàn cảnh gia đình của cô Dâu để làm gì đâu? Nhưng liệu có ai muốn hỏi kỷ hơn; mình cứ trả lời: - Nhà cô Dâu cũng gần đây nhưng không thuận tiện, do đó phải làm đám hỏi tại Nhà Hàng thôi.
Còn nếu có ai hỏi: - Mẹ cô Dâu đang làm gì thì mình đáp:
- Buôn bán nhỏ, thế là đủ, nhưng anh nghĩ bạn bè của chúng ta, toàn là những giáo sư Đại Học, họ rất từng trải việc đời, ít ai có thì giờ để tra hỏi những chuyện nhỏ nhặt đó đâu em!
Phu nhân chưa vừa lòng, gặn hỏi Tuấn:
- Con có biết mẹ của cô ấy đang bán xôi dạo trong các xóm lao động không?
- Thưa mẹ. con chưa biết điều này nhưng nếu mẹ của Hạ Hạ có bán xôi dạo cũng chẳng có quan hệ gì đến tình cảm của con.
Phu nhân nhăn mặt hỏi chồng:
- Còn anh! Anh nghĩ như thế nào, nếu bà sui gia của mình là người bán xôi dạo?
Giáo sư Minh ôn tồn:
- Em ạ! Anh cũng nghĩ như Tuấn. Hai vấn đề giữa hôn nhân và gia đình, trên thực tế, nó chẳng có gì liên quan đến nhau!
Chẳng một giây suy nghĩ, khuôn mặt Phu nhân lạnh lùng nhìn chồng rồi quay đi thật lẹ, sau đó bà gắt:
- Hai cha con ... ông, luc nào cũng đồng thuận với nhau trên mọi vấn đề thật đơn giản!
Bà hơi nhíu mày:
- Loan Loan, vũ nữ cũng chẳng sao! Hạ Hạ, với người mẹ bán xôi dạo cũng chẳng quan hệ gì! Người nào cũng được chứ chẳng sao! Cha con ông không thấy thẹn sao?
Bà trừng mắt, nhìn Tuấn hỏi:
- Ở đây, con không kiếm một cô nào khác được hay sao? Nào là con gái ông Thị Trưởng, đang dạy ở Bùi Thị Xuân! Con gái ông Trưởng Ty Bưu Điện sắp ra Nha sĩ hay Bác sĩ gì ... gì ...đó! Nếu được như thế, mẹ có vui hơn không?
Sau đó bà đứng dậy, mặt lạnh lùng nhìn chồng:
- Cha con ông, muốn gì thì cứ làm. Riêng tôi, nhất định không tán thành.
Bà nhìn Tuấn nói:
- Thôi để mẹ yên. Mẹ về lại Sài Gòn đây.
Nói xong, bà về phòng, kéo va-ly ra thẳng xe. Trong khi đó cả giáo sư Minh và Tuấn đứng ngơ ngác nhìn bà.
Một chập lâu sau, Tuấn vội chạy theo mẹ, nhưng bà gạt tay Tuấn.
Phu nhân lên xe và lái ra khỏi biệt thự Đỉnh Sương Mù.
CHƯƠNG MƯỜI
TUẤN và HẠ HẠ
Một chập lâu sau, khi Phu nhân rời khỏi biệt thự, giáo sư Minh nhìn Tuấn thông cảm nhưng ông chẳng có một lời nào khuyên hay giải thích gì với Tuấn.
Ông biết quyết định của vợ thật vô lý nhưng ông hiểu không thể nào thay đổi được ý kiến của vợ.
Ông thất vọng trở về phòng riêng của mình.
Còn lại một mình Tuấn, chàng nhờ vú già đến phòng Hạ Hạ, mời nàng ra phòng khách  bàn chuyện với Tuấn.
Hạ Hạ ra đến nơi, không thấy Phu nhân và giáo sư Minh, trong khi đó, khuôn mặt của Tuấn buồn tênh như một ngày không nắng.
Hạ Hạ hỏi Tuấn:
- Lại chuyện gia đình em. Lại chuyện môn đăng hộ đối phải không anh?
Tuấn ngồi thừ người ra và không biết trả lời với Hạ Hạ ra sao, để vừa khỏi làm tổn thương Hạ Hạ lại vừa không công kích thái quá về quyết định của mẹ.
Hạ Hạ hỏi Tuấn:
- Giáo sư có quyết định gì không?
Tuấn hăm hở, đáp:
- Ba luôn luôn đồng tình với chúng mình.
Hạ Hạ hỏi tiếp:
- Còn quyết định của anh ra sao?
Tuấn không ngập ngừng:
- Anh không thể nào xa em được.
Hạ Hạ hỏi Tuấn:
- Anh có muôn biết, quyết định của em không?
Tuấn nhìn Hạ Hạ trìu mến, ngập ngừng nói:
- Anh muốn biết ý kiến của em lắm chứ!
Hạ Hạ nghiêm nghị trả lời:
- Tình yêu và hôn nhân phải dựa trên nền tảng kính trọng nhau. Mà đã không có được sự dung hòa thì hạnh phúc lứa đôi cũng sẽ bị tổn thương.
Anh nên nghe lời mẹ, để khỏi bị tội bất hiếu.
Hạ Hạ nhìn Tuấn, giải thích thêm:
- Em cũng không thể để cho bất cứ ai làm tổn thương đến mẹ em. Do đó, chúng mình phải xa nhau thôi!
Tuấn kéo ghế xích lại gần Hạ Hạ dỗ dành:
- Anh không thể nào xa em được. Em có biết điều đó không?
Hạ Hạ  đáp:
- Em còn buồn và thất vọng ngàn lần hơn anh.
Em không trách mẹ anh tí nào nhưng dẫu sao vẫn là quan niệm đặc thù của xã hội ta từ trước đến giờ. Mẹ anh có lý của bà nhưng em cũng phải có quyết định sáng suốt của em. Chúng ta cũng không thể đong đưa trên một sợi giây không đủ sức kéo trọng lượng quá nặng của hai người,  trong một thời gian lâu dài. Sợi giây sẽ đứt và cũng không có sợi giây nào còn có thể cột chặt chúng ta vào nhau được nữa đâu anh ạ!
Tốt hơn hết, anh và em sẽ phải xa nhau để mình còn có nhau trong tâm tưởng của chúng ta!
Thôi anh về đi! Bắt đầu tuần sau, em sẽ xin phép giáo sư Minh rời khỏi ngôi biệt thự này.
Tạm biệt anh!
Nói xong, Hạ Hạ đi về phòng, để lại Tuấn ngồi ngỡ ngàng một mình.
Tuấn hiểu rõ Hạ Hạ cũng không bao giờ nhân nhượng với mẹ chàng trong trường hợp này và mẹ chàng bao giờ cũng quyết định dứt khoát khó lòng lay chuyển nổi được bà.
Tuấn lững thững lái xe ra về, quên cả lời từ giã vú già.
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
NỖI BUỒN CỦA HẠ HẠ
Hạ Hạ đau khổ dường nào. Niềm hy vọng ấp ủ vừa chớn lên nay đã lịm tắt như một đốm lửa rơi vào biển cả mênh mông.
Bên ngoài từng hạt sương đang rơi. Có ai hiểu được trong nàng nỗi niềm bâng khuâng đau xót khó tả. Nội tâm lẫn tiềm thức đang dằn vặt réo gọi niềm đau xot cho thân phận của một người con gái nghèo!
Nàng thương mẹ vô cùng.
Cha mất sớm, mẹ nuôi Hạ Hạ trong cơn nghèo túng. ..
Những giọt nước mắt của nàng trào ra quanh mi.
Nàng nhớ lại, sáng hôm đi thi lấy bằng Cử Nhân, mẹ nhét vào tay nàng 50 đồng  và âu yếm, nói với nàng:
- Con cầm lấy, mua cái gì để ăn. Ráng thi cho đậu, mẹ mừng nghen con.
Nói xong, bà bưng thúng xôi rão bước ra khỏi con hẻm nhỏ với tiếng rao: 'Xôi đậu xanh đây!'.
Hạ Hạ cầm tiền của mẹ cho trong tay, Hạ Hạ biết cái khổ của mẹ nàng, suốt đời mẹ chỉ là một người đàn bà bán xôi dạo thì làm sao có nhiều tiền cho con được.
"Năm mười đòng con cầm lấy, mua cái gì đó để ăn. Câu nói bình thường của mẹ nhưng đó là cả những lời khuyến khích của mẹ cũng là một số tiền lớn nhất của mẹ cho nàng.
Sáng đó, Hạ Hạ mới ý thức rõ ràng, muốn tránh cho gia đình mình cảnh nghèo, chỉ còn có cách phải vươn lên bằng con đường học vấn. Chỉ còn có cách - phải thi đậu - mới xóa được, cảnh nghèo khổ của gia đình nàng.
Mẹ đi rồi, nàng cũng vội vàng bước ra khỏi con hẻm lầy lội của đêm qua. sau cơn mưa nặng hạt, để đến trường thi tốt nghiệp.
Vừa đi nàng vừa suy nghĩ, nhiều năm qua, mẹ đã bưng thúng xôi đi bán dạo để nuôi sống hai mẹ con nàng.
Chiều hôm đó, nàng trở về, trả lại cho mẹ 50 đồng vì nàng biết, đó cũng không phải là một món tiền nhỏ đối với mẹ, kiếm được vất vả cả ngày trời.
Hồi đó, 50 đồng của mẹ, mua được năm gói xôi, lót dạ dân nghèo...  
Hạ Hạ đang nghĩ triền miên... về thân phận, về sự nghiệp và nhất là mối tình của nàng và Tuấn...
Bên ngoài có tiếng gõ cửa nhè nhẹ và giọng vú già lên tiếng:
- Thưa cô giắo. Ông chủ đang  đợi cô tại phòng khách.
Hạ Hạ bước ra, khuôn mặt nàng cố giữ rất tự nhiên, nàng chào giáo sư Minh như thường lệ.
- Thưa Giáo sư...
Nàng còn đang ngập ngừng, Giáo sư Minh đã ân cần chỉ cái ghế đối diện với ông và chờ cho Hạ Hạ ngồi xuống, ông nghiêm nghị hỏi Hạ Hạ:
- Tuấn về rồi sao?
-Dạ.
Ông ngập ngừng hỏi:
- Hai người có bàn luận gì với nhau không?
- Dạ thưa không.
- Không giận nhau, sao Tuấn bỏ ra về?
- Con cũng chẳng rõ, nhưng con thấy anh Tuấn buồn và thất vọng lắm!
Chừng một chập lâu sau, Hạ Hạ lên tiếng:
- Thưa giáo sư. Con muốn thưa chuyện với Giáo sư.
Ông trầm ngâm một lúc. Giáo sư Minh lấy thuốc bỏ vào tẩu, ông hỏi:
- Chuyện gì cứ nói đi. Nhưng theo ta nghĩ... vấn đề cũng chẳng có gì phức tạp. Hạ hạ chỉ cần kiên nhẫn thêm một chút.
Hạ Hạ cúi đầu, không nhìn Giáo sư Minh nhưng nàng cương quyết nói:
- Thưa giáo sư, cho phép con ra ở một chỗ khác, để thuận tiện hơn!
Ông nhìn Hạ Hạ thật ngạc nhiên hỏi:
- Sao vậy? Vấn đề chưa đến nổi phải giải quyết như thế!
Hạ Hạ nói như phân trần:
- Thưa Giáo sư thông cảm. Con phải cư ngụ một nơi khác vì hạnh phúc và sự nghiệp của anh Tuấn.
Ông trầm ngâm nói:
- Quyết định của Hạ Hạ như vậy có  vội vả lắm không?
Hạ Hạ nhìn giá0 sư Minh nhã nhặn đáp:
- Con nghĩ ý định của con không vội vàng lắm đâu nhưng dù sao cũng để cho anh Tuấn khỏi mang tội bất hiếu với mẹ.
Giáo sư Minh bước ra hành lan, ông nhả khói thuốc chờn vờn lơ lửng nhạt nhòa gió bay.  
Bước vào  bàn, ngồi xuống. Ông nói:
- Phạm trù của tình yêu và lòng tôn kính phụ mẫu là hai lãnh vực khác nhau. Tiền đề của tình yêu đơn thuần là hạnh phúc lứa đôi, mà con tim là sứ giả định đoạt. Còn lòng hiếu thảo thể hiện qua lý trí.
Ta cũng không muốn tranh luận với con về hai lãnh vực này, mà ta để cho con định đoạt nhưng dẫu sao... từ những ngày đầu, ta đã muốn con cư ngụ tại Đỉnh Sương Mù, để đọc sách cho ta nghe và giúp ta ghi chép lại những mâu thuẩn trong triết học.
Nay con định bỏ ta ra đi, lấy ai thay thế Hạ Hạ để giúp ta hoàn tất những giáo trình trong tương lai?
- Thưa Giáo sư, con cũng biết thế nhưng con không thể  nào lưu lại đây một ngày nào nữa. Tuy nhiên con vẫn giữ lời hứa của con với Giáo sư, để soạn thảo một chương trình triết học Đông Phương như con đã hứa với Giáo sư.
Hạ Hạ tiếp:
- Con sẽ cư ngụ nơi khác nhưng vẫn đến đây để làm bổn phận của con như từ trước đến giờ.
Giáo sư Minh giải thích:
- Tiền đề vào bật nhất không phải là giáo trình Trìết Học mà là tình yêu của Hạ Hạ và Tuấn.
Theo ta nghĩ, chỉ một mình con, mới có thể mang lại hạnh phúc cho Tuấn và lẽ dĩ nhiên đó cũng là hạnh phúc đầu đời của con.
Hạ Hạ đáp:
- Thật sự con rất cám ơn giáo sư, đã nâng đỡ con. Công ơn đó con không thể nào quên.
Con cũng thành thật cám ơn anh Tuấn đã dành cho con một tình yêu đầu đời rất trong sáng nhưng con cũng không thể nào sống trong hạnh phúc của tình yêu nhưng lại bị những dằn vặt trong lòng thì quả thật là đáng sợ.
Giáo sư Minh giải thích thêm:
- Việc đi hay ở tùy thuộc vào Hạ Hạ nhưng theo ta nghĩ:
 -Chúng ta thừa biết, tình yêu xuất phát từ con tim nhưng không có con tim nào giống con tim nào. Do đó, những uẩn khúc quanh co, còn tùy thuộc phán đoán của lý trí. Vậy ta để cho Hạ Hạ tự ý định đoạt.
Hạ hạ nhìn ông phân trần tiếp:
- Thưa Giáo sư, nhưng những hẹ lụy về mâu thuẩn rất phức tạp khó có thể xóa nhòa trong ký ức được.
Nghe Hạ Hạ nói vậy, ông buồn rầu trở về phòng, gọi điện thoại cho vợ.
CHƯƠNG MƯỜI HAI
Một tuần lễ sau, Hạ Hạ mướn được một căn nhà nhỏ, gần trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân.
Tiền lương nàng dành dụm được gần một năm nay cũng khá nhiều.
Hạ Hạ dự định, s bàn với mẹ, bán ngôi nhà nhỏ trên con hẻm  Bùi Viện, cộng với tiền lương của nàng cố gắng làm việc thêm một năm nữa, cũng có thể đủ tin để mua được một căn nhà nhỏ ở Đà Lạt.
Hạ Hạ sẽ đưa mẹ nàng về sinh sống luôn tại đây, để mẹ khỏi phải thức khuya dậy sớm, rão bước trên các xóm lao động nghèo, mà mẹ phải rao bán từng gói xôi đậu xanh, như từ trước đến nay.
Sáng Chủ nhật hôm đó, Hạ Hạ từ giã Giáo sư Minh và vú già để ra đi. Giáo sư Minh hỏi Hạ Hạ:
- Con tính đi thật sao?  Việc gì mà Hạ Hạ phải vội vàng thế?
Sao không ở lại đây ít lâu nữa rồi hãy tính?
Hạ Hạ lễ phép đáp:
- Dạ, thưa Giáo sư! Trước sau gì, con cũng phải ra đi. Nên con quyết định, phải đi càng sớm càng tốt!
Giáo sư Minh nhấp giọng bằng nước trà, ân cần nói:
- Nhưng theo ta nghĩ. Con nên cho Tuấn biết quyết định này của con.
Ông quay sang vú già, bảo:
- Bà Hai, gọi điện thoại cho Tuấn biết đi!
Vú già vi vàng quay bước, trở lại phòng ăn, gọi điện thoại cho Tuấn, trong khi đó, Giáo sư Minh nhìn Hạ Hạ hồi lâu, ông đang nghĩ về quyết định của vợ, vẫn cứ làm cho ông bức rứt suốt cả tuần lễ nay.
Ông nói với Hạ Hạ:
- Con nên cho Tuấn biết quyết định của con!
Hạ Hạ cung kính đáp:
- Dạ thưa Giáo sư:
 - Tuy con ra đi nhưng chiều chiều con vẫn có mặt ở đây, để đọc sách cho Giáo sư và ghi chép lại những điều Giáo sư căn dặn như thông lệ từ trước đến giờ mà.
Khi gặp anh Tuấn chiều nay, con sẽ nói với anh ấy về chuyện này, để anh khỏi bị lúng lúng vì đó là quyết định của một mình con.
Vừa lúc đó, Tuấn cũng vừa đến.
Chàng vội vả bước nhanh vào nhà.
Thấy Hạ Hạ đang chuẩn bị ra đi. Tuấn  ngỡ ngàng nói với Hạ Hạ:
- Sao em quyết định vội vàng thế.
Chuyện gì cũng cần phải có thời gian để giải quyết. Mẹ cũng chưa có ý kiến gì về việc em đi hay ở tại ngôi biệt thự này mà. Ba anh đã chấp thuận để em ở lại tại đây, chứ đâu cần phải có quyết định của mẹ anh!
Hạ Hạ hiền hòa đáp:
- Em biết vậy! Nhưng dẫu sao, chúng ta cũng phải nên tôn trọng, nghe theo lời giáo huấn của Phu nhân thì tốt hơn.
Em đã nghĩ nhiều rồi! Quyết định của em ra đi, sẽ rất thuận tiện cho  Giáo sư và cho cả hai đứa chúng mình nữa!
Không khí trong ngôi biệt thự Đỉnh Sương Mù tăng thêm lên sự ngột ngạt căng thẳng trên khuôn mặt của mọi người, khi Hạ Hạ quyết định phải ra đi.
Giáo sư Minh trầm ngâm hồi lâu. Ông nhìn Tuấn đang đứng ngơ ngác, không ngờ chuyện lại kết thúc một cách bất ngờ như vậy! Một chập lâu sau, ông bình tỉnh, nhỏ nhẹ nói:
- Thôi cũng được. Ta để cho Hạ Hạ và Tuấn suy nghĩ và cả hai cùng quyết định nhưng trước khi Hạ Hạ cương quyết ra đi. Ta mời hai con, cùng dùng cơm trưa hôm nay với ta.
Nói xong ông quay sang vú già, bảo:
- Bà Hai, sửa soạn cho một bữa cơm trưa thật đặc biệt hơn mọi ngày.
Nói xong, ông lặng thinh bỏ vào phòng riêng của mình, trong khi đó vú già hối hả gọi chị bếp chuẩn bị bữa cơm trưa theo lời dặn của Giáo sư Minh.
Đó cũng là lần đầu tiên,
không gian nặng trĩu. Một khoảnh khắc trôi lặng lẽ vô hồn nên cả hai - Hạ Hạ và Tuấn -  chẳng biết nói gì đây! Như cả hai người đang ru từng giọt sầu da diết cho nhau.
Tuấn nghèn nghẹn một chút men cay, đã mấy lần tỉnh, mấy lần say mà ân tình đã vội mgậm ngùi chia tay, mà tình yêu cũng chứa chan trong lòng.
Tuấn tha thiết van xin:
- Em bỏ anh ra đi sao?
Câu hỏi điểm đúng tâm trạng Hạ Hạ, khiến nàng ấp a ấp úng:
- Đâu có! Em chỉ dời chỗ ở thôi! Chiều nào em lại chẳng phải đến đây!
Tuấn ân cần:
- "Đâu có!"... nhưng tại sao lại phải ra đi?
Tuấn hỏi y như chất vấn làm Hạ Hạ đã lúng túng lại càng lúng túng thêm.
Hạ Hạ suy nghĩ một hồi lâu rồi nói:
- Em phải rời khỏi nơi đây, để tránh sự muộn phiền cho Phu nhân!
Một chập lâu sau, hình như Tuấn đã nghĩ ra một đáp số đơn giản, chàng hăm hỡ đáp:
- Hay là em chuyển về biệt thự của anh trong thời gian này?
Hạ Hạ cương quyết:
- Đề nghị của anh, càng  không thích hợp, sẽ làm cho Phu nhân giận thêm thôi!
Hạ Hạ nhìn  Tuấn, giân dỗi:
- Hơn thế nữa, em lại càng không thích về đó, dẫu sao em vẫn là người đến sau, Loan Loan trong biệt thự của anh. Diều đó, sẽ cho em cái ám ảnh thua thiệt... Sao anh không nghĩ đến điều đo?
Tuấn thở dài, bóp tráng suy nghĩ về những điều mà chàng đã đề nghị với nàng, hình như chẳng mảy may làm thay đổi được quyết định của Hạ Hạ.
Một chập lâu sau, Tuấn thở dài hỏi Hạ Hạ:
- Hay em không còn yêu anh nữa?
À! ... hay là em có nhiều điều giấu anh lắm đó!
Hạ hạ nhìn Tuấn, hậm hực nói:
- Anh chỉ giỏi chận đầu, chận đuôi thoi.
(Rồi chuyện tinh sẽ ra sao ngày sau. Xin mời Quý độc giả đọc tiếp...
CHƯƠNG MƯỜI BA
Vĩnh Biệt Tuấn
Tôi vẫn thường ngồi bên trong khung cửa sổ, nhìn xuống ngọn đồi Hill Top. Xa xa là thành phố Tacoma, trải dọc dài theo con đường Yakima là hai hàng hoa Anh Đào đang nở rộ, khoe sắc thắm. Các loại hoa Anh Đào đủ sắc màu... trắng, tím, hồng... cũng đang mọc rải rác khắp nơi trên các ngọn đồi quanh vùng Hill Top, tạo thành một vừng hồng lung linh dưới ánh mặt trời chói chang.
Đặc biệt sáng sớm hôm nay, tôi có hẹn với hai sinh viên Triêt trước 1975, hai vợ chông đã hẹn đến đây thăm tôi.
Cặp vợ chồng này, sau khi biết tin tôi đã đến định cư tại thành phố này, nên cả hai quyết định đến thăm tôi.
Tôi nghe nói trong điện thoại, cô vợ là sinh viên Triết năm thứ Nhất,
còn anh chồng là cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường  Quốc Gia Đà Lạt, cũng bị đi tù cải tạo, nay được định cư tại Mỹ theo chương trình H.O.
Nghe vy, tôi cũng mun gp h đ biếĐà Lt nay ra sao. Hơn thế na, may ra ngưi chng, có th biết v cái chết ca anh Tun, trong tri ci to...
Sáng  Chủ Nhật hôm đó, họ lái xe từ Seattle đến Tacoma, và tìm đến địa chỉ nơi tôi đang cư ngụ để thăm tôi.
Đã  bn mươi hai năm, sống trên xứ người, khi hoa Anh Đào sắp nở, nhất là khi bầu trời se se lạnh, làm tôi nhớ đến Đà Lạt, nhớ Tuấn, nhớ Đỉnh Sương Mù quay quắt.
Ngồi đây đợi, tôi vẫm mong sớm gặp họ, để biết về  tin tức của những người không may ở lại, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Lần đầu tiên họ đến thăm tôi, họ cũng để lại trong lòng tôi một nỗi buồn ray rức, mà tôi không thể nào quên được.
Bốn Mươi hai năm sau, mỗi lần tháng Tư Đen trở về, với niềm đau   bị khơi lại, tôi còn bị hình ảnh của Tuấn ngày nào, hiện ra cùng một lúc, làm vết thương của tôi nhức nhối thêm. 
Hôm đó, tôi cũng đã chuẩn bị một hủ mức mận Phi-Nôm và một bình trà Blao đãi khách.
Sau một hồi trò chuyện, tôi hỏi người chồng:
- Anh bị tù ở trại nào?
- Thưa cô, em bị tù tại trại Suối Máu.
Tôi hơi thất vọng, vì anh không bị tập trung cùng một trại với anh Tuấn, nhưng tôi cũng hỏi thăm dò:
- Vậy anh có biết trại tù A.30 ở đâu không?
Người chồng  trả lời ngay:
- Em cũng có một vài người bạn, bị tập trung tại đó!
Em biết trại A.30 ở Phú Yên, nhưng tình thật em không biết, địa điểm của   trại tù ở đâu?
 Tôi không nhớ, tại sao tôi lại có tấm bản đồ Việt Nam, hình cong như chữ S và tôi cũng muốn biết Đà Lạt cách trại A.30 bao xa?
Tôi lấy tấm bản đò và trải dài trên bàn. Tôi nhìn chàng cựu tù nhân chính trị, hỏi:
- Đà Lạt cách Trại Tù A.3o bao nhiêu kí-lô-mét?
Tôi ngước nhìn người vợ, tôi thấy cô ấy ngồi im, chờ chồng giải đáp.
Anh chàng cựu tù nhân chính trị, để ngón tay  trỏ lên bản đò. Anh chỉ vào thành phố Đà Lạt, rồi kéo ngón tay dọc xuống Phan Rang, rồi kéo dài xuống Nha Trang và đưa ngón tay dừng lại tại Tuy Hòa, Phú Yên. Anh  ngước mắt nhìn tôi::
- Thưa cô, em không rõ Trại A.30 nằm về hướng nào nhưng nghe các bạn kể, trại đó, xa Tuy Hòa chừng 20 cây số, nơi đó có nhiều rừng rú ...
Anh nhìn vào bản đồ và định hướng.
- Thưa cô, có thể là chỗ này.
Anh tránh cặp mắt tôi. Anh cúi xuống tấm bản đồ, tìm vị trí Đà Lạ- Phú Yên. Anh thong thả nói:
- Khoảng chừng 35o kí-lô-mét đó cô.
Tôi nghe rõ từng tiếng trả lời.
Tôi chỉ vào tọa độ của Trại Tù A.30. 
“Tuấn, anh ây đã chết tưc tưởi tạđây. 
 Nói xong, tôi gấp tấm bản đồ lại, cất vào ngăn kéo.
Tôi nghe lòng ngực khó thở và dường như cuống phổi tôi bị nghẽn vì có một vật gì đang nghẽn trong cuống phổi mình.
Mắt tôi nhòa lệ.
 Tôi lấy tấm hình của Tuấn  mặc veston. Anh ấy còn rất trẻ, có khuôn mặt khôi ngô và đôi mắt sáng, trông giống Giáo sư Minh, cha chàng.
Khi tôi may mắn trốn thoát bằng con tàu cuối cùng rời khỏi Sài Gòn; tôi mới biết  Tuấn bị tập trung cải tạo, thế rồi anh ấy đi tù, và rồi anh ấy chết. Tôi xa Tuấn rất tình cờ và anh chết cũng thật bất ngờ. 
Tôi ngồi im như một tượng đá, trí óc như rông rêu, xám xịt.
Tôi không biết phải nói gì.
Tình u của toi và thân xác Tuấn, đều bị hệ lụy vì cộng sản Việt Nam!
Tôi đang chết trong lòng, bỗng có tiếng hét nghẹn ngào của chàng cựu sinh viên  sĩ quan Đà Lạt:
- Cô ơi! Thầy Tuấn của con đo!
Họ ra về với
lòng nặng trĩu và riêng tôi một trái tim ngậm ngùi và đôi môi câm nín...
Duy Xuyên
Tacoma
Viết xong ngày 29 tháng 4 năm 2017


  1. CHƯƠNG  MƯỜI  TÁM

     

    NGUYỄN VĂN BẢO. *HIỆN...
 
 
Hồi còn ở Trại A 30 Hòa Phong, Phú Yên, Trại do Tỉnh Phú Khánh quản lý trại giam tù nhân. 
Trại này trực thuộc Bộ Nội Vụ quản trị, nên đa số cán bộ quản giáo phần đông là công an người Bắc Kỳ.  Tính tình họ rất hung tợn và gian ác. 
Tuyệt đại đa số chỉ mới biết đánh vần chữ Quốc Ngữ.   
Anh em tù nhân chính trị cứ ba tháng  được thăm nuôi một lần.  Mỗi lần thăm nuôi, thân nhân phải làm đơn xin phép công an địa phương.   
Thân nhân chỉ được thăm nuôi vào ngày Chủ Nhật, và quà thăm nuôi được nhận tự do, kể cả gạo và một ít muối.  
Thân nhân khi đến thăm nuôi, phải xuất trình "Đơn Xin Thăm Nuôi" cho đồn canh của trại giam. 
Những đơn xin phép thăm nuôi được gom góp lại, sau đó được chuyển vào Ban Giám Đốc Trại Giam duyệt xét.  Đơn được chấp thuận sẽ chuyển lại cho một quản giáo mà ngày hôm đó trực trại; họ  thường gọi là "Cán Bộ Giao Ban".    
 
Ông cán bộ này đến từng lán, kêu tên từng người rồi dẫn ra cổng, nơi được gọi là 'Nhà Thăm Nuôi', có nơi còn gọi là 'Nhà Hạnh Phúc'.   
 
Ngày hôm đó,                                                                      ngài Cán Bộ Giao Ban đứng trước lán anh Bảo, chồng chị Loan, đọc thật to:   
" Nguyễn Văn Bảo Hiện, có người nhà thăm nuôi."   
Cả lán lắng tai nghe, nhưng không có anh em nào tên là Nguyễn Văn Bảo Hiện cả, nên anh lán trưởng hỏi lại:   
"Thưa cán bộ Nguyễn văn Hiến, Nguyễn văn Hiền hay Nguyễn văn Bảo ạ?"   
Tên ''quản giáo'' hống hách nói với anh lán trưởng:   
"Tôi bảo là Nguyễn Văn Bảo Hiện, nghe rõ chứ?"   
"Thưa cán bộ không có anh Nguyễn văn Bảo Hiện ở lán này."    
Tên quản giáo vội vàng đi lán khác.  Đi đến lán nào hắn cũng đọc tên thật to:   
"Nguyễn Văn Bảo Hiện, có người nhà thăm nuôi."   
Lán nào cũng được xác nhận là không có Nguyễn văn Bảo Hiện."   
Tên quản giáo bèn dẫn những người có tên được phép thăm nuôi, ra gặp người nhà để thăm nuôi  và nhận quà.   
 
Chị Loan, vợ anh Thiếu tá Nguyễn Văn Bảo, không thấy chồng mình, nên bù lu bù loa, nước mắt lưng tròng, đến bàn cán bộ giao ban (cán bộ trực) đang ngồi, chị Loan, vợ anh Thiếu Tá Nguyễn văn Bảo khóc sụt sùi:   
"Thưa cán bộ sao chồng tôi không được phép thăm nuôi?"   
Tên quản giáo không cần suy xét gì cả, làm bộ mặt vác lên trời thật là kênh kiệu:   
"Chồng chị cụ thể một nà (là) trây lười nao (lao) động, cụ thể hai nà (là) đang bị phạt tại nhà cùm, nên không được phép thăm luôi."   
Chị Loan, vợ của anh Nguyễn Văn Bảo, không biết ất giáp gì, mặt mũi buồn xo, không còn bụng dạ nào nghĩ đến việc thăm nuôi chồng nữa.   
Chị Loan chỉ còn có cách xin phép cán bộ cho chị gởi quà để chuyển vào cho chồng.   
"Thưa cán bộ, chồng tôi không được ra thăm nuôi.  Vậy xin cán bộ chuyển giùm gói quà này cho anh ấy."   
Tên cán bộ nhìn lấm la lấm lét chị Loan. vợ của anh Bảo, cũng thấy mát con mắt, nở con ngươi, nên giảm bớt giọng lưỡi kách mệnh mà rằng:   
"Thôi được!  Tôi ưu tiên cho cô.  Cô ngồi chờ. Tôi trình lên trên xem sao đã."
Chị Loan mừng rỡ thưa:   
"Dạ cám ơn cán bộ."  
 Hắn ta hấp ta hấp tấp lấy lòng người đẹp, nên cỡi xe, cố đạp, băng tắt để khỏi chạy vòng... cho nhanh.
 
Hắn hồ hỡi phấn khởi, hành quân nhanh về trại giam, để xin phép Thủ Trưởng. 
Tên quản giáo vì đạp xe nhanh quá nên thở hồng hộc, luýnh quýnh trình Thủ Trưởng, thiếu tá Hạnh:   
"Thưa Thủ Trưởng! Thằng Nguyễn Văn Bảo Hiện không có ở lán nào cả.  Có lẽ bị kỷ luật.  Trình Thủ Trưởng cho vợ thằng ấy được phép gởi quà."   
"Đâu?"  Thủ Trưởng Hạnh hỏi.   
"Đây!"  

Tên cán bộ trực ban đưa đơn thăm nuôi cho Thủ Trưởng trại giam.   

Đánh vần đọc một hồi, Thủ Trưởng Trại Giam không tìm thấy đơn nào có tên Nguyễn Văn Bảo Hiện cả.  Bèn hỏi tên quản giáo:   
"Đâu?  Đơn nào đâu?"   
"Nè, Thủ Trưởng."   
 
Đọc đi đọc lại, Thủ Trưởng mới phát hiện ra là ‘‘Nguyễn Văn Bảo.  Hiện tập trung cải tạo tại Trại A. 30."
Nhưng tên quản giáo lại đọc tên anh Nguyễn Văn Bảo thành Nguyễn Văn Bảo Hiện mới tê tái, chết người.   
Tên quản giáo trở lại lán anh Nguyễn văn Bảo, mặt lầm lì:   
"Nguyễn Văn Bảo, có người nhà thăm nuôi."
Bất ngờ vì không chuẩn bị trước, nên anh Nguyễn Văn Bảo, chụp vội cái áo, mặc nhanh vào người, chạy ra trình diện cán bộ 'quản giáo:   
"Anh tên gì"   
"Tôi tên Nguyễn Văn Bảo."    
Tên cán ngố giao ban bực tức, hỏi lại:   
"Tên anh mấy chữ?"
"Mấy chữ là sao cán bộ?"    
Tên quản giáo ra điều thông thái, bèn giải thích:
"Mấy chữ cụ thể 1 như là: Nguyễn Văn là 2 chữ.  Cụ thể 2 như là: Nguyễn văn Bảo là 3 chữ."  
Anh Nguyễn Văn Bảo, đáp:   
"Dạ thưa cán bộ, tên tôi là 3 chữ."   
Tên cán bộ hỏi lại:   
"Sao lán này, ai cũng 2 chữ. Chỉ có một mình anh là 3 chữ vậy?’’
Anh Nguyễn Văn Bảo không biết trả lời sao cho đúng, nên chỉ ấp úng :   
"Tại cha mẹ tôi đặt tên tôi như vậy."    
"Được. Theo tôi."   
Cùng lúc đó Thiếu Tá Nguyễn Hiến, Thiếu Tá Nguyễn Hiền và Nguyễn văn Hiển chạy ra cùng một lúc.   
"Dạ thưa cán bộ tên tôi là Nguyễn Hiến."     
Lại cái màn:  "Tên anh là mấy chữ?"   
"Dạ 2 chữ,"   
"Dạ, còn tôi, Nguyễn Hiền Hai Chữ."   
"Ngớ ngẩn cái tên ngụy này. Tôi gọi tên Nguyễn văn Bảo Ba Chữ, nghe rõ chứ!"   
"Dạ hiểu."   
 
Kể từ ngày ấy, anh em trong trại, ai ai cũng viết thư về nhà, nói với gia đình khi làm đơn phải viết thật cẩn thận như sau:   
   ‘’NGUYỄN  VĂN BẢO. ( nhớ xuống hàng)  
   Nay tập trung cải tạo tại Trại A.30”
Chứ đừng viết Nguyễn Văn Bảo.  Hiện tập trung cải tạo ... cùng một dòng thì bị các ông quản giáo đỉnh cao trí tuệ, đọc thành Nguyễn văn Bảo Hiện, hay Nguyễn Văn Hiện Nay, thì hết có đường thăm nuôi.   Có anh còn làm sẵn mẫu đơn cho gia đình, chỉ chừa trống:  Ngày ... tháng ... năm ...   
 
Người nhà khi đến kỳ thăm nuôi, chỉ việc điền thêm ngày, tháng xin thăm nuôi vì sợ các 'đỉnh cao của trí tuệ', anh hùng diệt Mỹ, các nhà khoa học đứng-chờ- đón-bắt khoa học kỹ thuật, nghiên cứu xác nhận tên mình là 2 chữ, 3 chữ hay 4 chữ thì bỏ bu.  May mà ở trại  không  cô nào có tên như một Nữ Quân Nhân trong đơn vị tôi,  tên Tôn Nữ Thị Thanh Tùng, không biết các ngài Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, đọc tên của cô ta ra làm sao?  Cũng có khi họ đọc thành:  ‘’Tôn Nữ Thị Thanh Tùng Hiện Sáu Chữ, thì sao đây?"     
Từ đó về sau, mỗi khi khai tên với cán bộ chúng tôi thường nói như sau:  
"Phạm xuân  Thành, ba chữ. ’’    Riêng anh Lý Tống thì có khác:    "Lý Tống, Hai chửi."      
 
Nhan sắc chị Loan đã làm cho tên quản giáo mê mệt, do đó hắn nghĩ ngay ra ý đồ đen tối, để chiếm đoạt vợ của một tù nhân chính trị, mà quyền sinh sát ở trong tay của hắn.
 
Theo Nội Quy của trại, mỗi tù nhân chính trị được thăm nuôi 15 phút, nhưng anh Bảo chỉ được nhận quà mà không được trao đổi tin tức gia đình.
 
Chị Loan là người thăm nuôi cuối cùng, nên chúng tôi phải ngồi nán lại để chờ chị Loan.
 
Chuyến về cũng bình yên.
Sau đó, tôi giữ mẹ anh Tuấn ở lại nhà mẹ tôi cho đến ngày tôi phải vào Sài Gòn để bay lại qua Mỹ.
Mẹ anh Tuấn cũng theo tôi về Sài Gòn.
 
Một ngày trước khi đi về Sài Gòn để chuẩn bị trở về Mỹ, tôi đã đến thăm  chị Loan và nhờ chị, mỗi lần đi thăm chồng, nhớ rủ mẹ tôi  cùng đi thăm anh Tuấn.
 
Sau đó, tôi được biết câu chuyện thương tâm đã xảy ra như sau...
 
... Không thể nào giải nghĩa được lương tri và dục vọng của những con người cộng sản. 
Nhan sắc chín mùi của chị Loan ở vào tuổi ba mươi, cái tuổi của gọi mời ... hừng hực sức sống của người đàn bà miền Nam, đã làm mê mệt tên quản giáo.
Sau lần gặp chị Loan, hắn say sưa, bồng bột, háo hức với hình dáng kiêu sa, đẫy đà, tóc thả hai bên vai thanh tú.
Bóng hình đó suốt ngày, ngay cả trong những lúc công tác ...
Trong giấc ngủ của hắn, bóng dáng yêu kiều của chị Loan luôn luôn ám ảnh hắn. 
 
Ý nghĩ muốn chiếm đoạt chị Loan thoáng qua trong đầu hắn.  Rồi một ngày không dằn được con lợn lòng, nên hắn quyết định mở hồ sơ lý lịch của anh Nguyễn văn Bảo, để tìm địa chỉ chị Loan, với ý đồ đen tối, cưỡng đoạt cho bằng được người đàn bà xấu số này.
Hắn tự vấn lương tâm:
‘‘Làm sao hở trời?  Cô ấy là vợ của một tù nhân chính trị?’’
 
Dục vọng của xác thịt, lòng ganh tị đã làm hắn mờ mắt.  Nhan sắc của chị Loan đã lôi cuốn hắn vào con đường gian ác.  Vóc dáng mảnh mai của chị Loan, làm hắn thẫn thờ,  mất ăn mất ngủ trong nhiều ngày, để rồi một hôm hắn mạnh dạn xin phép đơn vị, về thăm nhà, nhưng hắn lén lên Đà Lạt, tìm nhà chị Loan, với mưu đồ đen tối...  
 
 
Sau một hồi đi phất phơ dông dài qua các dãy phố, trên đường Minh Mệnh, rồi băng qua Hai Bà Trung, hắn bước vào nhà chị Loan, đứng nháo nhác nhìn quanh.
Chị Loan đâu có ngờ hắn đến để gieo rắc tai họa cho chị, nên khi vừa thấy tên quản giáo chị mỉm cười rất duyên dáng, để lộ một chiếc răng hơi khểnh, và tiếp đãi hắn rất ân cần. 
Hắn nham nhở nhìn xoáy vào mắt chị Loan với khuôn mặt trắng hồng, rất đẹp.  Hắn cố ý tấn công chị. 
Người đàn bà đang độ tuổi chín mùi, xa chồng gần 5 năm.
‘’Cô muốn anh Bảo về không?’’
Chị Loan vui vẻ đáp:  ‘‘Muốn lắm chứ.  Nhờ cán bộ giúp giùm, gia đình tôi cám ơn vô cùng.’’
Hắn dùng lời ngon ngọt để phỉnh dụ chị Loan, vợ anh Bảo:
‘‘Cô chịu tôi đi.  Anh Bảo không bao giờ trở về với cô được nữa đâu, nếu không có sự nhận xét, giúp đỡ và báo cáo của tôi; "rằng thì là anh ấy đã giác ngộ, cần cù lao động, nhận thức rõ ràng là mình có tội với nhân dân, có tội với đảng."
Bằng không anh ấy sẽ cải tạo suốt đời mà không có ngày về.’’
Hắn thẫn thờ nhìn chị Loan, nói lắp ba lắp bắp:
‘‘Nếu cô chịu ... yêu tui, để tui yêu cô, tui sẽ đề nghị với trại và anh ấy sẽ về với cô trong một ngày rất gần đây.’’
 
Luận điệu tuyên truyền huyễn hoặc làm cho chị Loan chẳng biết hư thực ra sao!
Hắn đứng nhìn xồng xộc vào mặt chị Loan, chờ chị phản ứng.
Chị Loan bật lên tiếng kêu khe khẽ: 
‘’Không...  Không!’’
Dường như không nghe chị Loan nói gì, hắn ta xàm xỡ ngồi xuống bên chị.  Tay hắn đặt lên bàn chân chị.
Mặt nóng ran vì hổ thẹn, chị đẩy tên quản giáo ra và đứng dậy.
‘’Đừng đụng vào người tôi!’’  Cùng lúc đó chị đẩy tay hắn ra.
Tiếng quát tuy lớn nhưng có phần nào không quả quyết.  Chị Loan sợ hắn trả thù anh Bảo, chồng chị, nên chị cũng không phản ứng mạnh mẽ cho lắm.
Biết được yếu điểm của chị Loan, hắn lẽo đẽo theo sau, miệng mồm leo lẻo:
‘‘Anh ấy sẽ về ngay mà ...  Về ngay mà!’’
 
Ý nghĩ liều lĩĩnh thoáng nhanh qua đầu chị: ‘‘Hay mình liều vậy mà anh ấy sẽ được về.’’
Chị ngồi xuống, im lặng. Hắn cũng ngồi xuống.  Toàn thân rung động.  Hai bàn tay hộ pháp của hắn đang mắn nót, xoa bóp lòng bàn chân chị.
Tình cảm uất ức bị dồn nén lâu ngày, chen lẫn với mùi hôi xông lên từ miệng mồm hắn, những cảm giác vừa hận thù vừa khinh miệt, trái ngược đó càng lúc càng khủng khiếp hơn.
Hắn riết, bóp bàn chân chị.
‘‘Thôi nhắm mắt...  Nhắm mắt cho xong...  Anh ấy sẽ về!’’
Ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn dầu leo lét, nỗi sợ hãi chập chờn, cảm giác nhờm tởm thiêu rụi xương tủy chị.  Chị ngồi bất động. 
 
Chị Loan cố tình không phản đối vì biết mình chống cự, chỉ làm cho tên quản giáo thất vọng, rồi đăm ra căm thù, hành hạ thô bạo chồng chị một cách vô ích mà anh Bảo đang bị giam cầm đày ải, đói rét trong trại giam.  Nghĩ thế mà chị đành im lặng để chịu đựng cho chồng sớm được khoan hồng trở về đoàn tụ gia đình.
Hắn loạng choạng đứng dậy, đến gần chị Bảo.  Phản ứng tự nhiên, chị Loan quay mặt qua hướng khác, để tránh môi miệng hắn nặc nồng mùi rượu.  Chị không chống cự và nghĩ rằng chị cần phải hy sinh, mà chỉ hy sinh một lần này thôi ... một lần thôi ... để chồng chị được về.  Ý nghĩ ngông cuồng của chị đã làm tiêu tan đi sự phán đoán khôn ngoan, nên chị không chống cự, van xin gì, mà để yên cho hắn sờ mó tay chân chị.
Chị Loan nhắm mắt, yên lặng chịu đựng ...
 
Rồi ngày này qua ngày khác, hắn lần mò đến nhà chị Loan nhiều lần nữa để chiếm đoạt cho bằng được chị Loan, mà cả một đời đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào của hắn, nếu không có cái ngày 'cưỡng chiếm miền Nam' như hôm nay, thì suốt cuộc đời của hắn, nếu có may mắn lắm cũng chỉ được đảng cho phép làm đám cưới tập thể, với một cô dân công, hay với một mụ nữ du kích nào đó, mà suốt cả đời của cô dâu, răng đen, mã tấu, ăn trầu, chưa biết dùng kem và bàn chải đánh răng bao giờ.  Chứ có cô nào thơm tho như chị Loan, vợ của một tù nhân chính trị mà hắn đã rờ được bàn chân chị. 
 
Hắn quyến rũ chị Loan bằng đủ mọi cách và cho đến một hôm hắn định ôm hôn chị.
Chị Loan dùng chân đạp mạnh vào người hắn, chị quát:
"Đừng đụng vào thân thể tôi, trước khi anh Bảo được về!"
Chị Loan ứa nước mắt nghĩ đến số phận hẩm hiu của chồng.  Bất giác chị bật khóc, nước mắt đầm đìa.  
 
Người đàn bà xấu số này vì hổ thẹn với lương tâm, bà con lối xóm xăm xỉa. Có người lại nói thẳng vào mặt chị, vì họ thấy tên quản giáo mon mem qua lại nhiều lần:
"Này! họ xầm xì về chị nhiều đấy!"
Với tiếng to tiếng nhỏ, chị Loan rụng rời, đành bỏ nhà ra đi, và cũng không ai rõ chị đã trôi dạt đến phương trời nào.
Bảy năm sau, anh Bảo được thả ra về, đoàn tụ gia đình, với nỗi đau khổ vì mất vợ, anh Bảo như người mất trí.
Anh Bảo bây giờ chẳng còn gì, anh mất chị Loan, trắng tay.  Ngay cả căn nhà để ở cũng không còn, bị nhà nước tịch thu.  Anh phải mưu sinh bằng nghề bốc vác ở bến xe , để anh nhìn thiên hạ mà thấy quặn thắt trong lòng.
(*Nếu có trùng tên ai xin thứ lỗi. Đa tạ.)
 
 
Về Mỹ,tôi  tiếp tục gởi tiền về nuôi Mẹ, nhắc nhở mẹ tôi đi thăm anh Tuấn và tôi cũng gởi tiền về giúp đỡ mẹ anh Tuấn.
 
Ít lâu sau, tôi được tin anh Tuấn bị bệnh sốt cấp tính và chết trong trại tù.
 
 
 
CHƯƠNG  MƯỜI  CHÍN
 
Mắt Anh Hun Hút Màu Tím Hoa Cà
 
 Anh Tuấn ơi!
 
Theo em nghĩ, mỗi người, đều có một người tình, để nhớ, để thương, để rưng rưng giọt buồn.
Riêng em, em có những đêm trăng trên  Đỉnh Sương Mù và em cũng còn có đôi mắt anh hun hút để nhớ, để thương.  
Em còn có tên anh, Hoàng Tuấn để thầm gọi...trong những đêm về sáng, chờn vờn, mất ngủ.
Anh ơi, đêm nay, em không thể nào ngủ được.  Giấc ngủ đến với em sao mà chờn vờn, tràn đầy mộng mị. 
Em đã thức suốt đêm để tìm câu trả lời mà anh đã hỏi em,  khi hai đứa mình ngồi nghe tiếng thông reo, tiếng chim hót lao xao bên kia bờ suối cạn, lúc anh nghiêng người ngắt một cánh hoa dại vừa mới nở dọc theo dòng suối cạn. Anh đã trao cánh hoa dại, màu tím hoa cà đó cho em.  Anh thì thầm bên vai em:  "Anh yêu màu tím hoa cà."
Em lại nụng nịu, hờn dỗi hỏi anh: 
   “Anh yêu màu tím hoa cà trước, rồi sau đó mới yêu màu mắt Hạ Hạ.  Hay anh đã yêu mắt em, rồi mới yêu màu tím hoa cà?"
Mắt anh hun hút nhìnvào mắt em, rồi anh thì thầm bên vai em:
  -Thật tình mà nói, anh đã yêu màu mắt em trước, rồi sau đó mới yêu màu tím hoa cà.
 
Anh Tuấn ơi!  Em cũng muốn nói với anh, nói một cách rất thành thật cảm nhận của con tim em. 
  
Thành phố Tacoma rất lạ đối với em, nơi em đang cư ngụ, ngôi trường Đại Học ngày xưa của thời sinh viên mộng mơ, cũng có rất nhiều hoa tím như thị trấn buồn tênh nơi em đang sinh sống, cũng có rất nhiều hoa cà sắc màu tím, khoe mình trong nắng ấm tràn về.  Nhưng  em chỉ thấy, màu mắt anh hun hút, vẫn còn hằn sâu trong trí nhớ lưu đày của em, từ miền Cao Nguyên Tình Xanh, trải dọc, xuyên suốt cả một đoạn đường bay thật dài, trở về Hòa Phong, Phú Yên, nơi anh đang nằm cô đơn, an nghỉ bên dòng suối quạnh hiu, để em chỉ mường tượng thấy duy nhất:  "Màu Tím Của Mắt Anh!  Màu Mắt Hun Hút Mà Hạ Hạ Đang Mải Miết Đi Tìm!
 
Đôi mắt anh xôn xao bờ ký ức và tình anh yêu em như nắng vỡ bờ môi.
Đêm nay, Hạ Hạ thấy cả một khung trời tiếc nhớ...
 
Anh!  Đã hơn một lần, em vội vã tìm về Đỉnh Sương Mù, đồi thông cũ, giòng suối cạn xa xưa,  để thăm anh.
Trên một chặng đường bay thật dài, em nhớ lại anh có vầng trán cao, đôi mắt anh nhìn em hun hút, như một thấu kính! Mà hồi đó, răng môi em như thúc giục. Vội vã và thật hoang đường! Hành trình xa vời vợi.  Đường về tìm thăm mộ anh, xa ơi!  Thật xa ...
  
Em nhìn xuống một thung lũng trải dọc dưới chân đèo.  Bỗng nhiên Hạ Hạ thấy nhớ anh vời vợi. 
Nhiều lúc xe chạy gập ghềnh, không tự chủ được, Hạ Hạ mơ ước mình có được đôi cánh chim huyền thoại, bay nhanh về suối cũ, đậu nhẹ trên vai anh. 
Khi nhớ anh hồn em như thác loạn. Nhớ môi mắt anh,  như hoa nở một ngày xuân.
Hồi đó, anh thường nịnh em và thủ thỉ với Hạ Hạ:
- Suối tóc em, như dòng sông uốn khúc, để hằn sâu vào khối óc ai đây!
 
 
CHƯƠNG  HAI MƯƠI
Mộng Mị
 
Giờ thì con đường heo hút từ Đỉnh Sương Mù, hay từ ngả tư con đường Hai Bà Trưng, đến biệt thự nơi anh dùng làm phòng thí nghiệm, em đã đi qua một vài túp lều tranh lụp xụp, xiêu vẹo, trong vườn có trồng mấy hàng cà bông tím, tỏa mùi hương thơm dìu dịu.
Vài con bướm, sắc màu sặc sỡ, đang chờn vờn, ngấp nghé muốn trao tình cho nhau, nhưng còn e ngại, rụt rè, suốt buổi sáng sớm, mà các hạt mưa đêm còn đọng lại đâu đó trên những chiếc lá xanh, như những hạt kim cương lóng lánh, chưa kịp vỡ tan trong nắng ấm đầu mùa.
 
Dọc theo con đường, đất đá gồ ghề, lồi lõm, có hàng huyết phượng đang ngủ, lá cành trơ trụi, gốc phủ rêu xanh.  Có tiếng chim chích choè vừa hót lao xao, rủ nhau làm tổ, chuyện trò tíu tít như bạn bè lâu ngày mới gặp.
Trong các vòm lá xanh, vài vệt nắng buồn, đang hanh vàng cuối ngày, lung linh giọt nhớ.
 
Em tìm đến  chỗ anh làm.  Hoàng Tuấn ngồi trong phòng thí nghiệm, bờ mi khép kín, mắt anh áp sát sau ống kính thí nghiệm, kê trên bàn, gần  cánh cửa sổ. 
  
Hôm đó, anh mặc áo trắng ngắn tay.  Tóc anh cũng chải ngược về phía sau như ngày xưa muôn vàn dấu yêu ấy.
 
Em nhìn vào, anh đang bận bịu, cặm cụi thí nghiệm, viết lách.  Đầu anh nghiêng nghiêng, mắt liêng liếc, chăm chú nhìn vào các ống thí nghiệm.  
Nét mặt anh trầm tư như đang cắm cúi tìm kiếm những kết quả chằng chịt nhảy múa trên trang giấy.   
 
Em gọi tên anh!  Hạ Hạ không thấy anh ngẩng đầu lên.   Một chập lâu sau, anh vẫn còn ngoáy ngoắt viết. 
Em gọi tên em một lần nữa, nhưng anh vẫn lặng thinh.   
  
Em lặng lẽ hồn buồn tim lạc lõng.  Hạ Hạ về Đỉnh Sương Mù ngồi chờ, vì giờ cơm tối cũng gần kề.  
 
Đường về thật dài, vài bức tường, quét vôi vàng, đất đá gập ghềnh.  Cuối con đường, trải dài ra tận bờ hồ Thủy Tạ,  có tiếng nước reo róc rách, tiếng gió vỗ thì thầm. Hạnh phúc của anh và của em, có những niềm vui, có những nỗi buồn và tình yêu của anh trao cho em, vẫn còn là những cái gì thật mong manh, như những hạt sương dễ vỡ và tình yêu của  em đối với anh dường như cũng thật lênh đenh như chiếc lá cô đơn đang nằm chênh vênh, trơ trọi, trên vũng nước mưa, đọng lại rải rác bên vệ đường.
Tình yêu mà anh đã trao cho em, như một đám mây đang bay lơ lửng, thật thấp trên vòm trời tím, để đến một lúc nào đó, bầu trời không vui, gặp cơn gió lạnh, mưa lũ ào ạt kéo về làm buốt lạnh mấy cụm mây lang thang cuối trời sẽ rơi lệ xuống, từng giọt, rồi đọng lại đâu đây, hóa kiếp thành rêu xanh, lịm chết trên thân cây cổ thụ nằm bơ vơ bên kia sườn đồi.
 
Vừa về đến biệt thự Đỉnh Sương Mù, Mẹ anh chạy vội ra cửa, ôm em vào lòng, báo tin, anh đã chết tại trại A.30, trong một chiều mưa rất lạ, khi những giọt nắng cuối ngày vừa len lén tràn ra đầu ngõ…
Trong cơn xúc động mắt nhòa lệ, Mẹ anh nghẹn ngào, mếu máo từng tiếng một.
   "Tuấn ... đã chết!  Đã bỏ ta ra đi rồi!"
Mẹ ngẩn mặt nhìn em, nước mắt đầm đìa.  Em xiết nhẹ vai Mẹ.  Đây là lần đầu tiên em nghe được tiếng khóc nghẹn ngào của mẹ anh. 
Em ngậm ngùi, giọt lệ rưng rưng, chảy dài trên gò má gầy vì tháng năm mong chờ...
 
Bật khóc. Bàng hoàng nhận ra sự thật. 
Vĩnh viễn em mất Hoàng Tuấn rồi!  Tuyệt vọng!  Em chỉ biết khóc nghẹn ngào trong tức tưởi... 
 
Im lặng! Cực kỳ đau khổ!  Tim em đau nhói. 
Nước mắt tràn mi!  Nhạt nhòa trong tiếng tức tưởi. Em ôm vai Mẹ run rẩy.  
  
Sửng sốt truớc tin buồn, không nói được một lời nào với mẹ anh. Em vội vã đi ngay ra chỗ anh đang an nghỉ, cuối đời.
Đường đến thăm mộ anh thật dài và quạnh hiu quá đỗi. Em phải băng qua vài thửa ruộng rau muống, bùn xềnh xệch, đất đá chênh vênh, gập ghềnh, lỗ chỗ những vết đào xới. 
Con đường vắng tanh, lâu lâu mới thấy một vài người đang ì ạch, gánh gồng đất đá, lếch thếch đi về phía cuối chân trời xa xa.
 
Nơi anh đang an nghỉ, chất đầy hoa cà tím. Em bước xuống ven ruộng, ngắt một cụm hoa dại, cũng có màu tím, đặt lên mộ bia.
Em gọi tên anh!  Gọi tên Hoàng Tuấn mỗi ngày vẫn chưa đủ.  Nay tìm anh!  Quá khứ lại lũ lượt tràn về trong tiếc nuối.  Nghe văng vẵng triền miên niềm thương nhớ.   Gọi tên anh!  Người ấy có còn đâu! 
 
Em lủi thủi lê gót ra về. Bầu trời xám xịt.
Em đứng ngỡ ngàng trong giây lát rồi trở lại mộ anh lần cuối...
Hạ Hạ quỳ xuống mộ bia … mắt anh nhòa lệ … anh đang hun hút nhìn mắt em đang khóc. 
Lệ anh cũng đang lưng tròng.   
Vài giọt nước mắt như màu cà tím, rung rinh giọt buồn, tưởng chừng như đã đọng lại
thành những hạt cẩm thạch tím. Em thì thầm bên anh: “-Hạ Hạ sẽ xây mộ anh bằng đá cẩm thạch tím và em cũng sẽ mua hoa tiểu muội tím, về đây trồng chung quanh mộ anh, để anh bớt nhớ Màu Tím Hoa Cà Của Mắt Em”
Em xoa mộ em lần cuối. Tưởng chừng như ngày xưa ấy, anh đã vuốt tóc em, mà khen tóc em óng ả sợi tơ vàng, như dòng thác suôi về cơn mộng mị.
 
Em biết anh cũng đã cất giữ những kỷ niệm về em như anh đã từng nâng niu, ấp ủ những ngày yêu dấu mà em đã dành cho anh cái hạnh phúc vô cùng to lớn đó.
 
Lùi lũi ra về.  Đường bằng phẳng nhưng em tưởng mình đang đi trên vực sâu thăm
thẳm.  Chân em bước lảo đảo như người say rượu. 
Trí óc căn thẳng. Nỗi đau dằn vặt chen lẫn buốt giá tột cùng thân thể.  Em biết từ nay mình phải sống với những  ngày đơn độc thật buồn tênh vì không có anh.  Giá rét sẽ tràn ngập tâm tư em với cảnh đời ảm đạm.
 
Anh!
Không bao lâu nữa, em sẽ giã từ Thành Phố Buồn Hiu, để đi về xứ lạnh quê người.
Nơi đó,  quanh năm, tuyết phủ, giá băng, mưa rơi hoài không dứt, tiểu Bang Cao Nguyên Tình Xanh đó anh ạ. Nào ngờ tiểu bang Washington State, nơi anh tốt nghiệp Tiến Sĩ Hóa Học tại trường UW ( University Washington) mà hiện nay là nơi em đang sống cô đơn một mình.  
  
Nào ngờ đâu hôm nay mình đôi ngả.  Em ra về!  Anh ở lại với ngôi mộ bơ vơ!  
  
Trên đường về, rừng thông bạt ngàn với nhiều cây phi lao đang xòe cánh nở hoa trắng xóa như em,  người thiếu phụ đang phủ khăn sô.
Bên kia là vách núi, có vài cụm đá thẳng đứng cheo leo. 
Một vài vầng mây tím bay thật thấp giữa lưng đèo, tưởng chừng như hồn anh đang cùng em lang thang trên ngọn đồi, sau dòng suối xưa.   
        
Chiều tím  xuống, ánh sáng mênh mông, tràn ngập cỏ cây phía trước mặt. 
Rừng cây thay lá, lốm đốm vài vệt nắng vàng của cành lá sắp rơi rụng. Một vài vũng nước đọng rong rêu còn sót lại nằm cô đơn một mình, như tình lận đận mà anh đã trao cho em bên bờ Suối Mộng, cạnh phiến đá trắng quạnh hiu.  Anh còn nhớ không anh!  Hoàng Tuấn?
 
Anh!  Tacoma!  Nơi em đang cư ngụ buồn hiu!  Ở đây vẫn có những cơn mưa ngâu, mùa Hạ bất chợt kéo về, cũng như trong tâm hồn em chợt có những nỗi buồn bất thường.  Đêm đêm dưới ánh trăng xuyên qua khung cửa sổ, em tìm đôi mắt anh trong tĩnh lặng.  Nhắm mắt lại để giữ nguyên vẹn hình ảnh đó khỏi xóa nhòa trong trí nhớ và đêm nay trong giấc ngủ, hồn em chết lịm trong mắt anh. 
  
Nơi em ở, trước sân nhà, mấy đóa hoa hồng đang nở búp, rải rác vài nụ vàng. Từ khung cửa sổ, em nhìn ra vườn cây, ở đó có khung trời mộng mị.  Bầu trời đầy sao khuya lấp lánh.  Ở đó có hàng rào bông giấy tím, gió đang lung lay lá cành. Ở đó cũng có những cành dừa đang nghiêng nghiêng đổ bóng, in hình trên nền đất phẳng phiu.   Trên cánh cửa sổ, có một vài giọt mưa long lanh đang đọng lại chảy từng giọt ngoằn ngoèo.  Mưa hoài!  Mưa không tạnh ngoài trời. Nỗi buồn lên mênh mông.   
Và mưa! Và
buồn! Và thương nhớ ai đây? 
  
Em dùng ngón tay trỏ, vẽ mắt anh trên cửa kính, như những ánh sao rơi, dưới có vài giọt nước mưa lăn tăn, như anh đang khóc.  Buồn bờ mi khép kín.  Khung trời cao, mắt anh hun hút, rõ như những vì sao rực sáng. Và vùng trời đó, mắt Tuấn buồn rười rượi. 
   
Tuấn ơi, đêm nay Hạ kể cho anh mghe, chậu hoa tiểu muội màu tím, em mua hồi Tết, treo ở bên trên cánh cửa sỏ.  Hồi giữa đêm nay, lúc em nhớ anh, nên thức giấc.
Chậu hoa đã nở một bông hoa quyến rũ.  Cánh hoa từa tựa màu tím của mắt anh.
Em cũng chẳng bao giờ  thèm hỏi ý kiến anh.   Đừng giận em, anh nhé!  Em sẽ ngắt từng cánh hoa màu tím, ép từng cánh hoa thành tà áo tím của em, lúc hai đứa mình đang lang thang bên bờ suối.
Em sẽ ép thành nửa tà áo tím, để gởi tặng anh.
  
Anh cũng chẳng bao giờ nhận được, Tập Giấy Hồng Viết Mực Tím đó mà em sẽ gởi cho anh.  
Vì em biết anh đã chết thật sự rồi!
 
Đêm đêm mỗi khi mất ngủ, em sẽ lật từng trang, gặm nhấm tà áo em trên trang giấy hồng nhỏ, để em, cô bé ngày nào bên bờ suối cạn xa xưa, với ánh mắt em
bỡ ngỡ khi mình mới quen nhau. Và em sẽ mãi mãi không bao giờ quên anh.  
Đêm hôm qua em lại mơ thấy chúng mình bên dòng suối với ánh mắt có nỗi buồn u uẩn của anh, chất chứa cái nhìn biền biệt, xa xăm.
 
Hạnh phúc đong đầy môi em. Anh ẵm em đi dọc theo sườn đồi đầy hoa cà tím nở rộ.  Sau đó chúng mình khuất trong đám hoa dại và em nghe thấy môi em dịu ngọt, hằn sâu từng tế bào mà giác quan và trí óc Hạ Hạ tê dại.  Thời gian như dừng lại trong giây phút ấy.
 
Anh, tên anh là Hoàng Tuấn! Anh đã chết rồi! Anh chết không hận thù! Anh nằm chết như mơ!
 
Chỉ có một mình em nhớ anh.  Và nơi đây một mình em ngồi nghe kỷ niệm buồn.  Để mộng du với những buổi chiêm bao. Để hồn anh dìu em vào con ngõ hẹp.  Dáng em gầy.  Chân chim em bước lao xao.
  
Người tình đi xa, bỏ dòng suối cạn, bỏ con chim se sẻ bơ vơ, đứng khóc một mình!
Nơi anh đang an nghỉ có vành trăng khuya như đêm nào bên bờ Suối Mộng, của Thị Trấn Buồn Hiu!  Nhớ không anh? 
 
Và nơi đây!  Chẳng có ai đón em về với niềm vui bất chợt!  Không có ai ru em trong giấc ngủ thật mê say?  Chẳng còn ai dìu em trong cơn hoan lạc.  Không có ai quỳ gối van xin em! 
Giờ đây em mong anh từng giờ, nơi thành phố quê ta.  Nơi đây em nhớ anh triền miên.   
 
Người tình còn xa, ánh mắt buồn tênh.  Khối ưu hoài em vẫn còn vươn mang từng ngày qua...
Nhớ làm sao đôi mắt anh, rực sáng giữa ngàn sao, mà em hằng mơ ước, được ngủ thiếp đi trong mắt anh.
Làm sao em có thể quên được, mắt anh to, với chiều sâu hun hút, của vùng trời huyền thoại.
Nỗi nhớ kéo dài trong những ngày chờ mong thăm thẳm, rất xa, mà em tưởng như rất gần … trong những đêm về sáng, chập chờn với ánh mắt buồn hiu của anh.  Em cố nhắm mắt lại, để giữ nguyên màu mắt anh đang hun hút, nằm sâu trong mắt em.
 
Chấp cánh cho hồn bay theo từng dòng dĩ vãng, chập chờn, quấn quít, gần gũi và nhớ thương vô vàn, mà sao đời em bỗng dưng buồn tênh, như một chiều không nắng.
 
Anh ơi!  Em ước mong mai sau trong tiếng reo của những cành thông, tiếng thì thầm của lá thông vỗ, tiếng gió rừng ru nhè nhẹ, bao la bát ngát, có lần nào lời nguyện ước yêu nhau, tên Hạ Hạ và tên anh, âm vang nghe thoang thoảng, vọng về từ núi rừng dạt dào, tình yêu thấm đuợm… quê nhà.
 
Bỗng nhiên đêm nay, em nhớ Đỉnh Sương Mù. Ước gì ngay bây giờ, em được anh dìu  Hạ Hạ, đi dọc theo con đường mang tên anh Hoàng Tiấn, hay chúng mình thả bước chân lang thang, ven theo con thác PREEN  nhỏ, nước tràn vào bờ, để nghe những hạt nước li ti bắn vào da thịt, phớt nhẹ lên tóc em, mà nghe hơi thở anh ngọt ngào, mằn mặn trong răng môi em.
 
Mãi đến bây giờ, em vẫn còn mường tượng được, về những cây kè, hình dáng như cánh quạt, con đường ven bên bờ suối, tràn đầy thơ mộng, anh đã dìu em nhẹ bước trên những chiếc lá vàng khô nghe xào xạt, như tiếng lòng em mở hội.
 
Đem nay, bỗng nhiên em thầm gọi Hoàng Tuấn, anh đâu rồi? 
Có những chiều mưa giăng giăng, bên dòng suối cạn.
Bỗng chốc, em lại hỏi anh:
- Con suối này tên gì?
Anh lúng túng, rồi như sực nhớ ra điều gì. Anh đáp;
- Vì suối đã cạn nên suốu không tên!
Em lại thắc mắt:
- Trước khi suối này cạn nó tên gì?
Anh lại lúng túng nữa rồi! Trên vầng trán anh nhíu lại, một chập lâu sau anh giải thích:
- Hồi đó, anh chưa thấy suối, nên suối không nói cho anh biết suối tên gì?
Cũng như lần đầu, anh bắt gặp em đang ngồi uống cà phê một mình, trong biệt thự Đỉnh Sương Mù! Em cũng chẳng nói tên em cho anh! Chờ mãi đến khi vú già giới thiệu em là cô giáo Hạ Hạ. Lúc đó anh mới biết được tên em!
Em lại vặn vẹo:
- Vì suối đã chết nên cạn, không có tên. Còn người chết, có còn tên không anh?
Anh đáp:
- Cọp chết để da. Người ta chết để tiếng.
Các vị anh hùng, tên tuổi bao giờ cũng được lưu danh lại cho hậu thế.
 
Ký ức tuy đã mờ nhạt bóng mây, nhưng đã ghi dấu muôn vàn kỷ niệm đẹp, đáng yêu, đáng nhớ, dễ gì quên.
Em cũng sẽ không bao giờ quên tên  Hoàng Tuấn, dù thật sự anh đã chết rồi!
 
Em nhìn mông lung.  Anh đắm đuối thả hồn mình đi lạc, để bàn tay khe khẽ nâng niu mái tóc mềm, xõa trên vai, chải xuôi, bay phớt nhẹ trên gò má em.
Bầu trời lấp lánh ánh sao rừng. Anh ngồi lặng thinh như pho tượng. Ảo giác chập chùng, oà vỡ… cuốn hút hồn em.
 
CHƯƠNG  HAI MƯƠI MỐT
 
Em Sẽ Về
                                                                               
Tuấn ơi! Em sẽ về tìm lại mây ngàn, gió núi, nghe lại âm vang của núi rừng, biết đâu trong âm thanh huyền hoặc đó sẽ có tiếng thì thầm, con tim em thổn thức, dội lại từ những vách đá cheo leo, thơ mộng.  Tiếng anh réo gọi tên em, khi nắng chiều hanh vàng trải nhẹ, xuống rừng thông, làm xáo động cả một vùng trời mây nước.
Những lần đi chơi, dọc theo dòng suối, tiếng em hát nho nhỏ, ngân dài trong một khoảnh khắc, sóng nước lăn tăn, vỗ trên những mỏm đá cuối ghềnh.  Tiếng em hát, ngày tháng thật lênh đenh! 
Hồn anh chìm trong tiếng hát ngọt lịm, đê mê, lắng sâu, thật thấp với ảo giác dị thường.
 
Đà Lạt mây trời lộng nắng, trăng khuya vằng vặc.  Âm thanh trìu mến của em vang vọng, nghe lồng lộng với mưa rừng, vẫn còn lảng vảng dật dờ đâu đó, trên cỏ cây, mà em cần nghe lại, thấy lại, giữ mãi trong tiềm thức.  Nhắm mắt lại, những hình ảnh thân thương vẫn còn nguyên vẹn trong mi mắt của đời mình.
Trong âm vang đó, em sẽ nhận ra được tiếng ai đang ghé tai, thỏ thẻ bên nhau, với tất cả tiếng đời trong đó : “Hạ Hạ, tôi … yêu … em!”
 
Em sẽ về thăm lại đồi thông xưa, chờ nắng lên cao, tỏa màu tươi thắm hay là Màu Mắt Hun Hút Của Anh, để anh được hong tóc em, khi nắng chiều tìm về, hôn nhẹ trên nụ hồng của môi em, mà nhan sắc em đang trong tuổi gọi mời …
 
Em sẽ về thăm lại Thủy Tạ Xưa, để nhìn lại những ngọn đồi thoai thoải, quay mặt đứng nhìn ra rừng xanh biếc, với vài con chim bắt cá đang bay lượn là đa trên sóng nước bạt ngàn.
 
Em sẽ về Sân Cù xa xưa, để những đêm thao thức không ngủ.  Em rủ anh, mình đi vòng vòng, dọc theo con lạch nhỏ để nghe tiếng thì thầm của những chiếc lá, như lời tự tình của anh bên tai em ngày nào, còn vang vọng, dật dờ đâu đó hay không?
 
Tuấn ơi! Rồi em cũng sẽ về thăm lại Đỉnh Sương Mù thơ mộmg. Nơi đây, cũng đã từng ghi dấu kỷ niệm của chúng mình, bao lần hẹn hò khi lần đầu mình mới quen nhau, trao nhau ánh mắt nồng nàn, rạo rực, mình siết tay nhau nhè nhẹ, tìm nhau nụ hôn còn bỡ ngỡ, mà khi xa nhau, âm hưởng bao giờ cũng được vùi sâu, trong tâm tưởng của hai đứa.
Em ước mong cuối cuộc đời, xin một lần được về Suối Mộng.  Em sẽ chỉ lặng thinh đứng nhìn, để nhớ lại chuỗi ngày qua, với lòng tiếc nuối về những kỷ niệm êm đềm xa xưa.
 
*******
  Anh sẽ cố gom hết những hình ảnh thân thương, còn xót lại trong trí nhớ, để tô đậm những hình bóng đó bằng màu mắt anh, cho khó quên, để chúng sẽ sống mãi trong ký ức, thấm sâu trong võng mạc, tụ lại thành những lăng kính, để khỏi bị nhạt nhòa.
 
Em sẽ về, để mình còn có dịp ngồi trên chiếc ca-nô nhỏ, xuôi theo bờ hồ trong xanh, bên quán cà phê Thủy Tạ. Dưới ánh trăng, con thuyền lờ đờ trôi theo bờ cỏ dại, chen giữa những hàng lá thấp chi chít, rũ lá rợp trời, trên đường anh đưa em bơi thuyền dưới trăng.
 
Em sẽ rủ anh về thăm Mẹ, để anh được gục đầu bên giường Mẹ, hay anh phải đứng bên bàn thờ, buồn cho tháng ngày qua, mà mắt Mẹ vẫn còn nhòa lệ, vì đứa con đi chơi xa nơi xứ lạ quê người, chưa tìm về thăm Mẹ.
 
Cũng có thể em sẽ rủ, hai đứa mình băng ngàn, vượt núi, leo theo những dốc đá chênh vênh, để truy tầm mộ ba anh. Hay em sẽ chỉ lặng thinh, không cất lên được một lời, nghẹn ngào vì những ngôi mộ gầy, có mộ của Giáo Sư Minh, Khoa Trưởng Khoa Triết Học của Viện Đại Học Đà Lạt, nằm dọc theo triền núi, nay đã bị cày xới lên, vì những cơn mưa, lũ lụt tràn về!
 
Em sẽ về căn nhà xưa, để được quỳ bên gối em, thỏ thẻ kể cho Mẹ em nghe, cuộc đời gian truân của một kẻ lưu lạc xứ người và nghe tiếng Mẹ tức tưởi thở dài.
 
Hay em sẽ phải  trở về Mai Liên, xã Hòa Phong, trại tù A.30,  tìm mộ anh, trên những cánh đồng Mai Liên, nằm xác xơ, trơ vơ bên thân cây gầy trơ trụi giữa cánh đồng hiu quạnh, để em sẽ chỉ lặng thinh đứng nhìn, với những giọt lệ tuôn trào, thầm hỏi có lẽ nào mộ anh đó sao!
 
Hay em sẽ phải đi cùng anh, qua dốc cầu gỗ, anh dìu em bước từng bực cấp một, trèo lên Chùa Linh Sơn, để em tìm từng lọ hỏa thiêu … chứa đựng một chút hương tàn, xương cốt của Mẹ đã trở thành tro bụi. 
 
Anh ơi!
Cui cùng, em chỉ xin được một lần nữa, quỳ khóc bên mộ anh.
 
Tôi giật mình thức dậy. Giấc mơ hãi hùng dần dần tan biến để lại trong tôi nỗi nhớ thương vô vàn.
Tôi quyết định trở về Việt Nam, để thăm mộ anh, người yêu lần đầu cũng là lần cuối suốt cuộc đời tôi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CHƯƠNG  HAI MƯƠI BA
 
Mẹ Ơi!
 
Năm 1990, tôi từ Mỹ trở về Viêt Nam vì nghe tin Mẹ tôi bệnh nặng.
Sau đó, dù thuốc men rất đầy đủ nhưng Mẽ tôi cũng đã qua đời vì tuổi già, sức yếu.
 
 
Ở Đà Lạt, Mẹ tôi không có bà con quyến thuộc vì theo lời Mẹ kể: "Mẹ tôi cũng tứ cố vô thân, thương ba tôi là một người lính trận từ Sông Bé, và mẹ theo ba về Sài Gòn. Lúc tôi vừa tròn ba tuổi, cha tôi tử trận và mẹ tôi ở vậy, nuôi tôi thành người khôn lớn."
 
Vào những năm đầu tiên, tôi liên lạc được với mẹ, tôi cũng đã tha thiết với mẹ, để tôi bảo lãnh bà qua Mỹ đoàn tụ với tôi nhưng mẹ đã không muốn vì bà nói nước Mỹ là nơi xa lạ, không thích hợp với bà...
 
*Ngày Mẹ tôi chết và được đưa đến nơi an nghỉ cuối đời, không có một người thân tiễn đưa. Cũng không có mặt anh Tuấn và nhất là không có một cháu nội ngoại nào bên quan tài Mẹ. Chỉ có chú Tám người láng giềng tốt bụng, đánh xe bò chở quan tài.
Tôi sụt sùi lê bước cùng con chó trung thành với chủ, lẽo đẽo ngậm ngùi theo sau …

- Thế cũng đã hạnh phúc lắm rồi! Mẹ ơi.

Dù sao em cũng còn có con, có chú Tám, có con chó đưa tiễn. Có tiếng khóc sụt sùi.


Còn Ba anh Tiấn, không có một ai tiễn đưa! Chỉ có họng súng vói lòng căm thù ngút ngàn trời sao, của kẻ thù.

Ngày đưa tiễn Mẹ, 
 đến nơi an nghỉ cuối cùng, không có nhiều tiếng khóc, chỉ có con gái của mẹ nức nở sụt sùi, đi theo đằng sau chiếc xe bò, lọc cọc chở quan tài, để tiễn đưa Mẹ, và cũng chính là để đẩy đưa đời con gái của Mẹ vào chốn quạnh hiu.
 
 
 
CHƯƠNG HAI MƯƠI BA
 
PHU NHÂN - Mẹ Anh TUẤN
 
Chôn cất Mẹ xong, tôi trở lại Sài Gòn, để tìm Phu Nhân, mẹ anh Tuấn.
Tôi mong muốn tặng bà căn nhà để bà nương dựa nhưng bà không nhận.
Sau đó, tôi tặng cho chú Tám, người láng giềng tốt bụng, thường săn sóc, giúp đỡ mẹ tôi trong lúc mẹ tôi bệnh hoạn.



Đến Sài Gòn, tôi định tìm căn nhà cũ khi xưa ... để thăm bà.
Nhưng trước đó, mẹ tôi đã báo cho tôi biết, bà đã bị chính quyền địa phương di dời về một thôn xóm đìu hiu khác của một vùng ngoại ô thuộc  quận Hốc Môn. 
Khó khăn, vất vả lắm, tôi mới tìm gặp được mẹ của anh Tuấn. Tôi phải đi men theo mấy bờ ruộng khô vừa gặt xong, do một em bé trai, chăn trâu dẫn đường.


Một túp lều tranh thấp lè tè, nằm xiêu vẹo dưới gốc cây trứng cá, lá cành tơi tả sau trận bão cuối tháng mười. Đó là nơi tá túc của mẹ anh Tuấn, người đàn bà đau khổ, mất chồng, mất con, sống điên dại như một người không cửa không nhà, dưới chế độ ngược đãi của những người tự hào vì chính mình vừa giành được độc lập, tự do, hạnh phúc cho mhân dân!

Khi tôi bước vào chiếc lều sùm sụp, gần như chỉ chờ một cơn gió nhẹ thổi qua, túp lều sẽ cuốn theo chiều gió. Tôi đứng ngẩn ngơ, trong túp lều lẹp xẹp
bên đường,   lòng ngậm ngùi ngấn lệ.
 
Mẹ anh Tuấn, chỉ cách đây không lâu, tôi thường gọi bà là Phu Nhân vì bà là giáo sư thanh nhạc, tại Viện Âm Nhạc Sài Gòn, Chồng bà Tiến Sĩ Triết Học tại Viện Đại Học Đà Lạt và con trai bà là người yêu của tôi, Tiến Sĩ Hóa Học, phục vụ tại Nguyên Tử Lực Đà Lạt.
 
Bà ngồi bất động như một pho tượng. Bà ngẩng mặt nhìn tôi trong giây lát, với cặp mắt lờ đờ, không hồn, rồi gục đầu xuống, như không cần biết sự hiện diện của tôi trước mặt bà.
Tôi vội lên tiếng: -Thưa Bác, … con … đây nè!”


Tôi vẫn thấy bà ngồi bất động, dường như bà cũng không cần quan tâm đến những gì đã xảy ra. Tôi định tiến lại gần bà hơn, nhưng tôi dừng lại vì không biết bà có còn tĩnh trí hay không?

Tôi nhìn lên một gốc tre
mốc xì, dùng làm cột, chống chiếc lều cho khỏi ngã. Trên đó có treo hai
tấm hình. Bên trên là di ảnh của Giáo sư Nguyễn Hoàng Minh, chồng bà. Ông mặc lễ phục khi tốt nghiệp Tuến Sĩ. Trông Ông rất phong độ.
Phía dưới là di ảnh của anh Nguyễn Hoàng Tuấn, con trai bà và là người yêu của tôi..
Trong di ảnh, anh đang cười.  Cả hai di ảnh đều lổ đổ, úa màu vàng.
Tôi nhìn di ảnh anh, dường như chàng đang khóc. Tôi đưa ngón tay út lau mi mắt chàng.

Mot con bướm trắng, từ mé  rừng bay ra, đậu nhẹ lên di ảnh của anh. Cánh bướm xòe ra, như thể ngón tay út thon tròn của chàng cong lại, như thuở xưa,  mỗi lần hai đứa chúng tôi, hò hẹn điều gì...
Bất giác tôi thì thầm: - Nguyễn Hoàng Tuấn! Sao anh chết?  
 
Ngoài đồng gió lạnh thổi vào.
Căn lều dựng tạm của bà nằm bơ vơ...
Một chập lâu sau, bà nhìn lên. Mắt bà có vẻ khác hơn lúc ban đầu. Bà chăm chú nhìn tôi.
Bỗng chốc, tôi thấy môi bà lắp bắp, dường như bà muốn hỏi tôi điều gì đó. Tôi tiến lại gần bà hơn.
- Thưa Bác, con đây nè! Hạ Hạ đây này! Bác không nhận ra con hay sao?

Thấy bà gật đầu. Tôi biết bà không đến nỗi điên dại như em bé chăn trâu kể cho tôi nghe. Đêm đêm lẫn trong tiếng gió, người ta nghe tiếng bà khóc, kêu gào, thảm thiết, đòi xác chồng… xác con!


Tôi biết đó chỉ là trạng thái thất vọng của một phụ nữ bị ngược đãi, do một chế độ luôn gieo rắc hận thù.
Tôi hỏi bà: -Sao Bác lại ở trong một chiếc lều xuệch xoạc như thế này?
Bà đáp: - Bão đã cuốn mất căn nhà trên. Bác không có tiền để dựng lại, nên đanh che tạm như vậy để ở. 

Tôi nghẹn ngào: - Chính quyền không giúp đỡ gì cho Bác hay sao?

- Có chứ! Nhưng họ chỉ cứu hộ một vài chục tấm tranh với vài cây tre.

Bà vừa mếu máo vừa đưa tay chỉ cho tôi.
 
Ngoài sân ngổn ngang một đống đổ nát... vung vãi nằm ngổn ngang đây đó...
Bà nói tiếp:
 
-  Chừng bao nhiêu thứ ấy, làm sao dựng lại … cơ ngơi được con!
Tôi cũng không biết phải làm những gì, để an ủi bà.
 
Bản thân Mẹ tôi từ sau ngày 30 tháng 4, đến giờ cũng phải sống lang thang, không có công ăn việc làm, ngay trên quê hương của mình.

Cuối cùng, trước khi rủ bà xin phép đi thăm mộ anh Tuấn. Tôi trình bày với bà: 
- Bác ơi! Con biết có một chương trình tái định cư tại Mỹ, cho những người vợ của tù nhân chính trị, có chồng chết trong trại tù. Sao Bác không nộp đơn xin đi Mỹ theo diện đó!

Ánh mắt bà rực sáng với những tia hy vọng cuối đời. Nhưng sau đó, bà cương quyết nói với tôi:

- Bác rất cám ơn, những ai đã nghĩ ra chương trình nhân đạo như thế. Song riêng phần bác, bác phải ở lại đây, không đi đâu nữa.

Bà tha thiết: - Ở đây cây cối bạt ngàn, mỗi một gốc cây là linh hồn của anh ấy còn vương vấn, làm sao bác đành bỏ rừng núi, quê hương, để ra đi một mình. Vả lại, ở đây còn có mộ của Tuấn nữa con ạ.


Lúc bấy giờ, tôi mới biết, bà không thể nào bỏ nơi đây mà đi. Rừng núi, thôn xóm, mồ mả, mãi mãi vẫn là niềm an ủi của bà. Bà không thể sống ở một nơi nào xa nơi đây.
Tôi đề nghị với bà, một lần nữa về việc đi thăm mộ anh Tuấn nhưng bà đã từ chối vì sức khoẻ.

Tôi xin địa chỉ, để sau này dễ liên lạc và giúp đỡ bà.

Sau đó, từ giã bà, tôi thuê xe đi Phú Yên, đến nơi an nghỉ của anh Tuấn, để viếng mộ chàng lần cuối.
 
 
 
CHƯƠNG HAI MƯƠI  BỐN
 
Mộ Tù Nhân Chính Trị Bị Thất Lạc
 
Đến Hòa Phong, tôi được dân chúng đang sống trong vùng này cho tôi biết.
Trại A.30 giam giữ tù nhân chính trị, đã chính thức giải tán từ năm 1984 rồi.
Các tù nhân chính trị chưa được ra trại, đã bị di chuyển về trại giam Long Khánh.
 
 
Tối hôm ấy tôi ở lại nhà Thu-Hà, cô con gái của một tù nhân chính trị, có cha cũng bị chết trong trại tù A.30.
Nàng kể cho  tôi nghe điều nàng mơ ước: 
- Em ước mong mai sau, em sẽ truy tầm được mộ cha, đã bị vùi sâu trong rừng thẳm. Em đem hài cốt của cha về quê Nội, Thành Phố Biển, nơi mà gia đinh em đều sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thân yêu này.


Nghe đến đây sao lòng tôi buồn hiu hắt. Nhớ Mẹ hiền, nhớ mgười mình yêu, nhớ bạn bè và nhớ cả một quê hương ngục tù! 


Tôi hỏi  - Em đi thăm mộ ba mấy lần rồi?
Thu-Hà thở dài, ánh mắt nàng nhìn về cánh rừng xa xa, sâu thăm thẳm, dường như
  muốn moi trí nhớ, vị trí ngôi mộ của ba nàng.
 
Một lúc lâu sau,  nàng nghẹn ngào, khóc nức nở, Thu Hà nói với tôi từng tiếng một, nước mắt lưng tròng: 
- Em chưa một lần viếng mộ Ba em!

Tôi ngạc nhiên hỏi: -Sao vậy? 

Nàng đáp: - Ba em đã chết! Nhưng mãi đến hơn ba năm sau, gia đinh mới nhận được Giấy Báo Tử. 

Nàng vừa nói vừa khóc hậm hực: 

- Khi được hung tin, Mẹ và em đã vội vàng đến trại A.30, để xin được thăm mộ Ba. Gia đình em muốn biết mộ Ba chôn ở nơi nào, nhưng họ đã từ chối với những lý do rất mơ hồ!

Cán bộ này thì bảo: - Vì lý do an ninh!’ Người cán bộ khác thì dẫn giải: - Chưa được lệnh của lãnh đạo trên! Khi nào được lệnh, chúng tôi sẽ tranh thủ, khẩn trương, thông báo đến gia đình. 


Thế là Mẹ và em đành uất ức ra về, mãi đến bây giờ em cũng không biết mộ Ba em đã chôn ở đâu?!

Theo tôi hiểu, nhân chính trị, cùng đội với ba nàng, người nào đã được chỉ định chôn ba Thu-Hà, làm sao họ còn có thể nhớ, đã chôn ba nàng ở đâu?


Vào dạo đó, anh em tù nhân chính trị bị bệnh nặng, trại không có thuốc men để điều trị, và khi chết, xác thân trần trụi, hoặc may mắn lắm thì thi hài được gói trong manh chiếu rách, rồi vội vàng chôn ở ven một triền núi hoang vắng nào đó, trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt, với họng súng đen ngòm, đang chĩa thẳng vào lưng, hối thúc, thì có anh em nào còn dám bộc bạch tâm tư thầm kín, nên phải vội vàng 
 chôn cho xong bạn bè mình vừa nằm xuống.

Hơn thế nữa, anh em tù nhân được chỉ định khiêng xác bạn mình đi chôn, họ không được đánh dấu vị trí chôn người bạn xấu số, thì không có cách nào nhớ được mồ mả đã chôn ở nơi nào, với ruộng đồng, núi rừng rộng bao la …bát ngát.


Cũng có khi người tù đã khiêng xác ba nàng, nay đã được thả về địa phương, thì còn ai mà biết … cái mả lạn, mồ hoang đó, bây giờ đang nằm ở đâu!


Thu Hà định giải thích cặn kẽ, ngọn ngành như thế cho tôi hiểu.
Tôi không muốn hỏi gì thêm nữa, để làm nàng buồn khổ thêm.
Thật sự trong giây phút này, tôi chỉ mơ ước được quỳ lạy bên mộ Hoàng Tuấn.


Bất giác Thu-Hà nói với tôi:

- Hồi đó, Má em cũng có xin phép họ, cho gặp những anh em đã đào huyệt chôn xác Ba em, nhưng Bộ Chỉ Huy Trại cũng đã giải thích:
- Những người đó học tập cải tạo tốt, nên được Đảng và Nhà Nước khoan hồng, cho về sum hợp với nhân dân và gia đinh rồi.

Má em cũng cố hỏi: 

- Những anh em này được thả về nay ở đâu? Trại có thể cho biết nơi cư ngụ của họ, để Má em nhờ các anh chỉ giùm mộ của Ba em. Nhưng trại cũng đã từ chối:

- Vì lý do an ninh bản thân của những người cải tạo tốt, chúng tôi không được phép tiết lộ.


Thế là mẹ và em chỉ còn biết ngồi nhà để ngong ngóng mộ ba em. Nhưng chỉ vài năm sau, Trại A.30 giải tán. 
 Thế là mồ của Ba em và các tù nhân chính trị khác bị thất lạc, chìm sâu trong các cánh đồng trùng trùng điệp điệp…

Tôi lặng người không nói lên được một lời an ủi nào với nàng.
 
Thu Hà nhìn về những cánh rừng sâu, kể cho tôi nghe, nước mắt chảy dài trên má. 
Lòng tôi thấy xót xa, tội nghiệp cho nàng.

Vậy là điều mơ ước nho nhỏ như thế đó của nàng, cũng không bao giờ thực hiện được; bởi những cánh rừng đó bây giờ đã bị cày nát ra, phân chia từng lô nhỏ, để trồng mì hoặc làm nhà cho các anh hùng diệt Mỹ với các chị du kích gái, tay bồng con, tay vạch vú cho con bú, tay kia dùng súng trường, bắn hạ pháo đài bay B.52 của Đế Quốc Mỹ, rơi ngay cửa mình
…Tôi thấy Thu-Hà dùng ngón tay, nắn nót viết tên ba nàng. Tôi đọc …”
Tôi nghĩ:
... Ba Thu-Hà, ông là người lính trận. Rừng núi, thác ghềnh là những nơi anh đã từng đến. Nay hãy để cho hồn anh yên nghỉ với núi rừng bạt ngàn, có suối, có trăng rừng, cũng là một điều an ủi cho hương linh của người lính trận.
 
Thất vọng, tôi trở về Đà Lạt thăm  lại mộ Mẹ lần cuối.
Nhân dịp này, tôi đến tìm thăm chị Loan, vợ anh Nguyễn Văn Bảo.
 
Anh Bảo cho tôi biết, chị Loan đã vượt biên, hiện đang ở Phi, chờ xin quy chế tị nạn.
Nếu chị Loan được định cư tại một Đệ Tam Quốc Gia nào đó, chị sẽ bảo lãnh anh để đoàn tụ gia đình.
 
 
 
CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂM
 
Viếng Mộ Anh TUẤN
 
May mắn cho tôi, khi kể chuyện về cảnh tù đày, anh nói cho tôi rõ, anh là một trong hai tù nhan chính trị đã khiêng chôn anh Nguyễn Hoàng Tuấn, trên một gò đất, có một gò mối to, trong cánh đồng Mai Liên, mà hồi đó đội Nông Nghiệp của A.30, bị giam giữ tại đó!
 
Tôi nhờ anh Nguyễn Văn Bảo, hướng dẫn tôi đi thăm mộ anh Tuấn.
 
Hai ngày sau, tôi thuê xe du lịch, ngược về Hòa Phong.
Cùng đi với tôi có chú Tám, người láng giềng tốt bụng của Mẹ tôi và trong chuyến đi đó lẽ dĩ nhiên phải có anh Bảo để hướng dẫn chỉ mộ của anh Tuấn.
 
Mộ anh nằm bên cạnh một ngôi mộ xa lạ nào đó, trên một bờ ruộng, đầy cỏ hoang, có vài cây hoa dại màu tím. Ngôi mộ nằm chênh vênh, nhìn xuống một khu rừng, mà gần như nửa đời tù tội của chàng, phải sống bơ vơ ở đây, vừa cô đơn vừa trống trải như một tình khúc buồn hiu.

Khi nhìn mộ chàng, nước mắt tôi ràn rụa, ngậm ngùi.

Tôi ngồi lặng thinh như pho tượng trước mộ anh, nhớ lại dáng dấp của chàng trong những ngày hai đứa thong dong dọc theo dòng suối cạn. Chúng tôi tung tăng khắp nơi trong thung lũng có đàn cò trắng nô đùa bên kia bờ suối khô. 


Chúng tôi đi dọc theo lưng đồi, có tiếng reo của một dòng suối nhỏ. Có tiếng hót của đôi chim chích choè. Bên kia con suối cạn là thung lũng rộng mênh mông. Mộ anh đang an nghỉ, nằm trên một mảnh đất khá bằng phẳng nhưng sao tôi ngỡ như mình đang vất vả bước xuống chân đồi.
 
Ra về, lòng tôi ngậm ngùi thương nhớ.

Định cư tại Hoa Kỳ, 15 năm sau, tôi dành dụm đem tiền về để giúp mẹ anh Tuấn cất lại một căn nhà bằng gạch và xây lại mộ anh Tuấn bằng xi-măng. Mộ bia được dựng lại bằng đá hoa có màu cẩm thạch. Chung quanh mộ, tôi cũng có trồng hoa tím, trước mộ anh,
  như lời hứa của tôi.
Tôi rất hài lòng vì đã thực hiện được những điều mà tôi đã hứa với anh Tuấn.
 
Duy Xuyên
Tacoma
Viết xong ngày 5 tháng 6 năm 2017.
(Kỷ Niệm Sinh Nhật lần thứ 85)